Toàn con ngon. Trong mớ liệt kê nhìn thấy bên trên mình thích GIL, ANV, VHC, IDI, SSI, FTS, CTS, VND, KBC, SZC, SGT,
Thanks bạn!
Thanks bro!
Mình cũng rất thích bài này. Tks HHT!
Chúc chị Tím và cả nhà tuần mới, tháng mới may mắn, nhiều thành công !
Hallo cả nhà!
Điểm vào khi TT rung lắc. Các bạn chú ý mua bán phải tự chịu trách nhiệm với TK của mình. HHT chỉ là người chỉ đường thôi nhé!
CMX: mua quanh 19-19.4
VCI: vùng 37.5
DTD: quanh 26
Thanks bạn! Chúc bạn happy
Mọi chuyện mua bán không vội vàng khi chưa có điểm mua tốt. Đừng sợ không đến lượt mình mua được. Hãy để cho TK nghỉ ngơi một chút nhé các bạn.
VCI quá khoẻ không có hàng rẻ để mua thêm. CMX bạn nào mua rồi thì chờ đợi là hạnh phúc nhé.
HHT cùng các bạn của HHT, tiễn người bạn NN đi vào quân ngũ.
CMX cảm giác đang gom vùng 19.4-19.5 chị nhỉ
Bạn đã xem đại bàng rũ cánh bao giờ chưa á
Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi: Đẩy nhanh quá trình thử nghiệm hệ thống KRX và nâng hạng lên thị trường mới nổi
Thứ 2, 30/05/2022, 14:52
Đẩy nhanh quá trình thử nghiệm, sớm hoàn hiện hệ thống công nghệ thông tin KRX để đưa vào vận hành. Về nâng hạng thị trường chứng khoán, UBCKNN tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí, chủ động đề xuất với Bộ Tài chính để trao đổi, làm việc với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan để thị trường chứng khoán Việt Nam sớm được xem xét nâng hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa tổ chức Hội nghị công tác chỉ đạo điều hành 5 tháng đầu năm 2022 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi đã chủ trì và điều hành hội nghị.
Thị trường chứng khoán có 2 tuần hồi phục tích cực
Theo đó, trong 5 tháng đầu năm 2022, UBCKNN đã triển khai các nhiệm vụ được giao như: xây dựng văn bản pháp quy theo chương trình năm 2022; triển khai các Đề án liên quan đến thị trường chứng khoán; tăng cường quản lý giám sát hoạt động của các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, hoạt động chào bán chứng khoán, tuân thủ nghĩa vụ của công ty đại chúng, tăng cường kiểm tra nâng cao tính tuân thủ các quy định của các công ty kiểm toán, tổ chức các đoàn kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm đối với các vi phạm theo quy định của pháp luật.
Về diễn biến của thị trường chứng khoán, tiếp nối xu hướng năm 2021, thị trường Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong thời gian đầu năm, nhưng sau đó biến động theo xu hướng giảm cả về điểm số, giá cổ phiếu, thanh khoản,… Cùng chung với xu thế biến động của thị trường chứng khoánthế giới và trước tác động tâm lý của một số yếu tố trong nước đã khiến chỉ số VN-Index có thời điểm giảm mạnh về mức dưới 1.200 điểm từ đỉnh hơn 1.500 điểm xác lập trong tháng 1/2022.
Tuy nhiên, nhờ nhiều giải pháp tích cực, kịp thời của cơ quan quản lý nhà nước, tâm lý nhà đầu tư đã được cải thiện và trên thực tế, thị trường chứng khoán đã có nhịp hồi phục khá tích cực vào 2 tuần cuối của tháng 5/2022.
Báo cáo tại hội nghị cho thấy, trước những biến động mạnh của thị trường chứng khoán trong thời gian gần đây, UBCKNN đã quyết liệt triển khai các giải pháp để đảm bảo thị trường hoạt động an toàn, ổn định trở lại cụ thể như: UBCKNN đã giao Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX) chỉ đạo Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE), Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) yêu cầu tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch trong thời hạn 24 giờ kể từ khi giá cổ phiếu tăng trần hoặc giảm sản từ 5 phiên liên tiếp trở lên phải báo cáo, công bố các thông tin liên quan đến công ty có ảnh hưởng đến biến động giá cổ phiếu; yêu cầu Sở Giao dịch Chứng khoán thực hiện công bố thông tin về giao dịch tự doanh của công ty chứng khoán; Điều chỉnh giá thanh toán cuối cùng của hợp đồng tương lai chỉ số VN30 trong ngày đáo hạn; chỉ đạo Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD) nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật chặn giao dịch của cổ đông lớn, cổ đông nội bộ không công bố thông tin trước khi giao dịch.
Đẩy nhanh thử nghiệm hệ thống KRX và nâng hạng thị trường
Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi ghi nhận những kết quả và nỗ lực của UBCKNN 5 tháng đầu năm, đặc biệt là triển khai quyết liệt, kịp thời, có hiệu quả các biện pháp cấp bách nhằm trấn an tâm lý nhà đầu tư, hỗ trợ thị trường chứng khoán sớm ổn định trở lại. Đối với những điểm còn tồn tại, hạn chế, cần nhanh chóng khắc phục, hoàn thiện để đảm bảo công tác quản lý điều hành thị trường đạt hiệu quả cao hơn, tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển ổn định, thông suốt, an toàn.
Tại hội nghị, Thứ trưởng cho biết, nhiệm vụ công tác năm 2022 của UBCKNN và các đơn vị còn rất lớn, do đó phải tiếp tục nỗ lực, đặt quyết tâm cao nhất để hoàn thành tốt kế hoạch công tác đã đặt ra từ đầu năm.
Đối với diễn biến của thị trường chứng khoán, mặc dù đã có nhịp phục hồi tích cực trong những tuần gần đây và về trung dài hạn vẫn được hỗ trợ từ các yếu tố nền tảng vĩ mô, cũng như yếu tố nội tại của thị trường, nhưng bối cảnh chung trên toàn cầu đang gặp nhiều thách thức và biến động khó lường. Do vậy, cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ, tăng cường công tác dự báo để chủ động hơn các giải pháp để hỗ trợ cho thị trường chứng khoán phát triển ổn định.
Cũng tại hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cũng đã yêu cầu các đơn vị cần tập trung thực hiện trong từ nay tới cuối năm 2022 và thời gian tới.
Thứ nhất, khẩn trương rà soát, nghiên cứu các quy định pháp lý và các cơ chế, chính sách để kịp thời đề xuất Bộ Tài chính trình các cấp sửa đổi, bổ sung kịp thời, đảm bảo phù hợp với thực tế phát triển của thị trường chứng khoán, nhất là qua 2 năm Covid vừa qua.
Thứ hai, tăng cường công tác quản lý, giám sát hoạt động của các tổ chức kinh doanh chứng khoán, đảm bảo các tổ chức này hoạt động lành mạnh, đúng quy định pháp luật, từ đó phát huy tích cực vai trò là đơn vị trung gian cung cấp dịch vụ, sản phẩm trên thị trường chứng khoán.
Thứ ba, đẩy mạnh công tác giám sát thị trường chứng khoán, nâng cao vai trò giám sát các tuyến, nhất là các đơn vị giám sát tuyến đầu để kịp thời phát hiện các giao dịch có dấu hiệu bất thường. Đối với giám sát công ty đại chúng, tiếp tục tăng cường giám sát chặt chẽ về công bố thông tin, đặc biệt là thông tin tài chính, báo cáo tài chính kiểm toán, cũng như chấn chỉnh, tăng cường chất lượng công tác kiểm toán của các tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm toán. Rà soát, giám sát, kiểm tra và có biện pháp thúc đẩy, xử lý sai phạm đối với các doanh nghiệp không tuân thủ quy định về cổ phần hóa gắn với niêm yết/đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Thứ tư, đẩy nhanh quá trình thử nghiệm, sớm hoàn hiện hệ thống công nghệ thông tin KRX để đưa vào vận hành, tạo điều kiện để triển khai các sản phẩm, dịch vụ mới cho thị trường chứng khoán trong thời gian tới. Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống tiêu chí giám sát, xây dựng hệ thống cảnh báo đối với các giao dịch chứng khoán có dấu hiệu bất thường; đồng thời, nghiên cứu, đề xuất để sửa đổi một số tiêu chí của chỉ số VN30.
Thứ năm, về nâng hạng thị trường chứng khoán, UBCKNN tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí, chủ động đề xuất với Bộ Tài chính để trao đổi, làm việc với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan để thị trường chứng khoán Việt Nam sớm được xem xét nâng hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi.
Thứ sáu, tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các sai phạm để đảm bảo kỷ cương, kỷ luật trên thị trường chứng khoán, khi phát hiện các dấu hiệu sai phạm có yếu tố hình sự cần chủ động và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm trên thị trường.
Anh Minh
Mỹ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam phát triển thị trường vốn, bất động sản
07:41 12/05/2022
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen cam kết sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ Việt Nam phát triển hiệu quả thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản.
Theo Đặc phái viên TTXVN, nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ; thăm, làm việc tại Hoa Kỳ và Liên hợp quốc, ngày 11/5 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen.
Tại buổi tiếp, Thủ tướng Chính phủ đánh giá trên nền tảng quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ, hợp tác giữa hai nước về kinh tế-thương mại và tài chính tiền tệ thời gian qua có bước phát triển tích cực.
Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam mong muốn xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát triển bền vững và hội nhập sâu rộng do đó ổn định kinh tế vĩ mô đóng vai trò hết sức quan trọng.
Nhân dịp này, Thủ tướng cảm ơn sự hợp tác và hỗ trợ của Hoa Kỳ trong vấn đề quản lý và ổn định thị trường ngoại hối, đóng góp vào ổn định vĩ mô của Việt Nam.
Thủ tướng cũng chia sẻ với Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ về những tác động phức tạp đối với các nền kinh tế bắt nguồn từ những biến động toàn cầu trong khu vực như cạnh tranh chiến lược, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, xung đột vũ trang.
Thủ tướng cho rằng để ứng phó cần có cách tiếp cận toàn cầu, đề cao chủ nghĩa quốc tế và tiếp cận đa phương, có cách tiến cận câng bằng, công lý. Đồng thời, mỗi nước cần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ , xuất phát từ nội lực và thế mạnh của mình.
Trong quá trình đó, Thủ tướng đề nghị Chính phủ và Bộ Tài chính Hoa Kỳ hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ với Việt Nam về phát triển kinh tế, xử lý các thách thức toàn cầu, trong đó có vấn đề chuyển đổi năng lượng và thực hiện cam kết tại COP26, hợp tác để xây dựng các cơ chế kinh tế khu vực, ổn định quan hệ thương mại và chuỗi cung ứng.
Thủ tướng bày tỏ mong muốn Hoa Kỳ chia sẻ kinh nghiệm phát triển thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản một cách lành mạnh, an toàn, minh bạch góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen bày tỏ sự trân trọng và mong muốn làm sâu sắc thêm quan hệ kinh tế-thương mại-đầu tư giữa hai nước, trong đó có hợp tác tài chính ngân hàng.
Bộ trưởng Yellen đặc biệt đánh giá cao quan điểm điều hành tỷ giá linh hoạt của Việt Nam, kiên định mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.
Bà Yellenkhẳng định Hoa Kỳ sẽ thông qua các thể chế tài chính toàn cầu và khu vực, phối hợp với các nước phát triển để hỗ trợ các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam nhằm phát triển cơ sở hạ tầng, ứng phó với dịch bệnh truyền nhiễm và chuyển đổi năng lượng, thực hiện cam kết mạnh mẽ chống biến đổi khí hậu.
Hoa Kỳ sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ Việt Nam về xây dựng năng lực, cơ chế nhằm phát triển hiệu quả thị trường vốn và thị trường bất động sản.
Lạm phát tạo đỉnh là thời điểm chứng khoán tạo đáy
“Để đánh giá lạm phát đã đạt đỉnh hay chưa chúng ta có thể nhìn tình hình lạm phát tại Mỹ khi tháng 3 là 8,5% và hiện đang giảm nhẹ về mức 8,3%. Trong thời gian tới, nếu hàng hoá cơ bản vẫn duy trì ổn định thì có thể nói lạm phát đã đạt mức đỉnh”, Kinh tế trưởng MBS đánh giá.
Lạm phát và lãi suất luôn được xem là “kẻ thù” của thị trường chứng khoán. Mối lo ngại về sự leo thang của lạm phát cùng những động thái tăng lãi suất mạnh của Fed trong thời gian tới khiến thị trường chứng khoán vẫn tiềm ẩn những rủi ro khó đoán.
Nêu góc nhìn về vĩ mô thế giới, ông Hoàng Công Tuấn - Kinh tế trưởng Công ty Chứng khoán MB (MBS) đánh giá cuộc khủng hoảng Ukraine đang gây ra áp lực lạm phát trên toàn cầu, đẩy giá cả tăng cao khi nguồn cung năng lượng bị đe dọa. Song song, dịch Covid-19 bùng phát trở lại ở Trung Quốc một lần nữa đe dọa chuỗi cung ứng toàn cầu, làm gia tăng áp lực tăng giá và giảm sản lượng. Chính điều này khiến nhiều Ngân hàng Trung ương trên thế giới đã chuyển hướng chính sách và bắt đầu tăng lãi suất, nhằm kiềm chế lạm phát đang gia tăng.
Nguồn: MBS
Tuy nền kinh tế thế giới đang có nhiều khó khăn, song ông Tuấn cho rằng suy thoái kinh tế thế giới rất khó xảy ra. Bởi bên cạnh các yếu tố địa chính trị, chúng ta cần đánh giá tính dài hạn của chính sách Zero Covid tại Trung Quốc. Theo đó, chính sách Zero Covid đang khiến quốc gia này gặp khó khăn và trong phát biểu của lãnh đạo Trung Quốc mới đây cũng đưa ra những tín hiệu quốc gia này sẽ có những chính sách nới lỏng hơn để ưu tiên phát triển kinh tế.
“Về tình hình tăng lãi suất, tôi cho rằng Fed vẫn sẽ tiến hành các đợt tăng lãi suất như dự kiện, song sẽ có sự hài hoà để đưa ra mức tăng hợp lý. Lạm phát đạt đỉnh thì đó là đáy của chứng khoán. Để đánh giá lạm phát đã đạt đỉnh hay chưa chúng ta có thể nhìn tình hình lạm phát tại Mỹ khi tháng 3 là 8,5% và hiện đang giảm nhẹ về mức 8,3%. Trong thời gian tới, nếu hàng hoá cơ bản vẫn duy trì ổn định thì có thể nói lạm phát đã đạt mức đỉnh”, Kinh tế trưởng MBS đánh giá.
Theo ông Trần Hoàng Sơn - Giám đốc Nghiên cứu Khách hàng cá nhân MBS, chính sách nới lỏng tiền tệ của Fed đã đi vào hồi kết và chúng ta đang ở giai đoạn từ siêu nới lỏng trở về chu kỳ bình thường. Lịch sử các lần kết thúc gói QE của Mỹ và điểm số S&P 500 đều ghi nhận giảm điểm. Bảng cân đối của Fed đi ngang ở mức cao nhất trong lịch sử, thị trường chứng khoán Mỹ đã phản ánh điều đó.
Nguồn: MBS
Đồng thuận với quan điểm, lạm phát tạo đỉnh thì chứng khoán tạo đáy, ông Sơn đánh giá lạm phát đang có xu hướng tạo đỉnh và đi xuống. Tuy vậy, căng thẳng giữa Nga – Ukraine rất khó đoán định và nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng vẫn có thể gây áp lực cho giá hàng hoá, đặc biệt giá dầu vẫn có thể neo ở mức cao. Ông Sơn cho rằng áp lực lạm phát sẽ có sự hạ nhiệt nhưng rất chậm. Do đó, thị trường chứng khoán vẫn còn gập ghềnh, song sẽ sớm tạo đáy và phục hồi đi lên.
Về vĩ mô Việt Nam, nếu nhìn một cách sâu sắc hơn có thể thấy môi trường kinh tế của Việt Nam tương đối hài hoà. Xu hướng phục hồi sau Covid 19 là rõ ràng và khả quan khi GDP quý 1/2022 là 5,03%. GDP dự kiến tăng trưởng 6%-6,5% năm 2022, lạm phát ở trên mức 4%. Điều này phụ thuộc vào mức độ thực hiện chương trình phòng chống dịch Covid-19; Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 - 2023 và khả năng Việt Nam giảm thiểu tác động từ cuộc xung đột Nga - Ukraine. Tuy nhiên trong bối cảnh “bức tranh” kinh tế - chính trị quốc tế đang có những biến động rất lớn sẽ phần nào tác động đến việc gia tăng giá hàng hóa gây áp lực lạm phát và làm giảm chi tiêu tiêu dùng.
Nguồn: MBS
Mặt bằng lãi suất vẫn duy trì ở mức thấp, xu hướng tạo đáy và không giảm tiếp. Chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục được thực hiện giúp nới lỏng để hỗ trợ nền kinh tế. Lãi suất cho vay sẽ tiếp tục ở mặt bằng thấp để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tuy nhiên lãi suất tiền gửi sẽ khó duy trì ở mức thấp như hiện tại và dự kiến sẽ tăng trở lại trong năm sau trong bối cảnh nhu cầu huy động vốn tăng dựa trên tín dụng tăng, áp lực lạm phát trong năm 2022 và sự cạnh tranh từ các kênh đầu tư hấp dẫn như bất động sản và chứng khoán.
Bên cạnh đó, áp lực lạm phát dự kiến có khả năng cao trong 2022. Với độ trễ của gói phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam, đặt trong bối cảnh năm 2023 lạm phát vẫn ở mức cao so với lạm phát mục tiêu của các nền kinh tế là đối tác quan trọng của kinh tế Việt Nam, lạm phát của nước ta có thể nằm trong khoảng 4 – 4,5% trong năm 2022 và vượt qua ngưỡng 5% trong năm 2023.
Thanh Thanh