TOP 3 + cộng cổ phiếu bạn nên có trong đời nếu muốn đổi đời

Thứ tự từ cao đến thấp
1 DRH
2- KSB
3- VLB

Top 3 cổ phiếu cần phải có trong đời của nhà đầu tư theo cá nhân nghĩ đó là 3 siêu cổ FA cực tốt, hưởng lợi đầu tư công và có kim bài miễn tử kể cả khủng hoảng dịch bệnh thiên tai, thứ tự xếp từ cao xuống thấp. Hiện 3 cổ này đang chu kỳ đè gom, dự kiến tài khoản x khoảng 40 lần trong vòng 2 năm
1- DRH : siêu cổ sở hữu quỹ đất cả tỷ USD, và các mỏ đá tỷ đô qua sở hữu trực tiếp gián tiếp các công ty KSB, VLB và hàng ngàn ha khu CN
2- KSB vua đá khi thâu tóm xong VLB hưởng lợi chính sách đầu tư công
3- VLB mỏ đá chất lượng to nhất nhiều nhất thời gian khai thác lâu nhất vào sóng kích cầu đầu tư công
Thêm VNP (x 2 tk)

DRH đang và sẽ sở hữu những cỗ máy in tiền khủng nhất mọi thời đại khi hưởng lợi đầu tư công
DRH đang cho vào tầm ngắm một loạt công ty để M&A. Liệu FIC họ có nhắm tới???. Hy vong HĐQT DRH để ý tới FIC một con hàng khủng
Mua và nắm giữ, để ăn được siêu cổ bạn ko nên nhìn bảng điện
năm qua có những cổ tăng 70 lần như TGG
DRH cổ đông chịu khổ cho GAME lớn
vững tay chèo ra biển lớn
quả ngọt cuối con đường

Ai trót đu đỉnh DRH giá 80k ở đâu thì ở nguyên đó áp dụng như chống dịch sẽ được giải cứu
ai có tiền thì bình quân giá, hiện giá bình quân còn 25k
DRH một phiên bản của anh Năng Do thái VCS hay của anh Quang Msn…???

P/s : Không khuyến nghị F247 mua DRH mà chỉ theo dõi game quan sát game học hỏi kinh nghiệm thực chiến

Doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng hưởng lợi từ đầu tư công
27-07-2021 - 13:34 PM | Kinh tế vĩ mô - Đầu tư

BÁO NÓI - 5:50


Với quyết sách của Chính phủ và năng lực nội tại của doanh nghiệp, KSB và VLB là những doanh nghiệp được kỳ vọng có những phát triển đột phá trong thời gian tới.

[​IMG]
Đằng sau con số khủng về những lần VinFast chiêu mộ cựu lãnh đạo từ các “đại gia” xe hơi toàn cầu

Tăng tốc giải ngân

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch Đầu tư, dự kiến tổng mức vốn ngân sách cho kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 2,87 triệu tỷ đồng, bao gồm 1.500 nghìn tỷ đồng vốn ngân sách Trung ương (trong đó 1.200 nghìn tỷ đồng vốn trong nước, 300 nghìn tỷ đồng vốn nước ngoài) và 1.370 nghìn tỷ đồng vốn ngân sách địa phương.

Bộ Giao thông Vận tải cũng ban hành Chỉ thị số 06 về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân kế hoạch đầu từ công năm 2021. Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu thủ trưởng các đơn vị chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các cơ quan tham mưu liên quan của Bộ quyết liệt tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thi công, đẩy mạnh tiến độ giải ngân các dự án, đồng thời chú trọng đến kiểm soát chất lượng.

Bộ yêu cầu hết tháng 12/2021 đạt tối thiểu 90% kế hoạch và đến 31/1/2022 phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch, trong đó các dự án án có nguồn vốn kéo dài từ kế hoạch năm 2020 phải giải ngân toàn bộ trước ngày 31/12/2021.


KSB và VLB là những doanh nghiệp được kỳ vọng có những phát triển đột phá trong thời gian tới

Theo Công ty chứng khoán Agriseco, đầu tư công sẽ là đầu kéo khả thi nhất cho tăng trưởng kinh tế giai đoạn 6 tháng cuối năm 2021 và cả năm 2022. Bởi lẽ, Việt Nam có thể chủ động được trong việc thúc đẩy giải ngân đầu tư công, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế giai đoạn tới.

Kế hoạch giải ngân đầu tư công trong giai đoạn 2021-2025 vừa được nâng lên 2,87 triệu tỷ đồng vào ngày 24/5 vừa qua, tương ứng mức hơn 40% so với con số thực hiện của giai đoạn trước là tín hiệu rất đáng mừng cho tình hình đầu tư công nửa cuối 2021.

Báo cáo của Agriseco đánh giá, những nhóm ngành hưởng lợi có thể kể tới là nhóm “thượng nguồn”, bao gồm bất động sản, vật liệu xây dựng. Bên cạnh đó, các nhóm “trung nguồn” và “hạ nguồn” cũng sẽ được hỗ trợ những tín hiệu tích cực là xây dựng, thi công công trình, logistics & cảng biển sau khi hạ tầng hoàn thiện.

Doanh nghiệp cung cấp vật liệu xây dựng hưởng lợi

Công ty chứng khoán Agriseco cũng nhận định, nhóm ngân hàng cũng sẽ được hưởng lợi gián tiếp như khi được tăng cường cấp tín dụng để giải ngân trong lĩnh vực này. Báo cáo cũng lựa chọn và đánh giá triển vọng tích cực các cổ phiếu KSB, VHM, HPG, HT1, FCN, ACV.

Tại phía Nam, những công ty cung cấp đá, vật liệu xây dựng hàng đầu có thể được nhắc đến như C32, VLB, CTI, DHA và KSB. Trong đó, có thể nêu 2 cái tên nổi bật là KSB và VLB.

[​IMG]
Nhiều báo cáo đánh giá triển vọng tích cực các cổ phiếu KSB

Theo kế hoạch 2021, KSB sẽ đầu tư phát triển thêm mỏ mới và nâng công suất mỏ hiện hữu, bao gồm hoàn thành cấp phép Mỏ Tam Lập giai đoạn 1 trong quý III, Mỏ Tân Mỹ trong quý II. Bên cạnh đó với Mỏ Thiện Tân 7, công ty tiếp tục đền bù để mở rộng hiện trường khai thác, hoàn thành cấp phép giấy phép khai thác sét Bố Lá 33,4 ha.

Ngoài ra, công ty đang xin chủ trương đầu tư mỏ mới tại tỉnh Bình Phước, Đồng Nai nhằm phục vụ phát triển của công ty.

Năm 2021, KSB đặt kế hoạch doanh thu 1.406 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 328 tỷ đồng. Sản lượng tiêu thụ dự kiến hơn 4,2 triệu m3 đá xây dựng, các sản phẩm về sét, gạch ngói, cao lanh, cống bê tông và mảng cho thuê khu công nghiệp tương đương năm 2020.

Về kết quả kinh doanh, 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của KSB đạt 568 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 161 tỷ đồng đạt 47% kế hoạch năm.

Dự kiến hoạt động kinh doanh của KSB trong những tháng cuối năm sẽ khả quan hơn khi dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn thúc đẩy tăng trưởng tiêu thụ đá xây dựng; việc sang tên cho khách hàng để ghi nhận doanh thu tại khu công nghiệp được thuận tiện, nhanh chóng hơn; mỏ Tam Lập đi vào hoạt động. Đặc biệt, công ty còn có khoản doanh thu tài chính lớn do cổ tức được chia từ các khoản đầu tư tài chính trong quý 3 dự kiến khoảng 36% bằng tiền mặt.

Về VLB cũng là một tên tuổi trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng tại phía Nam. Theo đó, công ty hiện đang sở hữu hàng loạt mỏ đá có trữ lượng lớn, chất lượng tốt nhất khu vực như Tân Cang 1, Thạch Phú 1, Thiện Tân 2, Soklu 2 và Soklu 5.

Về kết quả kinh doanh, lũy kế cả năm 2020, doanh thu thuần VLB đạt 1.110 tỷ đồng, nhưng nhờ giảm giá vốn nên lợi nhuận sau thuế đạt gần 182 tỷ đồng tăng 39% cùng kỳ. EPS đạt 3.438 đồng.

Với vị trí các mỏ đá nằm ở vị trí thuận lợi, dự kiến năm 2021, doanh thu và lợi nhuận VLB sẽ tiếp tục tăng trưởng so với năm 2020.

Điểm đặc biệt là KSB hiện sở hữu cổ phần lớn tại VLB. Dự kiến, vào cuối năm khi công ty nhà nước sở hữu VLB thoái vốn, KSB sẽ gia tăng tỷ lệ sở hữu tại đây để nắm cổ phần chi phối.

Chỉ tính riêng mảnh đất 3.4 ha thủ đức DRH mua 800 tỷ giờ giá TT tầm 6500 tỷ chưa tính loạt dự án Đồng nai bình dương phú quốc
DRH đi theo mô hình MSB NVL nhưng nó táo bạo và nhanh hơn nhiều

Chi 759 tỷ đồng, DRH Holdings tung dự án phức hợp thương mại và y tế đầu tiên tại khu đông
Khu đất này sát suối tiên hiện giá TT có giá hơn 200 triệu/m2 lúc mua có 759 tỷ

Giá đất TP Thủ Đức tăng nhanh, vượt mốc 200 triệu đồng/m2

  • Hà Bùi

  • Thứ ba, 13/7/2021 06:00 (GMT+7)

Hội môi giới bất động sản Việt Nam cho biết trong quý II, giá bán bình quân của cả căn hộ và nhà đất đều bị đẩy lên cao kỷ lục so với trước đây.

Báo cáo thị trường bất động sản quý II tại TP.HCM của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho thấy giá bất động sản cả phân khúc căn hộ và nhà đất đều biến động mạnh.

Cụ thể, giá bán căn hộ tại TP.HCM biến động rất mạnh, khoảng giãn lớn nên rất khó xác định mức giá bình quân. Nhà ở bình dân đã biến mất hoàn toàn ở nội thành.

Số liệu ghi nhận giá bán căn hộ biến động mạnh nhất ở về khu vực TP Thủ Đức, quận 7 và một số quận trung tâm. Nếu so với năm 2019, giá bán căn hộ tại một số vùng thuộc TP Thủ Đức đã bị đẩy lên khoảng 2 lần. Thời điểm 2019, giá cao nhất khoảng 35 triệu đồng/m2 nhưng hiện nay, giá thấp nhất đã là 40 triệu đồng/m2 và đạt trung bình khoảng 60 triệu đồng/m2.

Giá bình quân của số căn hộ cao cấp được chào bán trong quý II đạt số kỷ lục từ trước đến nay ở TP.HCM và cả Việt Nam với khoảng 228 triệu đồng/m2. Điển hình là 1.095 căn hộ tại dự án Grand Maria Saigon tại quận 1 có giá từ 366 triệu đồng/m2 đến 500 triệu đồng/m2, dự án Dragon Sky View Thủ Đức có giá 450 triệu đồng/m2, Thủ Thiêm Zeit River là 160 triệu đồng/m2…

Ở phân khúc nhà đất, giống như căn hộ, loại hình nhà phố thương mại tại TP Thủ Đức cũng bị đẩy giá rất mạnh. Từ mức giá nhỏ hơn 100 triệu đồng/m2 đến nay đều ở ngưỡng trên dưới 200 triệu đồng/m2. Cụ thể là các dự án như Thủ Thiêm Zeit River hay Ruby Boutique Residence….

Nhà ở liền kề tại những khu vực này đều đã chạm ngưỡng 100 triệu đồng/m2.

Giá căn hộ và nhà đất tại TP Thủ Đức bị đẩy lên mức cao kỷ lục. Ảnh: Chí Hùng.



Giá căn hộ và nhà đất tại TP Thủ Đức bị đẩy lên mức cao kỷ lục. Ảnh: Chí Hùng.

Hội môi giới bất động sản Việt Nam cũng chỉ ra do thiếu nguồn hàng dự án nên hiện tượng gom đất, gom sổ để tạo sản phẩm phân lô, phân nền diễn ra rất mạnh, tại một số huyện như Cần Giờ, Củ Chi, Bình Chánh,…

Bình luận về thị trường thứ cấp trong 6 tháng đầu năm, ông Nguyễn Văn Đính, Tổng thư ký Hội môi giới bất động sản Việt Nam, cho rằng kể từ năm 2014 đến nay, thị trường bất động sản ổn định và tăng trưởng tốt, giá bất động sản tăng rất bền vững.

Hàng năm, giá bất động sản bình quân tăng hơn 10%, nhiều dự án tốt có thể tăng trên 20%/năm dẫn đến phát triển mạnh các nhóm đầu tư bất động sản để bán lại ở thị trường thứ cấp, sinh lợi. Năm 2019 và đặc biệt là năm 2020 giá bất động sản có hiện tượng tăng mạnh và nhanh, nhất là phân khúc căn hộ cao cấp.

“Lợi dụng tình hình thị trường thiếu nguồn cung, giá căn hộ tại TP.HCM bị đẩy tăng gần 100% so với thời điểm năm 2018. Nhưng hiện tại, mức giá này có rất ít giao dịch, thanh khoản trên thị trường kém. Trước tình thế này, các nhà đầu tư ồ ạt tung hàng ra bán, chấp nhận giảm, lỗ sâu để thu hồi vốn, dẫn đến nguồn cung ở thị trường thứ cấp có lượng hàng khá dồi dào nhưng tiêu thụ chậm”, ông Nguyễn Văn Đính nói thêm.

Mặc dù cho rằng giá bất động sản tăng một phần do tình trạng đẩy giá song ông Đính cũng khẳng định thực tế hiện nay giá bất động sản sơ cấp và nguồn cung trong tương lai cũng đang đối mặt với áp lực phải tăng giá, bởi một số yếu tố.

Thứ nhất là giá đất trên thị trường sau cơn sốt nhiều nơi vẫn còn ở mức cao nên đền bù giải phóng mặt bằng sẽ cao.

Thứ hai, khung giá đất ở nhiều địa phương bị điều chỉnh tăng lên 15%.

Thứ ba, vật liệu xây dựng và các yếu tố đầu tư xây dựng đều đã tăng khoảng 50% (nhóm chi phí này chiếm tỷ trọng trên 50% giá thành đầu vào bất động sản).

Thứ tư, thủ tục phê duyệt dự án kéo rất dài, do vướng mắc quy định pháp luật dẫn đến tăng chi phí và chi phí cơ hội là rất cao.

@soigiaphowall vào giao lưu

1 Likes

…Vừa qua, DRH đã hoàn thành thương vụ hợp tác phát triển một dự án rộng khoảng 200ha tại tỉnh Đồng Nai, cũng như đang thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan một số khu đất lớn mới.

1 Likes

DRH có quĩ đất 57ha Suối lớn Phú Quốc năm 2022 triển khai,75 ha Dream house city Nhơn trach,chưa kể ở Bình Dương,Bình thuận. và 200 ha Đồng nai, khu quận thủ đức 4ha

1 Likes

Bank ngủ đông 5 năm nữa và dòng tiền sẽ rời bank sang cổ FA tốt hưởng lợi đầu tư công
đố tìm được trên sàn con nào tốt hơn DRH có các cỗ máy in tiền đến bank cũng ko có

Thủ tướng thành lập Tổ công tác đặc biệt thúc đẩy các dự án đầu tư
Tác giả Anh Minh/ baodautu.vn

17/07/2021 08:45
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
Tổ công tác đặc biệt về rà soát, tháo gỡ vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư tại các bộ, ngành và địa phương sẽ do Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh làm tổ trưởng.


Dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành do Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam làm chủ đầu tư, sử dụng vốn vay ODA của Nhật Bản và ADB đang phải dừng thi công do thiếu vốn.

Ngày 16/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1242/QĐ – TTG thành lập Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ (Tổ công tác) về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư tại các bộ, ngành và địa phương trên cơ sở tổ chức lại Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài được thành lập theo Quyết định số 850/QĐ-TTg ngày 17/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Tổ công tác do Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh làm tổ trưởng; tổ phó thường trực Tổ công tác là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; các tổ phó Tổ công tác là Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Các thành viên Tổ công tác là lãnh đạo các bộ, cơ quan: Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ GTVT, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao, Bộ *******, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Thủ tướng yêu cầu trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành, Thủ trưởng các bộ, cơ quan có trách nhiệm cử đại diện lãnh đạo bộ, cơ quan tham gia Tổ công tác và gửi tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Theo Quyết định số 242, nhiệm vụ của Tổ công tác là tổ chức rà soát, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư tại các bộ, ngành, địa phương; giải thích, hướng dẫn thực hiện thống nhất quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định liên quan nhằm tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy triển khai dự án đầu tư theo đúng quy định của pháp luật;

Tổ công tác còn có trách nhiệm giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều phối hoạt động giữa các bộ, ngành và địa phương để giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư; đề xuất hướng xử lý những vướng mắc thuộc chức năng của các cấp có thẩm quyền; đôn đốc, giám sát quá trình giải quyết các khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền của các bộ, ngành, địa phương;

Bên cạnh đó, Tổ công tác còn được giao nhiệm vụ tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ các cơ chế, chính sách và giải pháp nhằm nắm bắt kịp thời cơ hội hợp tác đầu tư trong tình hình mới; chủ động tiếp cận, đàm phán với các Tập đoàn lớn, có công nghệ cao nhằm vận động, xúc tiến đầu tư.

Đặc biệt, Tổ công tác còn thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các dự án có chất lượng, quy mô vốn lớn, công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, có sự lan tỏa, cam kết hợp tác, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị, đầu tư vào các công đoạn có giá trị gia tăng cao gắn với hợp tác đào tạo nhân lực, nghiên cứu và phát triển; hỗ trợ, giải quyết các vướng mắc cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đang tìm hiểu cơ hội đầu tư, mở rộng đầu tư tại Việt nam;

“Định kỳ hằng quý hoặc trong trường hợp cần thiết, Tổ công tác báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả, tiến độ, hướng xử lý nhằm kịp thời giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và kiến nghị khen thưởng, kỷ luật các tổ chức, cá nhân liên quan”, Quyết định số 1242 nêu rõ.

Được biết, các dự án thuộc phạm vi nhiệm vụ rà soát của Tổ công tác gồm: Dự án đầu tư công (bao gồm dự án ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài); Dự án đầu tư kinh doanh (bao gồm dự án đầu tư trong nước và dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI); Dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Phạm vi rà soát của Tổ công tác không bao gồm các dự án đang được các tổ công tác, ban chỉ đạo khác chỉ đạo thực hiện.

DRH sở hữu KSB VLB
Dịch bệnh kéo dài, đầu tư công trở thành bệ đỡ tăng trưởng kinh tế: Kỳ vọng vào cổ phiếu nào?
Thanh Long - 09:48 19/07/2021
(VNF) - Trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế, đầu tư công trở thành bệ đỡ, đầu kéo khả thi nhất cho tăng trưởng. Nhiều ngành được hưởng lợi trực tiếp từ việc đẩy mạnh đầu tư công trong bối cảnh này, bao gồm: Bất động sản, Vật liệu xây dựng, Xây dựng, Thi công công trình…


Dịch bệnh kéo dài, đầu tư công trở thành bệ đỡ cho tăng trưởng: Kỳ vọng vào cổ phiếu nào?
Năm 2021, tăng trưởng kinh tế kỳ vọng được dẫn dắt bởi 3 yếu tố: Tiêu dùng, Xuất nhập khẩu và Đầu tư công. Nhìn lại thành quả từ đầu năm, tăng trưởng GDP chỉ đạt mức 5,64%, đang phần nào thấp hơn kỳ vọng của thị trường. Mục tiêu tăng trưởng GDP 6% - 6,5% năm nay gặp ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19.

Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Agribank (Agriseco) trong báo cáo Cập nhật triển vọng đầu tư công: Kỳ vọng đẩy mạnh nửa cuối năm và cơ hội trên thị trường chứng khoán công bố gần đây, đẩy mạnh đầu tư công bắt buộc phải trở thành động lực tăng trưởng chính sau khi những đầu kéo như Xuất khẩu, Tiêu dùng đang gặp nhiều trở ngại.

Trên thực tế, nửa đầu năm nay, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, giải ngân đầu tư công ước tính đạt 171,9 nghìn tỷ đồng, tăng 10,2% so với cùng kỳ 2020 nhưng mới đạt 36,8% kế hoạch năm. Tốc độ tăng trưởng đã chậm lại đáng kể so với mức tăng trưởng khoảng 30% của năm 2020 so với năm 2019.

Tính từ đầu năm, chỉ có 15/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân trên 3% và có tới 37/63 địa phương tỷ lệ giải ngân 0%. Các dự án giải ngân từ đầu năm chủ yếu là các dự án chuyển tiếp giai đoạn 2016 – 2020 tập trung chủ yếu ở một số dự án lớn như Cao tốc Bắc Nam và sân bay Long Thành.

Agriseco cho rằng việc giải ngân chưa đạt kỳ vọng là do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, kế hoạch đầu tư công năm nay trùng với giai đoạn xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội 2021 - 2025 tại các vùng, địa phương, vì vậy các dự án triển khai từ đầu năm chủ yếu từ các dự án chuyển tiếp từ giai đoạn trước, trong khi các quy hoạch phát triển tại từng vùng/địa phương bao gồm quy hoạch về đầu tư công khả năng tới cuối năm 2021 hoặc năm 2022 mới dần được hoàn thiện và thông qua.

Thứ hai, giá nguyên vật liệu xây dựng đang tăng cao như thép, cát, đá (tăng khoảng 60% từ đầu năm) ảnh hưởng đến tiến độ các gói thầu và hiệu quả của dự án. Trong nửa cuối năm, điều này có thể được cải thiện khi giá nguyên vật liệu hạ nhiệt sau khi cung cầu cân bằng.

Thứ ba, dịch bệnh Covid-19 rất phức tạp, kéo dài, bùng phát tại nhiều địa phương nơi có những dự án trọng điểm, đặc biệt là khu vực phía Nam. Tiến độ giải phóng mặt bằng tại nhiều địa phương vẫn còn nhiều khúc mắc, chậm kết toán công trình.

“Đầu tư công nửa đầu năm đạt tỷ lệ giải ngân thấp. Tuy nhiên, Agriseco đánh giá đây là đầu kéo khả thi nhất cho giai đoạn 6 tháng cuối năm nay và năm 2022. Việt Nam có thể chủ động được trong việc thúc đẩy giải ngân đầu tư công, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế giai đoạn tới”, báo cáo của Agriseco nhấn mạnh.

Thời gian qua, Chính phủ đã có những động thái đáng chú ý để đẩy mạnh đầu tư công. Cụ thể, Nghị quyết số 63/NQ-CP của Chính phủ mới ban hành tháng 6/2021 nêu rõ định hướng tập trung tháo gỡ các khó khăn, khúc mắc về thể chế, chính sách. Đồng thời, phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư ngân sách nhà nước năm 2021 đạt 95% - 100% kế hoạch được giao. Trong đó, đến hết quý III/2021, giải ngân đạt tối thiểu 60% kế hoạch.

Bên cạnh đỏ, Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Chỉ thị số 13/CT- TTg về đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng xây dựng Kế hoạch Đầu tư công trung hạn 2021 – 2025. Trong đó nêu rõ, vốn đầu tư công phải thực sự đóng vai trò dẫn dắt, là “vốn mồi” để thu hút tối đa các nguồn lực khác.

Vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu khẩn trương hoàn thiện hồ sơ cấp thẩm quyền phê duyệt tất cả các tỉnh chậm nhất vào tháng 12/2021. Đồng thời, các chủ đầu tư đảm bảo giải ngân tối thiểu 90% kế hoạch cho đến hết tháng 12/2021. Đồng thời, tất toán hết các công trình có nguồn vốn kéo dài từ năm 2020. Đây sẽ là nhóm được tập trung giải ngân mạnh mẽ nhất trong thời gian tới.

Ngoài ra, Bộ Xây dựng cũng đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-BXD về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công 2021. Trong đó đến hết 31/12/2021 phải hoàn thành 100% kế hoạch vốn năm 2021 được giao.

Agriseco hay hay đầu tư công có tính dẫn dắt và lan tỏa trên nhiều nhóm ngành, từ bất động sản, vật liệu, hạ tầng cho đến việc tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động, giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp.

Theo công ty chứng khoán này, nhiều ngành và cổ phiếu được hưởng lợi trực tiếp. Cụ thể, đó là các ngành Bất động sản (tiêu biểu là các cổ phiếu VHM, NVL, KDH, NLG), Vật liệu xây dựng (HPG, HSG, HT1, BCC, KSB), Xây dựng (CTD, HBC, VCG), Thi công công trình (FCN, ITD), Logistics & Cảng biển (ACV, GMD).

Nhóm hưởng lợi gián tiếp là ngân hàng khi được tăng cường cấp tín dụng để giải ngân trong lĩnh vực này.

Agriseco đưa ra gợi ý một số cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt, được hưởng lợi từ quá trình triển khai đầu tư công giai đoạn tới, phù hợp để giải ngân tại các nhịp điều chỉnh của thị trường, với thời hạn nắm giữ 6 tháng - 1 năm, đó là: VHM, HPG, HT1, KSB, FCN và ACV.

Chúc mừng pro…pro cắt ijc rồi a?

1 Likes

IJC mua 21 bán 29 vẫn như chia sẻ mọi cổ phiếu đều về DRH - như mọi ngả đường đều dẫn về ROME
all in
đang bình quân giá, VNP lên 4x là bán vào tiếp DRH
bình quân giá xuống 20k là mục tiêu

1 Likes

https://m.cafef.vn/chuan-bi-dau-tu-cao-toc-20000-ty-dong-rut-ngan-thoi-di-tu-tphcm-di-vung-tau-20210901194717104.chn

Em vào trang chủ lẫn bctc đọc ở đâu 75ha nhơn trạch với 200ha đồng nai bác nhỉ? Em cám ơn bác chỉ giúp

đó là những dự án chưa công bố … liên kết

1 Likes

DRH cho biết sẽ bước vào đầu tư một số dự án nghỉ dưỡng tại các tỉnh có tiềm năng và lợi thế cạnh tranh cao như tại Phú Quốc, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Đồng Nai… Vừa qua, DRH đã hoàn thành thương vụ hợp tác phát triển một dự án rộng khoảng 200ha tại tỉnh Đồng Nai, cũng như đang thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan một số khu đất lớn mới.

image

con hàng nặng mông như DCM mà tăng như vũ bão, DRH sớm vào câu lạc bộ 3 con số thôi, nó siêu khủng khi sở hữu những cỗ máy in tiền bền bỉ ko DN nào trên sàn có được

3 Likes

Bức tranh thay vạn điều muốn nói
một con hàng trong 1 năm tăng giá 70 lần chưa thấy điểm dừng
con hàng này so với DRH chưa bằng 1 góc
chơi cổ phải chọn DN bền vững FA tốt, DRH đố ai tìm được có con nào hơn nó trên 3 sòng

TGG

Công ty Cổ phần Louis Capital (HOSE)

Cổ phiếu chưa được giao dịch ký quỹ theo Thông báo ngày 05/07/2021 của HSX

Công ty Cổ phần Louis Capital

Được thành lập từ năm 2012 và đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển; Hiện nay, Công ty cổ phần Louis Capital (Mã: TTG) định hướng phát triển trở thành công ty đầu tư đa ngành, trên các lĩnh vực như: Bất động sản, chứng khoán, mua bán nợ, thủy sản, nông sản, trồng trọt và chăn nuôi.

Chuyển cổ phiếu từ diện cảnh báo sang điện kiểm soát từ 7.6.2021

(*) Số liệu EPS tính tới Quý II năm 2021 | Xem cách tính

(**) Hệ số beta tính với dữ liệu 100 phiên | Xem cách tính

Xem đồ thị kỹ thuật

pvp mua 14.1 hôm qua 19.3 ngon choét, có những con hàng chỉ lướt lát để mua thêm DRH VNP mua 15- 23.5

2 Likes

Thứ tự từ cao đến thấp
1 DRH
2- KSB
3- VLB

Top 3 cổ phiếu cần phải có trong đời của nhà đầu tư theo cá nhân nghĩ đó là 3 siêu cổ FA cực tốt, hưởng lợi đầu tư công và có kim bài miễn tử kể cả khủng hoảng dịch bệnh thiên tai, thứ tự xếp từ cao xuống thấp. Hiện 3 cổ này đang chu kỳ đè gom, dự kiến tài khoản x khoảng 40 lần trong vòng 2 năm
1- DRH : siêu cổ sở hữu quỹ đất cả tỷ USD, và các mỏ đá tỷ đô qua sở hữu trực tiếp gián tiếp các công ty KSB, VLB và hàng ngàn ha khu CN
2- KSB vua đá khi thâu tóm xong VLB hưởng lợi chính sách đầu tư công
3- VLB mỏ đá chất lượng to nhất nhiều nhất thời gian khai thác lâu nhất vào sóng kích cầu đầu tư công
Thêm VNP (x 2 tk)

DRH đang và sẽ sở hữu những cỗ máy in tiền khủng nhất mọi thời đại khi hưởng lợi đầu tư công
DRH đang cho vào tầm ngắm một loạt công ty để M&A. Liệu FIC họ có nhắm tới???. Hy vong HĐQT DRH để ý tới FIC một con hàng khủng

1 Likes