Tổng quan ngành ngân hàng

, , , ,

1. Tăng trưởng tín dụng

Ngay từ đầu năm 2024, ngân hàng nhà nước đã giao hết toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng 15% cho các tổ chức tín dụng.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành nhằm tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp để góp phần hỗ trợ nền kinh tế.

Đồng thời, NHNNVN triển khai chương trình giải pháp tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên, ngành hàng thiết yếu của nền kinh tế; triển khai chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác…

2. Công khai, minh bạch lãi suất cho vay

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tháng 2/2024, NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng báo cáo tình hình công bố lãi suất cho vay bình quân, chênh lệch lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân.

Lãi suất công bố được để ở mức khoảng lãi suất (từ x% đến y%), tránh việc người đọc (ngoài ngành) hiểu sai về thông tin lãi suất (quá cao hoặc quá thấp của một số khoản).

Vậy điều này có bắt buộc? Tất nhiên, NHNN không có chế tài xử phạt nếu ngân hàng không công bố lãi suất cho vay bình quân nhưng người dân, doanh nghiệp… sẽ giám sát và đánh giá vấn đề này.

3. Top ngân hàng lãi tỷ USD năm 2023


Như vậy, trong năm vừa qua, các ngân hàng có vốn Nhà nước đều giữ tốc độ tăng trưởng lợi nhuận 2 con số. Riêng nhóm tư nhân, ngân hàng MB đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng 28%, cao hơn nhiều so với mặt bằng chung.

4. Tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng giảm

Một số ngân hàng vẫn kiểm soát được tín dụng tốt khi tỷ lệ nợ xấu chỉ dưới 1% như VCB, ACB, TCB, BID…
Tóm lại, trong giai đoạn hiện nay nhà đầu tư nên tập trung những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp. Bởi vì nợ xấu thấp thì ngân hàng mới có thể duy trì sự tăng trưởng một cách bền vững. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng cần phân tích thêm câu chuyện riêng của từng ngân hàng để tìm ra được cổ phiếu tiềm năng.

Để nhận thêm những khuyến nghị và tư vấn. NĐT liên hệ: Hiền 0931.634.048