Tổng hợp kiến thức về DẦU KHÍ VÀ NĂNG LƯỢNG

, , ,

Với góc độ trader, mình ưa thích nhóm cổ phiếu chứng khoán và bất động sản vì tính thanh khoản cao cộng với biên độ phù hợp với khẩu vị rủi ro của bản thân.
Khi tư vấn cho nhà đầu tư nắm giữ trung và dài hạn, mình lại hướng đến những doanh nghiệp lớn sản xuất hàng hoá, cung cấp dịch vụ thiết yếu hoặc đơn giản và chắc ăn nhất là nhóm ngân hàng.
Thông thường các trader sẽ có một nhóm các cổ phiếu quen thuộc, mạnh hơn thị trường chung, có câu chuyện đầu tư đặc biệt và hạn chế mua mới những cổ phiếu chưa biết rõ, chưa mua bao giờ. Thì đối với mình nhóm cổ phiếu mà mình hạn chế tham gia là nhóm DẦU KHÍ VÀ NĂNG LƯỢNG.
Điều này không có nghĩa là nhóm dầu khí năng lượng không hấp dẫn.
Dầu khí là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, chi phối rất nhiều lĩnh vực khác và những cổ phiếu trong ngành có sự liên quan mật thiết với nhau tạo thành một chuỗi giá trị hoàn chỉnh.
Chủ đề này sẽ bao gồm:

Giới thiệu chung (bối cảnh lịch sử)

Phân loại + bản đồ dầu khí thế giới

Chuỗi giá trị ngành (góp nhặt nhiều nơi :stuck_out_tongue_winking_eye: )

Đặc điểm của từng cổ phiếu

Ước tính lợi nhuận khi đầu tư vào từng cổ phiếu tính từ 2014 (sự kiện giàn khoan HD 981)

Tạm kết và những suy niệm về xu hướng tương lai

Vì nội dung khá cồng kềnh nên sẽ mất một thời gian để viết tạm gọi là đủ ý và sẽ liên tục bổ sung khi có thông tin mới.

5 Likes

Giới thiệu chung về bối cảnh từ bờ Tây sang bờ ta

Cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20, động cơ hơi nước là linh hồn của 2 cuộc cách mạng công nghiệp và sự phát triển thần tốc của chủ nghĩa tư bản. Than đá là nguồn tài nguyên chính trong giai đoạn lịch sử này. Nhờ kiểm soát được nguồn tài nguyên cộng với cuộc cách mạng tư sản diễn ra sớm, nước Anh từ một thuộc địa nhỏ đã vươn lên tầm đế quốc, một đế quốc có mặt trời không bao giờ lặn vì thuộc địa trải khắp từ Tây sang Đông.

Nhưng thế cục xoay chuyển rất nhanh, từ những năm cuối thế kỷ 19, sự tiến bộ trong khai thác dầu thô và sự ra đời của động cơ đốt trong (1876) đã làm thay đổi mãi mãi trật tự thế giới. Dầu mỏ và các chế phẩm liên quan (dầu mazut, dầu diesel, xăng) sử dụng cho động cơ đốt trong trở thành vua của các loại nhiên liệu. Những quốc gia may mắn sở hữu nguồn tài nguyên này giàu lên nhanh chóng và chiếm một vị thế quan trọng trong bàn cờ chính trị.

Động cơ đốt trong giúp thu hẹp diện tích buồng đốt, nâng cao hiệu suất và tốc độ của máy móc. Ý thức được sự tiến bộ của khoa học nhưng không sở hữu lợi thế về tài nguyên, những đế quốc già đã phải ngậm ngùi về sau trong cuộc chiến và nhường lại ngôi vương cho Hoa Kỳ.

Kể từ năm 1971, Mỹ bãi bỏ bản vị vàng, bắt tay với nhà nước Arabia Saudi (trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới) thiết lập bản vị dầu mỏ (petrodollar). Saudi sẽ trở thành đồng minh của Mỹ và Mỹ sẽ cung cấp vũ khí cho Saudi, bảo vệ ngai vàng hoàng tộc nhà Saudi khỏi bị Israel xâm lược, lật đổ (sau chiến tranh 6 ngày năm 1967 thì Israel được coi như một quốc gia đáng gờm trong cuộc chiến Trung Đông).

Đổi lại, Saudi chỉ được thanh toán cho giao dịch dầu mỏ bằng đồng dollar Mỹphải đầu tư tiền dư (thu được từ bán dầu) vào chứng khoán nợ của Mỹ.

Năm 1975, toàn bộ OPEC cũng đều thực hiện 2 điều khoản này để đổi lấy cam kết của Mỹ.
Dầu mỏ, thị trường nguyên liệu lớn nhất, được thanh toán hoàn toàn bằng dollar Mỹ. Nếu muốn mua dầu mỏ, bạn phải có dollar.

Trong giao dịch bán nội tệ mua dollar, chúng ta làm suy yếu đồng tiền (tăng cung ngoại tệ) của mình và củng cố sức mạnh của dollar (tăng cầu dollar).

Cả thế giới cần dầu, vì vậy phải xuất khẩu sang Mỹ để thu được dollar mà mua dầu. Cả thế giới, thông qua việc mua dollar, đã giúp tài trợ cho sự giàu có của Mỹ.

Đó là lý do chúng ta phải thường xuyên theo dõi sự biến động của dollar và giá - sản lượng dầu mỏ. Nó vẫn âm thầm làm ảnh hưởng đến từng góc nhỏ trong đời sống và sự đầu tư của chúng ta.

5 Likes

Viết thêm về dầu wti, dầu brent, dầu đá phiến để ae cùng đọc thôi chị chủ :grinning:

2 Likes

Hay quá, tks bros!

2 Likes

Ngành công nghiệp dầu mỏ chia dầu thô theo khu vực khai thác. Nhìn chung có 2 loại phổ biến hơn cả là WTI và brent.

  • WTI (West Texas Intermediate) dầu mỏ Bắc Mỹ. Dầu WTI nằm trên lục địa, dễ khai thác chi phí vận chuyển cao phải vận chuyển bằng đường ống.

  • Brent crude (dầu thô Biển Bắc nằm giữa UK và Na Uy) ngược lại thì khó khai thác do phải lắp đặt giàn khoan ở giữa đại dương nhưng bù vào đó vận chuyển bằng các tàu chở dầu và lưu trữ trong kho nổi thì dễ dàng và ít tốn chi phí hơn đường ống.

Dầu brent đại diện cho dầu thô ngọt nhẹ có hàm lượng lưu huỳnh thấp → dễ chế biến thành xăng, dầu diesel, được các nhà hoá lọc dầu yêu thích. Dầu mỏ của Việt Nam thuộc loại dầu nhẹ, ngọt. Giá dầu của Việt Nam cũng vì thế mà có giá cao hơn giá dầu của một số nước khác. Dựa vào đặc điểm và phương thức khai thác thì dầu mỏ của Việt Nam cũng coi như là dầu brent.

Ngoài ra còn có một số loại dầu mỏ khác (tham khảo https://www.capabusiness.com/)

  • Dubai được sử dụng làm chuẩn cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương của dầu mỏ Trung Cận Đông.
  • Tapis (từ Malaysia, được sử dụng làm tham chiếu cho dầu mỏ nhẹ Viễn Đông).
  • Minas (từ Indonesia, được sử dụng làm tham chiếu cho dầu mỏ nặng Viễn Đông).

Giỏ OPEC bao gồm:

  • Arab Light Ả Rập Xê Út
  • Bonny Light Nigeria
  • Fateh Dubai
  • Isthmus México (không OPEC)
  • Minas Indonesia
  • Saharan Blend Algérie
  • Tia Juana Light Venezuela

Trữ lượng và sản lượng dầu mỏ của các nước trên thế giới

Và không thể không kể đến dầu đá phiến. Tuy chưa trở nên phổ biến, chưa được khai thác và sử dụng rộng rãi vì tính chất khó khăn của nó nhưng sự tiến bộ khoa học kỹ thuật biết đâu sẽ thay đổi thế cờ.

Sự khác biệt giữa dầu đá phiến và dầu bình thường

Bản đồ dầu đá phiến

Theo một bài báo đã rất cũ mình nhặt được trên báo Năng lượng thì “trữ lượng dầu khí đá phiến ở các nước châu Á theo cập nhật mới nhất là: Việt Nam (77 TCF, tương đương 2.180 tỷ m3), Malaysia (8,19 TCF, tương đương 232 tỷ m3), Philippines (149,8 TCF, tương đương 4.242 tỷ m3), Indonesia (58,12 TCF, tương đương 1.646 tỷ m3), Hàn Quốc (72,5 TCF, tương đương 2.053 tỷ m3), Lào (51 TCF, tương đương 1.444 tỷ m3)…”

Mỹ, trữ lượng dầu và khí đá phiến chiếm khoảng một phần tư tổng trữ lượng dầu khí. Trung Quốc mặc dù có trữ lượng khí đá phiến nhiều hơn gần gấp đôi Mỹ nhưng hiện nay vẫn chưa tìm ra cách khai thác thế nào cho hiệu quả.

Nhìn vào trữ lượng dầu đá phiến dự báo của Việt Nam và Philippines thì dễ hiểu đường 9 đoạn, giàn khoan HD-981 tấn công vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam năm 2014 cũng nằm trong chiến dịch tìm kiếm và khai thác nguồn năng lượng mới đầy tiềm năng này. Tuy nhiên kết quả như chúng ta đã thấy, câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ và sự tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện nay vẫn chưa theo kịp với nhu cầu của con người.

5 Likes

Hết phần 2. Mình cảm ơn bác @Trade.Hub55 và bác @Cakiem_T568 đã quan tâm topic. Mình sẽ tranh thủ viết xong bài, mong các bác đón đọc và góp ý để mình hoàn thiện hơn.
Cảm ơn và chúc mọi người cuối tuần thật vui vẻ bình an minh triết!!

3 Likes

Special thank to mr @PhiVu :dizzy: :dizzy:

1 Likes

Goodbye bros see u next week

2 Likes

hóng thêm bài!

1 Likes

Viết thêm về vụ giá dầu về gia âm hồi 04/2020 bác ơi. Vụ đó hay :grinning:

2 Likes

image

Thượng nguồn:
PVD và PVS → PVD có mũi khoan còn PVS có đội ngũ lắp đặt. Việc kinh doanh của họ được định đoạt từ trước và doanh thu, lợi nhuận chỉ tăng khi có gì mới (như là điện gió ngoài khơi của PVS 2021) chứ không ảnh hưởng bởi sự lên xuống realtime của giá dầu.
Trung nguồn:
PVT không hẳn là dầu khí mà giống một cổ phiếu vận tải hơn, nhưng nói chung vẫn nằm trong gia đình PVN. Nhóm này sẽ bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, thiên tai thảm hoạ tác động trực tiếp tới 1 giai đoạn kinh doanh chứ cũng không khơi khơi mà tăng giảm theo giá dầu. Có thể khi giá dầu tăng, người ta sẽ dùng tiết kiệm hơn một chút nhưng sự ảnh hưởng đó không thể đo lường rồi quy ra biến động giá cổ phiếu được.
Hạ nguồn:
Nhóm này sẽ bị ảnh hưởng bởi giá dầu. Bởi họ làm thương mại mà, phải nhập khẩu - chế biến - bán ra. Đôi khi nhập thấp nhưng bán ra đúng lúc giá cao thì KQKD sẽ tăng mạnh và ngược lại. Phải xem xét kỹ đầu ra và đầu vào.

2 Likes

Đối với doanh nghiệp thượng nguồn như PVD: khoan thăm dò, sản phẩm khai thác là dầu brent. Tuy nhiên doanh thu, lợi nhuận của PVD đến từ những hợp đồng khoan thăm dò cho một số đối tác ở Đông Nam Á và Algeria hay PVS: dịch vụ lắp đặt giàn khoan, đường ống vận chuyển sản phẩm khai thác. Đối tác là các tập đoàn năng lượng.

🡪 Lĩnh vực lắp đặt và khai thác không nhạy với tác động của hợp đồng tương lai giá dầu brent.

Doanh nghiệp trung nguồn với đại diện là PVT: đội tàu của PVT vận chuyển dầu thô, hoá chất, hàng rời. PVT còn có đường ống vận chuyển khí hoá lỏng. Họ là trung gian giữa doanh nghiệp khai thác và chế biến.

🡪 Chịu ảnh hưởng bởi giá dầu, phí vận tải và tình hình địa chính trị.

Hạ nguồn là những doanh nghiệp chế biến và phân phối sản phẩm đến khách hàng như BSR, PLX. Nhiệm vụ của họ là đảm bảo tiêu thụ, không làm đứt gãy chuỗi cung ứng.

🡪 Bị tác động mạnh bởi giá dầu thế giới và chính sách của nhà nước. Do khâu nhập và xuất không trùng nhau nên có giai đoạn những doanh nghiệp này nhập được dầu giá rẻ và bán ra xăng giá cao nhưng cũng có lúc giá dầu tăng cao mà giá xăng lại vào kỳ điều chỉnh.

Dầu khí là một lĩnh vực thực sự PHỨC TẠP, tính chuyên môn cao nhưng thực tế ít ai dày công nghiên cứu nó thật cẩn thận trước khi trading cổ phiếu. Phần lớn NĐT chỉ phân tích kỹ thuật và giao dịch theo thông tin. Nên đôi khi bạn có năng lực, bạn nắm được thông tin, hiểu được cơ bản doanh nghiệp nhưng bạn chưa hình thành được kỷ luật cảm xúc, bạn chưa hiểu được tâm lý đám đông, chưa biết phân tích dòng tiền thì bạn vẫn không nắm bắt được nhóm cổ phiếu này.

Hình mình vẽ đó :))
→ Vì vậy hãy nắm vững phân tích kỹ thuật, kết hợp với thông tin và đừng cố suy diễn mọi biến động theo chiều hướng chuyên môn phức tạp mà cứ tuân theo quy luật của thị trường.

2 Likes