Tổng hợp phân tích đầu tư cùng Tranh Tím

TCM - CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công

Do nhận thấy triển vọng ngành dệt may yếu hơn, điều chỉnh giảm 4% ước tính lợi nhuận trong 2023 và giảm 13% trong 2024 và 2025.

Cổ phiếu TCM sau khi giảm 7% trong 3 tháng qua, hiện đang giao dịch tại PE dự phóng 1 năm là 29,6 lần, độ lệch chuẩn 0,7 thấp hơn trung bình lịch sử. Công ty đang giao dịch tại PE 2024 là 22,7 lần, so với trung bình các công ty cùng ngành là 12,1 lần.

HSC hạ khuyến nghị xuống Nắm giữ (từ Tăng tỷ trọng) và giảm 14% giá mục tiêu còn 42.200 đồng/cp.

1 Likes

BẢN TIN SÁNG 21.11

THỊ TRƯỜNG CK MỸ PHIÊN HÔM QUA:
Chỉ số kinh tế hàng đầu (LEI) của Conference Board được công bố giảm 0,8% trong tháng 10, cao hơn mức giảm 0,7% được dự đoán bởi các nhà kinh tế do Wall Street Journal khảo sát. Chỉ số đã đi xuống 19 tháng liên tiếp.

TTCK Mỹ duy trì xu hướng khả quan, đặc biệt sau số liệu lạm phát giảm tốc trong tháng 10, đóng cửa DJIA tăng 0,58%.

-Diễn biến giá dầu thế giới:

Kỳ vọng vào khả năng các nước OPEC+ sẽ cân nhắc cắt giảm thêm sản lượng trong cuộc họp cấp Bộ trưởng diễn ra vào đầu tuần tới (ngày 26.11) để hỗ trợ giá dầu trong ngắn hạn. Giá dầu Brent phục hồi hiện tại đang ở mức 82,22 USD/thùng.

TTCK VIỆT NAM PHIÊN HÔM QUA:

TTCK phiên hôm qua áp lực bán ngay đầu phiên giảm về sát mốc 1.085 điểm, VNIndex đã kịp hồi phục nhẹ cuối phiên đóng cửa tại 1.103,66 điểm tăng 2,47 điểm (+0,22%). Thanh khoản khớp lệnh sàn HOSE giảm lại 34% so với mức cao ở phiên trước, về 15,1 nghìn tỷ đồng. Hai nhóm Bất động sản KCN và Chứng khoán là điểm sáng trong phiên khi ghi nhận nhiều mã tăng vượt trội (SZC tăng trần), ngoài ra còn có nhóm Hoá chất, Hóa chất, Ngân hàng, Thép – Tôn mạ, Vật liệu xây dựng, Dầu khí cũng lấy lại sắc xanh về cuối phiên. Ngược lại nhóm Bán lẻ, Thực phẩm đồ uống, Khí đốt, Y tế chưa có sự cải thiện đáng kể.

-Dòng tiền nhà đầu tư:
NĐT NN quay lại mua ròng 466 tỷ đồng do động thái đảo chiều ở chứng chỉ quỹ FUEVFVND, theo sau là SSI và VND. Ngược lại, dẫn đầu GT bán ròng là FUESSVFL, VRE và VNM.

ETF: Phiên 20.11, quỹ Fubon vào ròng trở lại 1,5 triệu CCQ trong khi VFM VNDiamond tiếp tục bị rút ròng 500 nghìn CCQ.

NĐT Tự doanh: Quay lại bán ròng nhẹ 18,75 tỷ đồng như TCB, VPB, VRE.

NĐT Cá nhân: Bán ròng 228,43 tỷ đồng như VPB, EVF

1 Likes

TỔNG HỢP KHUYẾN NGHỊ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

ACV Tổng CT Cảng Hàng không Việt Nam

Dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2023 tăng hêm 12% do doanh thu hàng không và lãi ngoại hối từ việc đánh giá lại nợ vượt kỳ vọng, bị ảnh hưởng một phần bởi dự phòng nợ xấu cao hơn. Tuy nhiên, điều chỉnh cắt giảm dự báo LNST sau lợi ích CĐTS các năm 2024/25 chủ yếu do giả định dự phòng nợ xấu cao hơn.

Dự báo tổng dự phòng nợ xấu là 5,4 nghìn tỷ đồng cho giai đoạn 2023-2025, tương đương 15% tổng lợi nhuận từ HĐKD (EBIT) trong giai đoạn này. Kỳ vọng ACV sẽ thu hồi phần lớn khoản phải thu này trong giai đoạn 2026-2028.

Duy trì dự báo lượng hành khách quốc tế vào các năm 2023/2024/2025 lần lượt là 32 triệu/40 triệu/46 triệu, so với 42 triệu vào năm 2019 - trước đại dịch COVID-19.

Rủi ro: Trích lập dự phòng nợ xấu hoặc vốn XDCB cao hơn dự kiến; kế hoạch mở rộng công suất sân bay chậm hơn dự kiến; lượng hành khách thấp hơn dự kiến.

VCSC khuyến nghị KHẢ QUAN nhưng điều chỉnh giảm 7% giá mục tiêu cho do điều chỉnh giảm 10%/11% dự báo LNST sau lợi ích CĐTS lần lượt cho các năm 2024-2025 (không bao gồm đóng góp từ tài sản hàng không do Nhà nước đầu tư.

NLG: CTCP ĐẦU TƯ NAM LONG

Dự báo kết quả kinh doanh:
Năm 2023: BSC dự báo DTT đạt 4,516 tỷ VND (-1%YoY, -9% so với dự báo cũ) khi điều chỉnh giảm doanh thu xây dựng. LNST-CĐTS được điều chỉnh giảm -12% so với dự báo cũ, đạt 583 tỷ VND (+5%YoY) do tiến độ ghi nhận thoái vốn Paragon chậm hơn dự kiến.

Năm 2024: BSC dự báo DTT và LNST-CĐTS lần lượt đạt 6,811 tỷ VND (+51% YoY) và 819 tỷ VND (+40% YoY) nhờ điểm rơi bàn giao các sản phẩm flora Akari City và sự trở lại của sản phẩm valora Southgate. Biên lợi nhuận gộp giảm còn 33% từ mức 48% chủ yếu do tỷ trọng bàn giao valora năm 2024 thấp hơn 2023.

Luận điểm đầu tư:
Lợi nhuận 2024 ghi nhận tăng trưởng ấn tượng +86% YoY nhờ điểm rơi bàn giao và ghi nhận thoái vốn 25% Paragon Đại Phước.
Sở hữu sự chủ động trong chiến lược triển khai dự án nhờ (1) nền tảng tài chính lành mạnh, (2) danh mục dự án đa dạng.

Rủi ro:
Tiến độ triển khai các phân khu mới của các dự án hiện tại chậm hơn kỳ vọng.
Doanh số mở bán thấp hơn kỳ vọng do khó khăn chung của nền kinh tế.

Cập nhật doanh nghiệp:
KQKD 3Q2023: Doanh thu thuần đạt 357 tỷ VND (-60% YoY, -63% QoQ), giảm mạnh do cấu trúc sản phẩm bàn giao tập trung vào Ehome, với 156 căn Ehome và 12 căn valora tại dự án Southgate. Các chi phí khác không nhiều thay đổi làm cho EBIT âm -48 tỷ trong Q3/2023. Tuy nhiên, (1) Mizuki tiếp tục là một điểm sáng, đóng góp 89 tỷ VND lợi nhuận trong 3Q23 với 228 sản phẩm được bàn giao và (2) ghi nhận khoản chi phí thuế TNDN hoãn lại 81 tỷ VND, qua đó kết thúc 3Q23 với mức LNST-CĐTS đạt 71 tỷ VND (+39% YoY, -69% QoQ).

BSC khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu NLG và giảm giá mục tiêu còn 44,700 VND/ cp (-3.2% so với báo cáo trước, sau khi điều chỉnh giảm giá trị mở bán mới năm 2023 và dời năm cơ sở sang cuối 3Q23.

CTD-CTCP Xây dựng COTECCONS

Dự báo kết quả kinh doanh
Năm 2024 dự báo CTD ghi nhận DTT đạt 17,027 tỷ VND (+152% yoy, +17% so với năm 2022), LNST-CĐTS đạt 236 tỷ VND (+354% yoy, +1,024% so với năm 2022), tương đương EPS fwd = 2,383 VND/CP, P/E fwd = 26x, P/B fwd = 0.7x, dựa trên các giả định sau:

• Doanh thu xây lắp đạt 17,000 tỷ VNĐ (+153% yoy, +17% so với năm 2022);
• Biên lợi nhuận gộp đạt 2.8%, tăng 0.5 điểm % yoy nhờ tăng tỷ trọng mảng xây dựng công nghiệp trong cơ cấu backlog;
• Biên lợi nhuận ròng đạt 1.4%, tăng 0.6 điểm % yoy, nhờ giảm trích lập dự phòng khoản phải thu xuống còn 104 tỷ VNĐ.

Luận điểm đầu tư:
Trong giai đoạn FY2024-FY2026, BSC kỳ vọng lợi nhuận ròng của CTD sẽ tăng trưởng mạnh mẽ với CAGR = 107%, từ mức nền thấp trong giai đoạn 2020-FY2023, nhờ các yếu tố sau: 1. CTD sở hữu lượng backlog có giá trị lớn, đạt 20,000 tỷ VNĐ tính đến hết FY2023 trong bối cảnh thị trường xây dựng dân dụng đang gặp nhiều khó khăn. 2. Biên lợi nhuận gộp dự báo cải thiện lên mức 2.7% vào FY2024 (tăng 0.5 điểm % yoy) và 3.0% vào FY2025 (tăng 0.3 điểm % yoy) nhờ gia tăng tỷ trọng mảng xây dựng công nghiệp trong cơ cấu backlog. 3. Giảm trích lập dự phòng khoản phải thu xuống còn lần lượt 94 tỷ VNĐ và 77 tỷ VNĐ trong FY2024 và FY2025.

Cập nhật doanh nghiệp:
Kết thúc Q1.FY2024, CTD ghi nhận DTT = 4,124 tỷ VNĐ (+32% yoy), LNST-CĐTS = 67 tỷ VNĐ (cùng kỳ ghi nhận lỗ 3.5 tỷ VNĐ), hoàn thành lần lượt 23% và 24% kế hoạch năm, nhờ hoạt động thi công, xây lắp tích cực hơn.

Rủi ro:
Chi phí trích lập dự phòng khoản phải thu có thể tăng cao hơn kế hoạch
Khó khăn của thị trường bất động sản có thể ảnh hưởng đến giá trị backlog kí mới của CTD.

BSC khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu CTD với giá trị hợp lý cho FY2024 là 78,700 VNĐ/CP

BẢN TIN SÁNG 22.11

THỊ TRƯỜNG CK MỸ PHIÊN HÔM QUA:

Biên bản cuộc họp chính sách tháng 11 được công bố đêm qua, nội dung thể hiện đánh giá của FED lạm phát vẫn ở mức cao và cần duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt cho đến khi lạm phát giảm bền vững về mục tiêu 2%. Bên cạnh đó, biên bản cũng không đề cập hay cho thấy tín hiệu nào về khả năng cắt giảm lãi suất trong thời gian tới như thị trường đã kỳ vọng trong thời gian gần đây.

TTCK Mỹ có phiên hạ nhiệt sau giai đoạn hồi phục tích cực. Các chỉ số cùng giảm nhẹ sau phiên giao dịch trầm lắng đóng cửa DJIA -0,18%.

-Diễn biến giá dầu thế giới:

Giá dầu hồi phục phiên thứ 3 liên tiếp với động lực chính vẫn đến từ kỳ vọng vào khả năng cắt giảm sản lượng bổ sung của OPEC+ trong thời gian tới. Giá dầu Brent hiện tại tại 82,47 USD/thùng.

TTCK VIỆT NAM PHIÊN HÔM QUA:

TTCK phiên hôm qua là phiên cổ phiếu khớp ngày 17/11 về nhưng lượng cung không quá lớn duy trì được tà tăng điểm của đầu phiên VNIndex kết phiên tại 1.110,5 điểm, tăng 6,8 điểm (+0,62%). Thanh khoản khớp lệnh sàn HOSE tiếp tục thu hẹp 16% so với phiên trước, về mức thấp kể từ đầu năm là 12,7 nghìn tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu sôi động tăng điểm như nhóm Dầu khí, Tiêu dùng, Xây dựng, Thép – Tôn mạ.

-Dòng tiền nhà đầu tư:
NĐT NN lại bán ròng mạnh 568 tỷ đồng, tập trung tại VPB, VNM. Ngược lại, SSI được mua ròng nhiều nhất.

ETF: Phiên 21.11, hai quỹ VFM VNDiamond và VFM VN30 ghi nhận vào ròng tương ứng 6,3 triệu CCQ và 300 nghìn CCQ.

NĐT Tự doanh: Tiếp tục bán ròng nhẹ 54,19 tỷ đồng như HDB, SSI, VND.

NĐT Cá nhân: Mua ròng 531,16 tỷ đồng như VPB, VNM, MSB.

REE -CTCP Cơ điện lạnh
Hạ dự phóng KQKD do những diễn biến kém tích cực của tình hình thủy văn xảy ra nghiêm trọng hơn. BVSC tiếp tục ưa thích REE vì đây là doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh ổn định, bài bản, sức khỏe tài chính và dòng tiền rất mạnh, đem lại cho Công ty những vị thế đàm phán tốt để có thể tiếp tục mở rộng thông qua các hoạt động M&A và tự đầu tư trong tương lai…
BVSC duy trì khuyến nghị OUTPERFORM cho REE, với mức giá mục tiêu mới 74.700 đồng/cp (tiềm năng tăng giá 29%) từ 75.200 đồng/cp trước đó,

BSR- CTCP Lọc - Hóa dầu Bình Sơn
BSR công bố kết quả kinh doanh Q3/2023 rất tích cực, với lợi nhuận ròng đạt 3.260 tỷ đồng (+581% svck và +143% so với quý trước), cao hơn so với kỳ vọng của chúng tôi. Tuy nhiên, lũy kế 9T2023, lợi nhuận ròng giảm 51,8% svck, hoàn thành 200% kế hoạch năm và 78% dự phóng.

BSR ghi nhận doanh thu Q3/2023 đạt 37.755 tỷ đồng (-4,6% svck) và lợi nhuận ròng đạt 3.260 tỷ đồng (+581% svck và +143% so với quý trước) nhờ hưởng lợi từ tồn kho giá thấp trong xu hướng giá dầu tăng trong quý 3 từ 80,05 USD/thùng lên mức trung bình 94 USD/thùng trong tháng 9/2023. Bên cạnh đó, khoảng cách giữa giá sản phẩm và giá dầu thô (crack spread) cũng tăng tốt trong Q3/2023.

Tuy nhiên, trong quý này, BSR trích lập dự phòng hàng tồn kho 821,7 tỷ đồng để phòng ngừa rủi ro do giá dầu trung bình tháng 9/2023 đã giảm 11% từ mức 94 USD/ thùng xuống còn 84 USD/ thùng đầu tháng 10/2023. Mặc dù rủi ro ảnh hưởng của cuộc chiến Isarel và Hamas lên nguồn cung dầu thô vẫn còn hiện hữu, sản lượng dầu của OPEC và Mỹ gia tăng cùng với những lo ngại về nhu cầu nhiên liệu giảm đã kéo giá dầu giảm mạnh hơn trong tháng 10.

Mặc dù kết quả Q3/2023 khá tích cực nhưng tính chung 9T2023, kết quả kinh doanh của BSR lại sụt giảm, với doanh thu 9T2023 đạt 105.490 tỷ đồng (-16.7% svck) và lợi nhuận ròng đạt 6.232 tỷ đồng (-51,8% svck), lần lượt đạt 73,5% và 78% dự phóng cả năm của chúng tôi. Mức giảm lợi nhuận 9T2023 là do crack spread giảm so với mức cơ sở cao trong 2022 - năm đỉnh lợi nhuận lịch sử của BSR.

Về kế hoạch chuyển sàn niêm yết sang HoSE, hiện tại BSR vẫn đang chờ hướng dẫn cụ thể từ Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước do liên quan đến các khoản nợ quá hạn trên 1 năm của công ty con. Do đó, việc chuyển sàn có thể dời sang 2024.

ACBS tăng dự phóng KQKD năm 2023 và năm 2024 so với dự phóng gần nhất là 6,8% và 6%. Hướng tới năm 2024, chúng tôi dự phóng BSR đạt doanh thu 127.692 tỷ đồng (-11% n/n) và lợi nhuận ròng 7.679 tỷ đồng (-3,3% n/n).

ACBS Giá mục tiêu của cho BSR đến cuối 2024 là 20.500 đồng/cổ phiếu, tương đương tổng tỷ suất lợi nhuận 8,4%.

PAN - CTCP Tập đoàn PAN
PAN Group là tập đoàn hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực Nông nghiệp và Thực phẩm với 3 mảng kinh doanh chính là giống cây trồng và vật tư nông nghiệp, xuất khẩu thủy sản và thực phẩm tiêu dùng. PAN sở hữu mạng lưới phân phối thị trường nội địa rộng khắp với hơn 200 nhà phân phối lớn, bao phủ trên 145.000 điểm bán hàng trên khắp đất nước.

Quý 3/2023, PAN ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt 3.703 tỷ đồng (+3,3% YoY), LNST đạt 193 tỷ đồng (+35,8% YoY) nhờ sự hồi phục của các mảng kinh doanh chính. Lũy kế 9T/2023, PAN ghi nhận doanh thu và LNST lần lượt đạt 9.008 tỷ đồng (-7,7% YoY) và 456 tỷ đồng (-15,4% YoY) do 9T/2022 PAN ghi nhận khoản lợi nhuận 43 tỷ đồng từ giao dịch chuyển nhượng tài sản.

Mảng nông nghiệp: ghi nhận sự tăng trưởng trong 9T/2023 với doanh thu đạt 3.389 tỷ đồng (+0,9% YoY). Điều này do giá gạo tăng mạnh dẫn đến nhu cầu vật tư nông nghiệp bao gồm giống cây trồng và thuốc bảo vệ thực vật tăng. Kỳ vọng doanh thu mảng này sẽ tiếp tục duy trì cao vào 3 tháng cao điểm cuối năm 2023: 1) Giá gạo Việt Nam neo cao do biến đổi khí hậu El Nino và lệnh cẩm xuất khẩu gạo của Ấn Độ. 2) Quý 4 là thời điểm cao điểm của nhu cầu vật tư nông nghiệp.

Mảng thực phẩm: 9T/2023 ghi nhận doanh thu đạt 1.392 tỷ đồng (-2,9% YoY), LNST đạt 55 tỷ đồng (-69,6%) chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng yếu. Tuy nhiên, kỳ vọng Q4/2023 doanh thu và biên lợi nhuận mảng này sẽ được cải thiện: 1) Các dịp lễ Tết cuối năm tạo ra nhu cầu cao trong tiêu dùng bánh kẹo và thực phẩm đóng gói; 2) PAN đã chủ động ký trước hợp đồng nguyên vật liệu đầu vào với giá phù hợp.

Mảng thủy sản: 9T/2023 doanh thu và LNST lần lượt đạt 4.228 tỷ đồng (-14,8%) và 265 tỷ đồng (-9,3%). Doanh thu và lợi nhuận giảm do khó khăn và lạm phát tại các thị trường xuất khẩu chính dẫn đến tiêu dùng giảm, ngoài ra do chi phí đầu vào neo cao dẫn đến giá vốn tăng. Triển vọng phục hồi cuối năm và đầu năm 2024: 1) FMC mở rộng 200 ha vùng nuôi, nâng tổng diện tích lên 525 ha, tập đoàn dự kiến sẽ thả nuôi 100% vùng nuôi mới vào cuối năm 2023; 2) Thị trường xuất khẩu có dấu hiệu tích cực, các đơn hàng trở lại trong quý 3.

Dự phóng và định giá: Năm 2023, MASVNdự phóng doanh thu PAN đạt 13.570 tỷ đồng (-0.6% YoY), lãi ròng đạt 302 tỷ đồng (-19% YoY): 1) Biên lợi nhuận giảm từ 20% xuống còn 19% chủ yếu do giá nguyên vật liệu đầu vào còn ở mức cao; 2) Chi phí lãi vay tăng 77% do nợ ngắn hạn của công ty tăng cao 3) Thu nhập tài chính tăng 52% chủ yếu nhờ các khoản lãi tiền gửi, trái phiếu, lãi cho vay. Chúng tôi ước tính EPS forward 2023 đạt 1.358 đồng/cp, tương ứng mức P/E forward ở mức 14,3 lần.
MASVN đánh giá TÍCH CỰC dành cho PAN: 1) Triển vọng phục hồi xuất khẩu thủy sản Q4/2023 và 2024. 2) Kỳ vọng doanh thu từ các tháng cao điểm mùa vụ cuối năm 2023 và đầu năm 2024.

BẢN TIN SÁNG 23.11

THỊ TRƯỜNG CK MỸ PHIÊN HÔM QUA:

Lợi suất trái phiếu 10 năm đêm qua có lúc giảm về mức thấp nhất 2 tháng tiếp tục tạo động lực cho TTCK Mỹ khởi sắc trở lại trên diện rộng. Đóng cửa, DJIA +0,53%

-Diễn biến giá dầu thế giới:

Giá dầu giảm lại khi các quốc gia OPEC+ quyết định dời cuộc họp chính sách, trong đó có thảo luận về việc ban hành quyết định cắt giảm sản lượng bổ sung, sang ngày 30.11 thay vì ngày 26.11 như dự kiến. Giá dầu Brent hiện tại đang ở mức 80,79 USD/thùng.

TTCK VIỆT NAM PHIÊN HÔM QUA:

VNINDEX phiên giao dịch hôm qua dòng tiền cho thấy hoạt động tích cực hơn với cầu giá thấp đẩy mạnh về cuối phiên giúp thị trường cân bằng trở lại và tránh được phiên điều chỉnh. Vnindex đóng cửa tại 1.113,8 điểm, tăng 3,4 điểm (+0,3%). Thanh khoản khớp lệnh sàn HOSE tăng 37% so với phiên trước, lên hơn 17,3 nghìn tỷ đồng. Đa số nhóm ngàng diễn biến sôi động như Chứng khoán, CNTT, Du lịch giải trí, Hóa chất, Bất động sản, Thép – Tôn mạ, Vận tải biển.

-Dòng tiền nhà đầu tư:

NĐT NN duy trì bán ròng mạnh 713 tỷ đồng, phần lớn tại giao dịch thỏa thuận của VPB, VHM và MWG. Ngược lại, STB mua ròng.

NĐT Tự doanh: Tiếp tục bán ròng nhẹ phiên thứ 3 liên tiếp, bán ròng 33,42 tỷ đồng như DCM, DGC.

NĐT Cá nhân: Mua ròng 652,08 tỷ đồng như VPB, VHM, MWG.

ETF: Chưa ghi nhận thay đổi mới trong phiên 22.11.

SHB: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN- HÀ NỘI
Kết quả kinh doanh. Trong Q3’2023, SHB ghi nhận LNTT đạt 2,425 tỷ đồng (giảm 26% n/n). Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2023, SHB ghi nhận LNTT đạt 8,509 tỷ đồng (giảm 6% n/n), qua đó hoàn thành 80% kế hoạch lợi nhuận năm. Cụ thể, thu nhập lãi thuần đạt 4,241 tỷ đồng (tương đương mức cùng kỳ năm ngoái) trong Q3’2023 và đạt 13,325 tỷ đồng (tăng 13.8% n/n). Mảng kinh doanh ngoại hối ghi nhận mức tăng ấn tượng, đạt 111 tỷ đồng (tăng gấp hơn 4 lần) trong Q3’2023 và đạt 245 tỷ đồng (tăng 120% n/n).
Tăng đầu tư vào công nghệ và ngân hàng số. SHB mới đây đã triển khai ngân hàng số mới SHB SAHA có đầy đủ các tính năng cần thiết và là trợ lý hỗ trợ quản lý tài chính cho khách hàng, đặc biệt là hộ kinh doanh vừa và nhỏ. Do đầu tư lớn vào công nghệ và ngân hàng, chi phí hoạt động của SHB năm nay tăng khá mạnh đạt 1.517 tỷ đồng trong Q3’2023 (tăng 44,9% n/n), luỹ kế 9 tháng đầu năm chi phí tăng 27% n/n. Tuy nhiên phần dự phòng rủi ro tín dụng không tăng nhiều nên lợi nhuận 9T2023 chỉ giảm 6% so với cùng kỳ và thuộc top 6 ngân hàng tư nhân ghi nhận lãi cao nhất.
Tính đến cuối Q3’2023, dư nợ cấp tín dụng của SHB đạt 430.000 tỷ đồng, tăng 10% tính từ đầu năm. Đồng thời, SHB đã phát hành hơn 552 triệu cổ phiếu chia cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 18%, qua đó tăng vốn điều lệ lên 36.194 tỷ đồng, đứng trong Top 4 ngân hàng thương mại tư nhân lớn nhất hệ thống. Ban lãnh đạo ngân hàng cũng đặt mục tiêu chia cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 15%.
MBKE khuyến nghị mở vị thế mua SHB vùng giá hiện tại 11.5; Mục tiêu gần nhất tại 12.9 (+12.2%), dừng lỗ tại 10.7 (-6.9%).

IDC: Tổng công ty IDICO - CTCP
Luận điểm đầu tư: IDC là một trong những nhà phát triển khu công nghiệp lớn nhất Việt Nam, với 631 ha đất cho thuê tại các tỉnh Long An, Bà Rịa Vũng Tàu và Thái Bình. Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng thấp sẽ giúp IDC duy trì tỷ suất lợi nhuận gộp KCN ở mức trên 42% cho đến năm 2026. Tại thời điểm cuối Q3/2023, IDC đã ký 122 ha các hợp đồng MOU và hợp đồng thuê mới. Với lịch thanh toán được đẩy nhanh, dòng tiền vào của IDC sẽ tiếp tục duy trì tích cực. Do đó, chúng tôi cho rằng IDC sẽ duy trì cổ tức bằng tiền mặt ở mức 40% trên mệnh giá cho năm 2024, tương ứng với tỷ suất cổ tức là 8,9%.

Diện tích ký MOU trong 9 tháng đầu năm 2023 tăng 87% so với nửa đầu năm 2023. Các MOU được khách hàng ký trong 9 tháng đầu năm 2023 tương đương 95 ha MOU (trong Q3/2023, MOU là 44 ha), hoàn thành 122% kế hoạch của công ty cho năm 2023. Các khách thuê lớn bao gồm Pepsico (20 ha tại KCN Hữu Thạnh, tỉnh Long An với giá cho thuê là 130 USD/m2/chu kỳ thuê), Hyosung (25 ha tại KCN Phú Mỹ II, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với giá cho thuê là 125 USD/m2/chu kỳ thuê). Các hợp đồng MOU này sẽ được chuyển thành hợp đồng chính thức trong vòng 3-6 tháng tới, phần lớn dự kiến sẽ được ghi nhận trong năm 2024.

Q3/2023 ghi nhận KQKD thấp hơn so với ước tính của chúng tôi do một số hợp đồng cho thuê đất KCN được cấp chứng nhận đầu tư chậm hơn dự kiến. Trong Q3/2023, doanh thu thuần đạt 1,4 nghìn tỷ đồng (giảm 29,7% svck), thấp hơn 14% so với ước tính của chúng tôi, chủ yếu do doanh thu cho thuê KCN giảm 34,9% svck. LNST đạt 194 tỷ đồng, giảm 68% svck.

Trong Q4/2023, chúng tôi ước tính tổng doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 1,8 nghìn tỷ đồng (tăng 48% svck) và 430 nghìn tỷ đồng (tăng 44% svck), do mức nền thấp được thiết lập trong Q4/2022. Trong năm 2024, chúng tôi kỳ vọng doanh thu của IDC là 7,9 nghìn tỷ đồng (tăng 16,4% svck) và LNTT là 2,4 nghìn tỷ đồng (tăng 43% svck).

Tiến độ chuyển nhượng lô đất thương mại tại Khu đô thị mở rộng Phường 6, TP. Tân An, tỉnh Long An. Idico Linco do IDC sở hữu 82% đã ký bán lô đất thương mại rộng 21.870m2 tại Phường 6 khu đô thị mở rộng TP. Tân An cho Công ty TNHH Aeon Việt Nam phát triển trung tâm thương mại trong năm 2022. Tổng giá trị là 437 tỷ đồng, biên lợi nhuận gộp là 80% và Aeon Việt Nam đã thanh toán 153 tỷ đồng tính tại thời điểm cuối Q3/2023. Idico Linco đang làm việc với các cơ quan tỉnh để hoàn tất các thủ tục pháp lý để chuyển nhượng lô đất cho Aeon Việt Nam.

SSI tiếp tục duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu IDC và giá mục tiêu 1 năm lên 53.200 đồng/cp, tương ứng với tiềm năng tăng giá là 9%

1 Likes

GEX - CTCP Tập đoàn GELEX
Thoái vốn khỏi các dự án năng lượng tái tạo có thể mang lại lợi nhuận bất thường trong nửa đầu năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2023, tổng doanh thu và lợi nhuận trước thuế (LNTT) của GEX giảm lần lượt -11,5% và -21,4% svck đạt 21,9 nghìn tỷ đồng và 1,39 nghìn tỷ đồng, do mảng thiết bị điện và vật liệu xây dựng sụt giảm bởi sự trì trệ của thị trường nhà ở. Tuy nhiên, doanh thu và lợi nhuận gộp từ mảng bất động sản, chủ yếu từ mảng KCN thuộc VGC, tăng lần lượt 20% và 64,6% svck đạt 3,7 nghìn tỷ đồng và 1,7 nghìn tỷ đồng (bất chấp mức nền tương đối cao trong 9T2022), nhờ giá cho thuê tăng khoảng 15%-20% svck tại một số KCN và diện tích cho thuê tăng mạnh 26,6%, đạt 157 ha trong 9T2023.

Trong năm 2023, kỳ vọng doanh thu và LNTT lần lượt đạt 31,22 nghìn tỷ đồng (giảm 2,7% svck) và 1,81 nghìn tỷ đồng (tăng 13,2% svck). LNTT dự kiến sẽ vượt 42% kế hoạch thận trọng của công ty cho năm 2023. Khu công nghiệp hiện là mảng đóng góp lợi nhuận lớn nhất cho GEX, sẽ tiếp tục là mảng ghi nhận kết quả hoạt động tốt nhất trong cả năm 2023. Trong năm 2024, kỳ vọng lợi nhuận mảng vật liệu xây dựng và thiết bị điện sẽ phục hồi từ mức thấp của năm 2023, trong khi mảng KCN có khả năng giảm tốc so với mức nền cao được thiết lập trong năm 2023. Lưu ý rằng công ty có thể ghi nhận khoản lợi nhuận bất thường đáng kể tối đa khoảng 1,2 nghìn tỷ đồng trong trường hợp công ty thoái vốn thành công khỏi các dự án năng lượng, hiện tại chúng tôi không đưa vào ước tính lợi nhuận năm 2024.

GELEX đang đẩy mạnh chiến lược hợp tác với các đối tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh doanh hiện tại, bao gồm KCN, bất động sản, năng lượng tái tạo, thiết bị điện, cũng như các lĩnh vực kinh doanh mới (như hợp tác với Fraser và Sembcorp) là nền tảng của chiến lược này.

1 Likes

BẢN TIN SÁNG 24.11

THỊ TRƯỜNG CK MỸ PHIÊN HÔM QUA:

TTCK Mỹ phiên thứ Năm tạm ngưng giao dịch do nghỉ lễ Tạ ơn. Trong ngày cuối tuần, các nhà đầu tư sẽ đón nhận số liệu PMI tháng 11, hiện đang được kỳ vọng ở mức 49.8 đối với chỉ số PMI sản xuất và 50.4 ở PMI dịch vụ.

-Diễn biến giá dầu thế giới:

Thị trường dầu mỏ gần như đi ngang sau triển vọng không chắc chắn về khả năng mở rộng chính sách cắt giảm sản lượng của các quốc gia OPEC+ có thể không nhiều như kỳ vọng khi trì hoãn cuộc họp chính sách sang 30.11. Giá dầu hiện tại đang ở ngưỡng 81,69 USD/thùng.

TTCK VIỆT NAM PHIÊN HÔM QUA:

VNIndex sau 3 phiên tăng, hôm qua thị trường bất ngờ giảm mạnh ở cuối phiên sau phần lớn thời gian giằng co bám sát mốc tham chiếu lùi về dưới ngưỡng 1.100 sau khi tiệm cận kháng cự ngắn hạn 1.118 - 1.120. Đóng cửa thấp nhất trong phiên, tại 1.088,5 điểm, giảm 25,3 điểm (-2,27%).Thanh khoản khớp lệnh sàn HOSE tiếp tục tăng 10% so với phiên trước, đạt 19,1 nghìn tỷ đồng. Tất cả nhóm ngành đều mất điểm, trong đó nhóm Chứng khoán, Bán lẻ, Thép – Tôn mạ, Hóa chất, Vật liệu xây dựng điều chỉnh nhiều nhất. Nhiều mã bất ngờ giảm sàn về cuối phiên như VCI, DIG, DXG, NLG, HSG, SZC, CTD.

-Dòng tiền nhà đầu tư:

NĐT NN bán ròng phiên thứ 3 liên tiếp với GT 450 tỷ đồng, tập trung tại VHM chứng chỉ quỹ FUESSVFL, VPB trong khi mua ròng chủ yếu ở DGC.

NĐT Tự doanh: Quay lại mua ròng nhẹ 13,34 tỷ đồng như EIB, DCM, …

NĐT Cá nhân: Mua ròng 610,47 tỷ đồng như VHM, VPB, VRE…

ETF: Chưa ghi nhận thay đổi mới trong phiên 23.11.

1 Likes

CTR - Tổng CTCP Công trình Viettel

Ước tính 2024-2025 tăng, thay đổi giả định trong mô hình định giá và chuyển cơ sở định giá sang cuối 2024.

Duy trì ước tính lợi nhuận 2023 là 528 tỷ đồng, tăng 19% svck, tương ứng Q4/2023 là 155 tỷ đồng (+25% svck và 10% so với quý trước), trong khi điều chỉnh tăng trưởng 2024/2025 tương ứng là 18%/20%. Triển vọng sau 2025 mạnh mẽ khi triển khai mạng 5G.

Mặc dù giá cổ phiếu tăng gần đây, CTR đang giao dịch tại EV/EBITDA là 8,6 lần (2024) và 8,8 lần (dự phóng 1 năm), số dự phóng 1 năm cao hơn trung bình lịch sử (dữ liệu từ 2021).

HSC duy trì khuyến nghị MUA đối với CTR và tăng 15% giá mục tiêu lên 106.000 đồng/cp (upside 27%)

1 Likes

DXG - CTCP Tập đoàn Đất Xanh
Mức định giá thấp hơn cho mảng môi giới và dự báo tiến độ mở bán dự án Gem Riverside chậm hơn
Dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2023 đạt 174 tỷ đồng (-19% YoY), dẫn dắt bởi việc bàn giao hiện tại tại Opal Skyline (tổng cộng ~1.500 căn; đã bán trước 100%) trong quý 4/2023. Chúng tôi giảm 56% dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2023 vì kỳ vọng rằng việc bàn giao tại Opal Skyline sẽ tiếp tục cho đến năm 2024 (so với dự kiến bàn giao toàn bộ trong nửa cuối năm 2023 trước đây) cũng như dự báo thấp hơn cho mảng môi giới.
Điều chỉnh giảm dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2024 và 2025 lần lượt thêm 16% và 22% xuống còn 371 tỷ đồng (+113% YoY) và 464 tỷ đồng (+25% YoY) do giả định bàn giao chậm hơn cho dự án Gem Sky World – GSW (~4.000 căn thấp tầng; 58% đã bán tính đến cuối quý 3/2023), bên cạnh dự báo thấp hơn cho mảng môi giới.
Tại ĐHCĐ thường niên tháng 5/2023 của DXG, các cổ đông đã thông qua phương án (1) phát hành thêm 101,7 triệu cổ phiếu (16,7% tổng số cổ phiếu đang lưu hành hiện tại) cho cổ đông hiện hữu với giá phát hành dự kiến là 12.000 đồng/cổ phiếu, chủ yếu dùng để trả thuế và chi phí nợ vay cho Hà An (công ty con mà DXG sở hữu 100% vốn và là chủ đầu tư GSW), (2) phát hành riêng lẻ 57 triệu cổ phiếu với giá 15.000 đồng/cổ phiếu (9,3% tổng số cổ phiếu đang lưu hành hiện tại) để tăng tỷ lệ sở hữu tại DXS và (3) phát hành 9 triệu cổ phiếu ESOP.
Yếu tố hỗ trợ: Việc mở bán các dự án mới tại Bình Dương nhanh hơn dự kiến.
Rủi ro: Tiến độ mở bán mới chậm hơn dự kiến; rủi ro pha loãng từ kế hoạch tăng vốn.
VCBS duy trì khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG cho CTCP Tập đoàn Đất Xanh (DXG) nhưng giảm giá mục tiêu thêm 1% còn 20.000 đồng/cổ phiếu.

1 Likes

GAS Tổng Công ty khí Việt Nam - CTCP
Điều chỉnh giảm 5% dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2023-2027 (thay đổi lần lượt -8%/-10%/-9% cho năm 2023/2024/2025) chủ yếu do giả định sản lượng khí giảm, sản lượng khí từ các mỏ khí giá rẻ ở bể Cửu Long thấp hơn và chi phí dự phòng nợ xấu.
Dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2023 sẽ giảm 18% YoY xuống 12,2 nghìn tỷ đồng do dự báo giá khí đầu ra thấp hơn, dựa trên mức giảm 16%/10% YoY của dự báo về giá dầu Brent và giá dầu nhiên liệu trung bình (dầu FO).
Dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2024 sẽ tăng nhẹ 0,5% YoY, dựa trên giả định giá dầu FO đi ngang YoY và sản lượng khí đầu ra cao hơn 0,7% YoY (do 650 triệu mét khối LNG nhập khẩu bù đắp cho sản lượng khí tại các mỏ hiện hữu thấp hơn).
Mặc dù khoản lỗ đáng kể hiện tại của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các khoản thanh toán chậm cho một số nhà máy điện, dòng tiền của GAS vẫn mạnh với dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (CFO) 9 tháng đầu năm 2023 đạt 412 triệu USD (đi ngang YoY), tiền mặt và các khoản đầu tư ngắn hạn đạt 1,6 tỷ USD tính đến cuối tháng 9 năm 2023. Dù tồn tại những lo ngại về giá LNG cao và sự cạnh tranh với giá than, duy trì giả định sản lượng LNG năm 2024 và dự báo mức tăng trưởng sản lượng của GAS sẽ được hỗ trợ bởi việc nhập khẩu LNG, phù hợp với nhu cầu tiêu thụ điện dự kiến tăng 8,4% YoY trong năm tới. Chúng tôi cho rằng GAS sẽ đưa kho cảng LNG Thị Vải - Giai đoạn 1 vào vận hành trong năm 2024, mở rộng kho cảng này với Giai đoạn 2 & 3 và triển khai kho cảng LNG Sơn Mỹ để tăng sản lượng lên 50% trong giai đoạn 2023-2027. Diễn biến này sẽ mang lại tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) EPS 10 năm là 10%.
Rủi ro: Giá dầu Brent, FO, LPG thấp hơn dự kiến; trì hoãn các dự án mới.
VCBS Điều chỉnh giảm giá mục tiêu (TP) cho Tổng Công ty Khí Việt Nam (GAS) thêm 6% xuống còn 88.400 đồng/CP và duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN.

1 Likes

BẢN TIN SÁNG 27.11

TTCK MỸ TUẦN QUA:
TTCK Mỹ vững đà đi lên trong tuần vừa qua, đóng cửa DJIA +1,27% so với tuần trước. Nhờ các dữ liệu vĩ mô củng cố cho kỳ vọng nền kinh tế “hạ cánh mềm” (i) xu hướng hạ nhiệt của lạm phát (ii) lãi suất đang ở đỉnh của chu kỳ thắt chặt lãi suất của FED (iii) tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu chậm lại vừa phải.

Lợi suất trái phiếu 10 năm có hồi phục nhẹ trong phiên thứ Sáu nhưng vẫn ở quanh mức thấp nhất trong 2 tháng.

Tuần 27/11-01/12 sẽ đón nhận khá nhiều thông tin vĩ mô trên TTCK Mỹ. Trong đó, nổi bật và khả năng tác động đến TTCK sẽ bao gồm các sự kiện (i) các bài phát biểu của một loạt quan chức FED bao gồm Chủ tịch Jerome Powell sẽ diễn ra gần như hầu hết các ngày trong tuần (ii) thứ Tư 29/11: số liệu GDP Q3.2023 điều chỉnh, dự kiến ở mức 4,9% không đổi so với ước tính (ii) thứ Năm 30/11: chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE tháng 10).

-Diễn biến giá dầu thế giới:
Dù giảm trong 2 phiên cuối tuần, giá dầu nhìn chung tuần qua gần như đi ngang sau 4 tuần giảm liên tục. Sự chú ý trên thị trường dầu mỏ vẫn hướng đến kỳ vọng OPEC+ sẽ tiếp tục sẽ tiếp tục mở rộng chính sách thắt chặt nguồn cung mặc dù cuộc họp của khối này đã trì hoãn sang ngày 30/11. Giá dầu đang ở mức 80,22 USD/thùng.

TTCK VIỆT NAM TUẦN QUA:
TTCK Việt Nam trải qua tuần giao dịch biến động. Động lực hồi phục suy yếu khiến VNIndex đảo chiều giảm mạnh trong phiên thứ Năm trước khi hồi phục về cuối phiên thứ Sáu và kết tuần tại 1.095,6 điểm, giảm 6 điểm (-0,51%) so với tuần trước.

-Dòng tiền nhà đầu tư:
Khối ngoại nhưng tiếp tục bán ròng tuần thứ 3 liên tiếp, với giá trị -947 tỷ đồng như VPB, VHM, VNM, VRE, MWG và FUESSVFL.

ETF: Dòng tiền cân bằng trở lại, tính chung cả tuần các quỹ ETF bị rút ròng nhẹ -93 tỷ đồng này khi ghi nhận dòng vốn vào quỹ VNDiamond (+117 tỷ đồng) sau 7 tuần liên tục rút vốn, và quỹ KIM Kindex (+95 tỷ đồng). Tuy nhiên, quỹ VNFIN Lead (-126 tỷ đồng) và VanEck (-130 tỷ đồng) tiếp tục chịu áp lực rút vốn.

1 Likes