Top 3 nhóm ngành xuất nhập khẩu hưởng lợi cực lớn trong thời gian sắp tới

, ,

Sự thay đổi trong chính sách thương mại và thuế quan dưới thời Tổng thống Donald Trump đã tạo ra một bước ngoặt quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên toàn cầu. Những cam kết cải cách chính sách thuế và thúc đẩy sản xuất trong nước của ông Trump có thể tạo ra một làn sóng điều chỉnh trong chuỗi cung ứng quốc tế. Chính những yếu tố này đã đặt ngành xuất nhập khẩu vào vị thế đặc biệt, trở thành lĩnh vực được hưởng lợi lớn từ sự thay đổi trong chính sách thương mại của Mỹ. Việc Tổng thống Trump thay đổi chính sách có thể tạo ra một làn sóng dịch chuyển đơn hàng và đầu tư từ các nước bị ảnh hưởng bởi chính sách bảo hộ của Mỹ sang các nước có chi phí sản xuất thấp hơn. Việt Nam, với lợi thế chi phí lao động cạnh tranh và chính sách kinh tế mở, sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn cho các đơn hàng xuất khẩu và đầu tư quốc tế.

Trong bối cảnh này, một số cổ phiếu trong ngành xuất nhập khẩu được kỳ vọng sẽ bứt phá mạnh mẽ nhờ những lợi thế này. Cùng điểm qua top 5 cổ phiếu ngành xuất nhập khẩu tiềm năng nhất trong giai đoạn sắp tới và lý do vì sao chúng đang thu hút sự chú ý của giới đầu tư.

1. CTCP May Sông Hồng - Mã cổ phiếu: MSH

  • Định giá hợp lý: 60.000 (Tiềm năng tăng giá: 19%)
  • Vốn hóa: 3,800 tỷ đồng
  • Chỉ số định giá cơ bản: P/E: 10,93 lần ; P/B: 2,01 lần

MSH là một trong những doanh nghiệp lớn nằm tại vị trí hạ nguồn trong chuỗi giá trị ngành dệt may tại Việt Nam. Hoạt động kinh doanh cốt lõi của MSH là gia công và xuất khẩu các sản phẩm may mặc cũng như sản xuất các loại chăn, ga, gối, nệm. Hiện MSH đang là đối tác của rất nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như Walmart, Columbia Sportswear,…

Luận điểm đầu tư:

  • Đơn hàng ổn định, nhà máy mới sắp đi vào hoạt động: Nhà máy Xuân Trường, với quy mô 50 chuyền may, dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2024 hoặc đầu năm 2025. Cùng lúc đó, nhờ vào sự phục hồi tích cực của lượng đơn hàng, nhà máy Sông Hồng 10 đã bắt đầu vận hành 50% công suất thiết kế và dự kiến sẽ chạy hết công suất vào cuối năm nay. Điều này kỳ vọng sẽ giúp MSH thực hiện được nhiều đơn hàng có giá trị cao hơn.
  • Sẽ sớm thực hiện kế hoạch đầu tư vào Ai Cập: Trong Q2/2024, MSH đã đạt tiến triển trong kế hoạch đầu tư vào Ai Cập, bao gồm việc thành lập công ty liên doanh tại đây, dự kiến hoàn tất trong năm 2024. DSC cho rằng với việc tận dụng các lợi thế bao gồm (1) chi phí nhân công thấp hơn đáng kể so với Việt Nam, (2) hiệp định FTA ký với Israel cho phép hàng xuất đi Mỹ từ Ai Cập được miễn thuế 100% và (3) khoảng cách địa lý thuận lợi, rút ngắn thời gian vận chuyển sang thị trường Mỹ và EU, thì đây sẽ là thị trường đầy tiềm năng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó với việc tình hình địa chính trị Bangladesh (quốc gia có tỷ trọng hàng may mặc xuất khẩu qua Mỹ và EU lớn) đang vô cùng phức tạp thì MSH hoàn toàn có thể tận dụng cơ hội này để đánh chiếm thị phần tại 2 thị trường kể trên.

2. CTCP Nam Việt - Mã cổ phiếu: ANV

  • Định giá hợp lý: 21.000 (Tiềm năng tăng giá: 14%)
  • Vốn hóa: 4,900 tỷ đồng
  • Chỉ số định giá cơ bản: P/E: 58,52 lần ; P/B: 0,86 lần

ANV là doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra hàng đầu tại Việt Nam, sở hữu chuỗi giá trị khép kín tự chủ toàn phần với công nghệ hiện đại và vùng nuôi cá rộng lớn. ANV xuất khẩu cá tra đến hơn 100 quốc gia, với thị trường chính là Trung Quốc.

Luận điểm đầu tư:

  • Thị trường Mỹ, EU mở ra nhiều cơ hội mới: Ngược lại với Trung Quốc, thị trường Mỹ và Châu Âu lại mở rộng thêm cơ hội đối với các nhà xuất khẩu cá tra như ANV khi trực tiếp loại bỏ hoặc “khép cửa” đối với các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Nga, trong đó có cá minh thái - đối thủ trực tiếp của cá tra. Doanh số xuất khẩu cá tra vào thị trường Mỹ của ANV cũng tăng dần trong thời gian gần đây.
  • Tăng trưởng rõ rệt tại thị trường nội địa: Dễ thấy, sau khi bắt tay với Bách Hóa Xanh, doanh thu thị trường nội địa đang có xu hướng tăng trưởng rõ rệt theo từng quý, đạt 510 tỷ trong quý 2/2024 - mức cao nhất trong nhiều năm. Thị trường này góp phần không nhỏ trong việc duy trì biên lợi nhuận của doanh nghiệp trong bối cảnh giá xuất khẩu không thuận lợi. Về mặt lâu dài, việc Bách Hóa Xanh vẫn còn nhiều dư địa phát triển khi họ mới có lãi trong quý 2/2024, sẽ giúp ANV có đầu ra ổn định, tăng sức chống chịu lúc thị trường khó khăn, nhất là khi cá tra là ngành có tính chu kì.

3. CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An - Mã cổ phiếu: HAH

  • Định giá hợp lý: 53.000 (Tiềm năng tăng giá: 14%)
  • Vốn hóa: 5,700 tỷ đồng
  • Chỉ số định giá cơ bản: P/E: 13,12 lần ; P/B: 1,9 lần

CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An là doanh nghiệp sở hữu đội tàu biển container lớn nhất Việt Nam hoạt động linh hoạt giữa các tuyến trong và ngoài nước. Ngoài ra, nhằm hoàn thiện hơn chuỗi cung ứng khép kín cho khách hàng, công ty cũng đồng thời kinh doanh và khai thác Cảng Hải An cùng một số depot (điểm thông quan nội địa) nhỏ khác.

Luận điểm đầu tư:

  • Đội tàu trẻ và năng lực vận tải hàng đầu Việt Namc: HAH là doanh nghiệp vận tải biển hàng đầu Việt Nam với đội tàu container có độ tuổi trung bình thấp hơn so với ngành, mang lại ưu thế về giá, vận hành cũng như đảm bảo duy trì cung cấp lịch tàu ổn định hàng tuần. Tháng 5 và 7 vừa qua, HAH đã tiếp nhận 2 tàu container đóng mới cuối cùng trong số 4 chiếc đặt năm 2021, nâng sức chở của đội tàu vượt 23.000 TEU. Trong số 4 chiếc tàu này, HAH cho thuê 2 chiếc nhằm tránh tình trạng dư thừa công suất. Đồng thời, HAH cũng mở rộng các tuyến vận tải Nội Á thông qua việc liên kết với hãng tàu Zim, hãng tàu lớn thứ 10 thế giới.
  • Hưởng lợi từ nhiều yếu tố: Hiện tại, do quy mô đội tàu của Việt Nam còn yếu cùng với một số hạn chế, các hãng tàu trong nước chủ yếu khai thác thị trường nội địa. HAH, giống như nhiều doanh nghiệp vận tải biển khác tại Việt Nam, đang tập trung khai thác thị trường này. Thị trường vận tải container đường thủy nội địa, với tiềm năng tăng trưởng lớn nhờ sự gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, hứa hẹn sẽ thúc đẩy đáng kể sản lượng khai thác tàu của HAH. Ngoài ra, HAH cũng được hưởng lợi từ giá cước vận tải và cho thuê tàu định hạn hồi phục trong nửa đầu năm 2024 do các căng thẳng địa chính trị, góp phần cải thiện kết quả kinh doanh.
  • Gia tăng vay nợ mở rộng đội tàu: Trong năm 2024, với việc nhận thêm 3 tàu mới từ các đối tác, chúng tôi dự báo nợ dài hạn của HAH có thể tăng lên mức 1.800 tỷ đồng, đẩy tỷ lệ nợ vay/VCSH vượt 60%. Mặc dù mức đòn bẩy tài chính hiện tại khá cao so với trung bình ngành, chỉ số EBITDA/chi phí lãi vay của HAH vẫn ở mức 12,1 lần, nằm trong ngưỡng an toàn. Với tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ và lợi thế từ việc sở hữu đội tàu container lớn nhất Việt Nam, chúng tôi lạc quan về khả năng thanh toán của HAH trong tương lai.

KẾT LUẬN

Việc phân tích sâu về những chính sách mới từ chính quyền Tổng thống Donald Trump cho thấy ngành xuất nhập khẩu của Việt Nam đang đứng trước một cơ hội vàng. Các doanh nghiệp trong ngành không chỉ hưởng lợi từ nhu cầu tăng cao mà còn từ những chính sách thuế quan và điều chỉnh thương mại có lợi. Những cổ phiếu được nhắc đến trong danh sách top 5 này có tiềm năng lớn để tăng trưởng, trở thành điểm sáng trong danh mục đầu tư nhờ khả năng thích ứng và tận dụng cơ hội từ sự thay đổi của bối cảnh kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần cân nhắc và theo dõi kỹ các diễn biến chính sách và điều kiện thị trường để tối ưu hóa lợi nhuận và quản lý rủi ro một cách hiệu quả.

Anh chị cần điểm mua đừng ngần ngại mà nhắn tin trực tiếp cho em nhé! Chúc anh chị đầu tư thuận lợi!