Hôm qua ngày 10/08, Mỹ đã công chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 tăng 3,2% so với cùng kỳ, thấp hơn dự báo 3,3%. Nếu so sánh với tháng trước, chỉ số này đã tăng 0,2%, phù hợp với ước tính của các chuyên gia. Đây là dấu hiệu cho thấy lạm phát đã hạ nhiệt!
Lạm phát Mỹ, tradingeconomics
CPI lõi, không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng đã tăng 4,7% so với cùng kỳ - thấp hơn dự báo là 4,8% và tăng 0,2% so với tháng 6. Cụ thể từng cấu phần, chi phí nhà ở tăng 0,4% so với tháng trước và tăng 7,7% so với cùng kỳ; giá thực phẩm tăng 0,2% so với tháng 6, giá xe đã qua sử dụng giảm 1,3%, giá năng lượng chỉ tăng 0,1% và giá dịch vụ chăm sóc y tế giảm 0,4%. Trong đó, cục thống kê lao động Mỹ (BLS) cho biết mức tăng của chi phí nhà ở đóng góp tới 90% vào mức tăng của CPI tháng 7.
Có thể thấy, chỉ số lạm phát Mỹ đã hạ nhiệt đáng kể, tuy nhiên vẫn cách khá xa so với con số mục tiêu là 2% của Fed vào cuối năm nay. Mức độ giảm của lạm phát càng dấy lên kỳ vọng Fed sẽ không còn đợt tăng lãi suất nào nữa. Theo công cụ CME, xác suất Fed giữ nguyên lãi suất vào cuộc họp sắp tới là 89%.
CME FedWatch Tool
Trong bối cảnh nền kinh tế lớn nhất thế giới có dấu hiệu hạ nhiệt lạm phát, các quan chức cho biết họ sẽ tùy thuộc vào dữ liệu cụ thể khi cân nhắc đưa ra các quyết định về lãi suất tiếp theo, theo đó đảm bảo cân bằng giữa việc giảm lạm phát và tránh đẩy nền kinh tế vào suy thoái.
Về thị trường chứng khoán, Mỹ hôm qua có phiên xanh nhẹ sau công bố dữ liệu lạm phát tích cực. Cụ thể, Dow Jones (+0.15%), Nasdaq (+0.12%), S&P500 (+0.12%). Trong nước, rủi ro dường như đang tăng cao khi chỉ số đã phá vỡ vùng hỗ trợ ngắn hạn 1230, với đà điều chỉnh của nhóm chứng khoán và ngân hàng. Song, nhóm BĐS vẫn cho thấy biểu hiện “khỏe”. Chiến lược đầu tư hiện tại là tiếp tục nắm giữ vị thế có sẵn bởi thị trường vẫn còn le lói động lượng, và sẵn sàng quản trị rủi ro khi chỉ số phá vỡ mốc quan trọng 1200. Cùng chia sẻ trong chương trình nhận định thị trường của DSC ….