Tổng quan thị trường tuần

I. THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ.

S&P 500 tiệm cận đáy ngắn hạn

S&P 500 nỗ lực hồi phục trong các phiên đầu tuần qua trước khi quay lại với diễn biến thận trọng trong ngày thứ Sáu. Chỉ số đóng cửa phiên cuối tuần quanh vùng 3.639,66 điểm, giảm 2,8% riêng ngày 07.10 tuy nhiên vẫn tăng 1,5% so với thứ Sáu liền trước.

Trong tuần tới, tâm điểm chú ý của thị trường Hoa kỳ là kỳ công bố số liệu CPI (chỉ số giá tiêu dùng) tháng 9 vào tối thứ Năm, bên cạnh đó là số liệu doanh số bán lẻ được công bố vào ngày thứ Sáu. Diễn biến của doanh số bán lẻ là cơ sở để nhà đầu tư định lượng diễn biến của GDP Q3.2022 của Mỹ. Hiện tại Cục dự trữ Liên bang Mỹ đang nhất quán với kế hoạch tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Theo Fed Rate Monitor Tool, thị trường đang dự báo FED sẽ tăng lãi suất thêm 0,75% trong kỳ họp vào tháng 11 tới.

Thị trường hàng hóa

OPEC+ hoàn thành kỳ họp chính sách tháng 10 vào ngày 05/10 vừa qua. Điểm nhấn trong kỳ họp là việc tổ chức này đã thông qua chính sách cắt giảm sản lượng với quy mô 2 triệu thùng/ngày, bắt đầu áp dụng từ tháng 11 tới. Động thái của OPEC+ giúp dầu Brent quay lại với trend Tăng ngắn hạn trong tuần qua. Trong các phiên tới, nhiều khả năng giá dầu sẽ kiểm định mốc kháng cự tâm lý 100 USD.thùng. .

II. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.

Diễn biến chung của thị trường tuần 03 – 07/10.

VN Index biến động mạnh trong ngày thứ Sáu trước ảnh hưởng từ những thông tin xoay quanh nhóm Ngân hàng, qua đó nối dài chuỗi ngày diễn biến thận trọng của chỉ số. Sau khi hình thành vùng đỉnh ngắn hạn quanh ngưỡng 1.285 – 1.300 điểm vào cuối tháng 8, VN Index liên tục điều chỉnh và tiệm cận vùng hỗ trợ 1.025 – 1.000 điểm trong tuần đầu tháng 10.

Thanh khoản bình quân trên HOSE trong tuần qua đạt hơn 12,2 nghìn tỷ đồng/phiên, thấp hơn so với tuần cuối tháng 9 (13,6 nghìn tỷ đồng/phiên). Tuy nhiên phiên cuối tuần ghi nhận thanh khoản đạt gần 17 nghìn tỷ đồng, một phần đến từ lực cầu bắt đáy gia tăng trong phiên chiều thứ 6.

Tổ chức trong nước và nước ngoài bán ròng đáng kể trong tuần qua, trong khi nhóm nhà đầu tư cá nhân trong nước trở thành nhóm “cân lệnh” trong tuần qua với quy mô mua ròng hơn 2,3 nghìn tỷ đồng.

Một điều quan trọng em xin nhắc lại, xu hướng hiện tại của VNIndex là Sideway Down (đi ngang trong xu hướng giảm) - nên việc nắm bắt thời điểm vào thị trường và thời điểm rút lui cũng gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, sự kiên nhẫn vào những thời điểm nhạy cảm trên là yếu tố rất cần thiết và cần rèn luyện trong thời gian tới.

III. CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG

Tiêu điểm: Vạn Thịnh Phát

Ngày 08.10, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng một số lãnh đạo công ty trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát bị khởi tố và bắt tạm giam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, do có hành vi vi phạm trong việc phát hành, mua bán trái phiếu giai đoạn 2018-2019 (thông qua CTCP Tập đoàn Đầu tư An Đông).

Vạn Thịnh Phát (viết tắt: VTP) thành lập năm 1992, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, nhà hàng – khách sạn, v.v. Doanh nghiệp này nổi tiếng với hàng loạt dự án có giá trị lớn nằm tại Hà Nội và TP.HCM. An Đông là công ty thành viên trong nhóm Vạn Thịnh Phát với tỷ lệ nắm giữ trực tiếp từ VTP là 20%. An Đông là pháp nhân liên quan trực tiếp đến sai phạm về phát hành trái phiếu. Doanh nghiệp này hiện đang vận hành các dự án bất động sản như An Đông Plaza – Winsor Hotel, Thuận Kiều Plaza, Elegance Residence,… Giai đoạn 2018 – 2019, doanh nghiệp phát hành 3 lô trái phiếu với giá trị tổng cộng là 25 nghìn tỷ đồng, đáo hạn vào năm 2023 và 2024. Giai đoạn 2018 – 2020, An Đông đã trả lãi hơn 2,8 nghìn tỷ đồng cho 3 lô trái phiếu kể trên. Nằm trong hệ sinh thái của Vạn Thịnh Phát còn có sự xuất hiện của NHTMCP Sài Gòn (SCB) và Chứng khoán Tân Việt (TVSI).

Đánh giá: với thông tin vừa mới công bố, hiệu ứng thận trọng có thể duy trì trong ngắn hạn đối với cổ phiếu thuộc các nhóm ngành liên quan như Bất động sản và Ngân hàng. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội dành cho nhà đầu tư dài hạn có định hướng nắm giữ các cổ phiếu đầu ngành, có sức khỏe tài chính tốt trong 2 lĩnh vực kể trên. Về khả năng thanh toán lãi trái phiếu của nhóm Vạn Thịnh Phát nói chung và An Đông nói riêng, SSI sẽ chờ đợi những thông tin tiếp theo để đánh giá.

Nhận định và Khuyến nghị tuần 10.10 - 14.10

➢ Nhận định:

Trên đồ thị tuần, VN Index hình thành nến đỏ thứ 5 liên tiếp với biên độ mở rộng, đóng cửa quanh vùng 1.035,9 điểm. Trên đồ thị ngày, chỉ số hình thành Gap-down trong phiên 07.10 và hình thành nến rút chân khi tiệm cận vùng hỗ trợ gần 1.025 – 1000 điểm. Khối lượng giao dịch trên HOSE cải thiện mạnh, vừa thể hiện ảnh hưởng của lực cung trong phiên sáng và trạng thái tích cực của lực cầu dò đáy trong phiên chiều.

Về mặt lý thuyết phân tích kỹ thuật, việc chỉ số “rút chân” trong ngày thứ Sáu cho thấy trạng thái hồi phục có thể quay lại vào đầu tuần tới với vùng mục tiêu gần là 1.050 điểm. Tuy nhiên với thông tin về Vạn Thịnh Phát được công bố vào cuối tuần, trạng thái thận trọng có thể quay lại trước khi chỉ số tìm điểm cân bằng. Vùng hỗ trợ quan trọng của VN Index là 1000 điểm.

➢ Hành động:

Giao dịch với tỷ trọng thấp

Đối với nhà đầu tư theo phong cách trading ngắn hạn, việc giao dịch có thể chờ đợi các cổ phiếu hoàn tất các mẫu hình tạo đáy trên đồ thị 1 giờ

Đối với nhà đầu tư theo phong cách mua và nắm giữ dài, việc mua cổ phiếu có thể tiến hành theo phương pháp giải ngân từng phần, ưu tiên nhóm cổ phiếu đầu ngành, sức khỏe tài chính tốt và có P.B <1 (HPG, SSI, MWG, FPT, PNJ…)

Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487