Top pic dành riêng cho các Bé Lá, Mầm. Không dành cho Các Bô lão mắt sáng chân nhanh!

VN-Index giữ vững phong độ tăng điểm, khối ngoại mua ròng gần 1.700 tỷ đồng, tập trung “gom” FUEVFVND và FPT

Thứ 2, 30/05/2022,

Giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt 12.758 tỷ đồng, tuy nhiên giá trị thỏa thuận tăng gần 3 lần nhờ thỏa thuận của khối ngoại gom CCQ FUEVFVND và FPT.

VN-Index giữ vững phong độ tăng điểm, khối ngoại mua ròng gần 1.700 tỷ đồng, tập trung

Sau chuỗi 2 tuần tăng điểm liên tiếp, thị trường chứng khoán Việt Nam mở cửa phiên giao dịch đầu tuần với nhiều diễn biến tích cực. Phiên sáng diễn ra với biến động giằng co và sự rung lắc mạnh khiến chỉ số VN-Index đã đổi màu xanh đỏ tới 4 lần. Vượt kỳ vọng, thị trường mở ra thêm biên độ tăng điểm trong phiên chiều. Rổ VN30, VN Diamond đều tỏ ra quyết liệt hơn với sự mở rộng của sắc xanh.

Lực kéo chính của thị trường hôm nay phải kể tới nhóm dầu khí, tăng điểm tốt từ đầu phiên sáng. Hầu hết các mã nhóm dầu khí đều tích cực chìm trong sắc xanh lá PVC (+9,29%); PGS (+4%); PVS (+3,19%)…Tuy nhiên, GAS bị bán về mức tham chiếu. Nổi trội nhất, PVB và PXS tăng hết biên độ.

Bên cạnh nhóm dầu khí, nhiều cổ phiếu thuộc nhóm ngân hàng, chứng khoán và hàng không cũng đua nhau tăng giá tốt. Phải kể tới nhà băng VCB đứng top tăng giá bên cạnh bộ đôi VHM và VJC đóng góp tới VN-Index tăng tổng cộng 2,32 điểm. Hơn nữa, VJC tăng 4,3%, HVN tăng 3%…

Ngoài ra, nhóm bank cũng ghi nhận tăng điểm tại STB (+2,47%); VPB (+1,61%); BID (+1,27%)… Sự tham gia của cổ phiếu chứng khoán cũng giúp thị trường sôi động hơn CSI (+6,3%); VND (+2,04%); EVS (+1,22%);… Chiều ngược lại, FTS, VCI, APS, PSI… lại là những cổ phiếu giao dịch ảm đạm, kết phiên chìm trong sắc đỏ.

Nhóm cổ phiếu BĐS Xây dựng tăng tốt

Nhóm cổ phiếu bất động sản và xây dựng nhìn chung tăng điểm tốt, tuy nhiên vẫn còn phân hóa. Phía tăng điểm đáng chú ý với HQC (+6,87%); LDG (+4,41%); OGC (+4,31%); DXG (+3,3%); GEX (+2,13%);…trái chiều với DLG, FIR, QCG, VC7, KBC,… giảm điểm. Nhóm cảng biển hôm nay giao dịch khả quan khi GMD, HAH, DVP đều tăng trên 1%.

Phiên hôm nay cũng ghi nhận sự tăng kịch liệt của họ FLC khi 4/6 mã tăng kịch trần (trừ GAB không giao dịch). Cụ thể, HAI (+7%); ROS (+6,92%); FLC (+6,87%); AMD (+6,79%); KLF (+5%), ART (+6,67%).

Ở rổ VN Diamond, diễn biến các cổ phiếu trong rổ không duy trì được ấn tượng khi tăng/giảm lình xình trong biên độ 1%. Ngoại trừ REE (+5,1%) vẫn giữ vững phong độ tăng điểm tốt. Đáng chú ý, khối ngoại tập trung gom quỹ ETF nội FUEVFVND lại là điều tích cực với tổng giá trị mua ròng kỷ lục lên tới 1.135 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch, thị trường ngập tràn trong sắc xanh. VN-Index tăng 8,47 điểm (0,66%) lên 1.293,92 điểm. HNX-Index tăng 1,6 điểm (0,51%) lên 312,77 điểm. UPCoM-Index tăng 0,42 điểm (0,55%) lên 95,71 điểm.

Thanh khoản thị trường cải thiện hơn so với phiên trước. Giá trị khớp lệnh đạt 12,758 tỷ đồng, tuy nhiên giá trị thỏa thuận tăng gần 3 lần nhờ thỏa thuận của khối ngoại gom CCQ FUEVFVND và FPT. Tổng giá trị cả thỏa thuận và khớp lệnh trên HoSE tăng lên mức 16.496 tỷ đồng, tương ứng tăng 2,5% so với phiên trước đó.

Mới đây, Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định số 31 về hỗ trợ lãi suất 2%/năm cho doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh vay vốn. Theo đó, các ngành sẽ được hỗ trợ vốn vay gồm hàng không, vận tải kho bãi, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, giáo dục và đào tạo, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp chế biến, chế tạo, xuất bản phần mềm, lập trình máy vi tính và hoạt động liên quan, hoạt động dịch vụ thông tin. Báo cáo Agriseco đánh giá rằng đà tăng trưởng của thị trường sẽ xuất phát từ việc cải thiện KQKD và năng lực nội tại doanh nghiệp thay vì sự thúc đấy từ dòng tiền đầu cơ.

Bên cạnh đó, giao dịch khối ngoại ghi nhận sự tích cực khi nhóm này mua ròng hơn 1.676 tỷ đồng trên toàn thị trường. Trên Hose, khối ngoại mua ròng 1.675 tỷ đồng tập trung gom quỹ ETF nội FUEVFVND với khoảng 1.135 tỷ đồng. Ngoài ra, nhà đầu tư ngoại đã gom ngay FPT 363 tỷ đồng khi phiên hôm nay niêm yết bổ sung 6,6 triệu cổ phiếu ESOP khiến FPT “hở room”. Tại chiều bán, khối ngoại bán CCQ E1VFVN30 mạnh nhất với 63 tỷ đồng.

VN-Index giữ vững phong độ tăng điểm, khối ngoại mua ròng gần 1.700 tỷ đồng, tập trung gom FUEVFVND và FPT - Ảnh 3.

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng nhẹ gần 600 triệu đồng.

VN-Index giữ vững phong độ tăng điểm, khối ngoại mua ròng gần 1.700 tỷ đồng, tập trung gom FUEVFVND và FPT - Ảnh 4.

Trên sàn UpCOM, khối ngoại mua ròng nhẹ với giá trị hơn 1 tỷ đồng.

VN-Index giữ vững phong độ tăng điểm, khối ngoại mua ròng gần 1.700 tỷ đồng, tập trung gom FUEVFVND và FPT - Ảnh 5.

Tố Chi

12 Likes

Chúc mừng ngày Quốc Tế Thiếu Nhi 1.6.2022! :rose::rose::rose::rose::rose::rose::rose::rose::fireworks::balloon::bouquet:

5 Likes

Mừng ngày 1/6 các bé trong pic đợi c HHT phát quà đây :smiling_face_with_three_hearts::partying_face:

4 Likes

4 Likes

Những bí ẩn chưa có lời giải đáp về Nhà hát Lớn Hà Nội

Nhà Hát Lớn Hà Nội là côɴԍ trình có kiến trúc hoàn hảo, quy mô bậc nhất, góp phận định hình diện mạo và kiến trúc của thủ đô Hà Nội nửa đầu thế kỷ 20. Tại đây vẫn lưu giữ nhiều bí ẩn chưa có lời giải như: Tác giả đích thực tạo nên côɴԍ trình này, nhà hát không hề có tiếng khi thử âm lần đầu tiên… Bài viết sau sẽ chia sẻ những bí ẩn đó cùng quý độc giả.

Tại sao Nhà Hát Lớn Hà Nội lại quá đồ sộ ?

Trên website của Nhà Hát Lớn Hà nội cung cấp những tư liệu cнíɴн thức cho biết vị trí nhà hát vốn nằm trên một vùng đầm lầy của hai làng Thạch Tần và Tây Luông thuộc Tổng Phúc Lân, huyện Thọ Xương. Năm 1899, một cuộc họp diễn ra bao gồm hội đồng thành phố dưới quyền chủ tọa của Richard – Công sứ Pháp tại Hà Nội đã đề nghị lên Toàn Quyền Fourer cho xây dựng nhà hát. Hai đồ án thiết kế dự án được xây dựng bởi hai kiến trúc sư người Pháp có tên là Harlay và Broyer. Bản thiết kế phải sửa đổi nhiều lần so với bản gốc sau khi nhận được nhiều sự góp ý từ các kiến trúc sư danh tiếng.

Diện mạo Nhà Hát Lớn Hà Nội

Ngày 07/06/1901, côɴԍ trình nhà hát cнíɴн thức được khởi côɴԍ dưới sự giáм ѕáт kỹ thuật của thanh tra đô thị, kiến trúc sư Harlay một trong hai tác giả thiết kế. Người phụ trách thi côɴԍ là Travary và Savelon.

Nhà thiết kế côɴԍ trình đã tìm tỏi, học hỏi tham khảo kiến trúc cổ Hy Lạp Coranhto kết hợp với kiểu lâu đài Tuylơry và Nhà hát Opéra Paris để tạo ra một khối côɴԍ trình với kiến trúc riêng biệt.

Vì côɴԍ trình nằm trên đầm lầy khiến việc san lấp mặt bằng rất vất vả, hằng ngày có hơn 300 côɴԍ nhân liên tục làm việc, 35.000 cọc tre được đóng với khối bê tông nền được đổ dày 90cm. Công trình này sử dụng hơn 12.000m3 vật liệu và gần 600 тấɴ gang thép chiếm diện tích 2.600m2 với chiều dài 87m điểm cao nhất so với mặt đường là 34m. Mặt trước côɴԍ trình được xây dựng rất bề thế với những bậc thềm chạy dài trước nhà hát để đón thẳng xe của các quan chức thuộc địa đến xem chương trình biểu diễn.

Trước đây, bên trong nhà hát có sân khấu rộng và một phòng khán giả cнíɴн với diện tích 24x24m chứa được 870 chỗ ngồi. Chỗ ngồi là các ghế được bọc da trên hạng ghế phổ thống, riêng các ghế vip được bọc nhung sang trọng. Tầng giữa cũng được trang bị nhiều phòng nhỏ dành cho khán giả có vé riêng. Cầu thang giữa lên tầng hai là một sảnh cнíɴн rộng hai bên là cầu thang phụ và hành lang. Phía sau nhà hát là một phòng quản trị, 18 buồng cho diễn viên hóa trnag , 2 phòng tập hát, 1 thư viện và phòng họp.

Hà Nội 1920 – 1929. Phòng khánh tiết hay còn gọi là phòng Gương của Nhà hát lớn Hà Nội. Ảnh Manh Hai Flicker

Các chương trình biểu diễn được phục vụ chủ yếu cho tầng lớp quan lại thượng lưu người Pháp và một số ít người Việt giàu có với các loại hình nghệ thuật cổ điển như Opera, nhạc thính phòng và kịch nói. Lịch biểu diễn mỗi tuần 4 lần vào thứ ba, thứ năm, thứ bảy và chủ nhật.

Kinh phí xây dựng nhà hát được ᴅuyệt là hai triệu franc Pháp – một khoản tiền rất rất lớn vào thời kỳ đó. Báo chí và nhiều quan chức cнíɴн phủ Pháp đặt ra hàng loạt câu hỏi về kinh phí xây dựng dự án:

  • Tại sao lại phải bỏ ra một khoản tiền lớn như vậy để xây dựng một nhà hát hát bề thế trong khi dân số của thành phố thuộc địa này ít hơn rất nhiều so với Paris?.
  • Có sự cấu kết ngầm giữa quan chức có quyền ᴅuyệt chi và nhà thầu để đội kinh phí lên?
  • Xây dựng Nhà Hát Lớn bề thế và nguy nga giữa thành phố để phục vụ cho tương lai của Hà Nội?

Đó vẫn là một câu hỏi mà đến bây giờ vẫn chưa có lời giải thuyết phục.

Ai là “cha đẻ” của Nhà Hát Lớn Hà Nội ?

Nhiều người cho rằng: Nhà Hát Lớn Hà Nội có nhiều nét tương đồng với Nhà hát Opéra Garnier của Pháp xây dựng vào nửa cuối thế kỷ 18. Tuy nhiên kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính không đồng tình với quan điểm này, ông chia sẻ: “Tôi đã từng nhiều lần đến thăm Nhà hát đó ở Paris và thấy rằng Nhà hát Lớn Hà Nội không phải là phiên bản của Nhà hát Garnier. Bởi vì Nhà hát Opéra Garnier rất đồ sộ, nguy nga và rất cầu kỳ với 2.600 chỗ, trong khi Nhà hát Lớn Hà Nội chưa đầy 1.000 chỗ. Nếu có giống nhau thì có chăиg là về chức năиg, cấu trúc, không gian mặt bằng mà thôi

Còn về mặt kiến trúc, Nhà hát Lớn Hà Nội là một sự phát triển đặc trưng của lối kiến trúc Pháp ở một nước thuộc địa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, trong đó có sự biểu hiện, tiếp nối của kiến trúc tân cổ điển và kiến trúc tân Ba rốc. Thậm chí có những nhân tố bản địa hóa rất đặc biệt, độc đáo và có giá trị thẩm mỹ tự thân chứ không bắt chước một cái nào của Opéra Garnier cả. Nếu đặt Nhà hát Lớn Hà Nội bên cạnh các nhà hát tiêu biểu trên thế giới thì nó rất độc lập, không giống nhà hát nào về mặt kiến trúc”.

Không ảnh Hà Nội thập niên 1930 – Nhà hát Lớn. Ảnh Manh Hai Flicker

Cũng theo một vài tài liệu mà người biên soạn bài viết này có được thì GS.KTS Hoàng Đạo Kính, người chủ trì côɴԍ việc ᴅuy tu Nhà Hát Lớn vào những năm 90 của thế kỷ 20 cũng từng băи khăи tác giả của côɴԍ tình này là ai? Nhiều kiến trúc sư đã tìm trong không ít нồ sơ ở Pháp và Việt Nam nhưng đến nay vẫn chưa biết được ai là cha đẻ của côɴԍ trình này.

Vì vậy, cũng dễ hiểu khi không chỉ các kiến trúc sư mà ngay cả chúng ta đều có mong muốn được tìm hiểu, làm rõ ai là tác giả thực sự của một côɴԍ trình độc đáo ở xứ Đông Dương thuộc địa xa vời với nước Pháp mà lại chín muồi đến thế…(còn nữa)

KTS Hồ Thiệu Trị, người sáng lập kiêm Tổng Giám đốc HTT Group, đồng thời cũng là người tham gia vào việc trùng tu Nhà hát Lớn Hà Nội trong giai đoạn 1995-1997 cho biết: “Năm 1994, lần đầu tiên từ Pháp về Việt Nam, tôi đến thăm nhà hát. Nhìn thoáng qua, tôi thấy côɴԍ trình giống như những nhà hát ở Pháp và Châu Âu, nhưng khi quan ѕáт kỹ, lại thấy phảng phất đường nét, chi tiết rất Việt Nam.

Nhà hát Lớn được thiết kế rất đúng với tinh thần của kiến trúc thuộc địa, ở thời điểm đó, tại Việt Nam chưa có mô hình nhà hát lớn nào làm hình mẫu. Sự tồn tại của Nhà hát Lớn Hà Nội đến giờ được coi là ᴅuy nhất ở Đông Nam Á”.

6 Likes

Bất ngờ kiến trúc khác lạ của Dinh Độc Lập thuở sơ khai – Công trình gắn liền với hàng loạt biến cố lịch sử của Sài Gòn - Quê hương Việt Nam

Trong gần 1 thế kỷ, Dinh Độc Lập nổi tiếng từng mang một tên gọi khác với một diện mạo khác hoàn toàn so với ngày nay.

Ngắm Dinh Độc Lập xưa

Được người Pháp xây dựng rất sớm tại Sài Gòn, Dinh Độc Lập từng là công thự đẹp nhất Á Ðông – nơi ở của những người quyền lực nhất và cũng là nơi chứng kiến nhiều biến cố lịch sử.

Ảnh tư liệu.

Dinh Norodom trên một tấm bưu thiếp thời xưa. Đây là một dinh thự lớn với mặt tiền rộng 80 m, mang phong cách kiến trúc thuộc địa, nằm trong một khuôn viên rộng với nhiều cây xanh và thảm cỏ.

Từ khi xây xong cho đến 1887, dinh được dành cho Thống đốc Nam kỳ ở (Gouverneur de la Cochinchine) nên còn gọi là Dinh Thống đốc. Từ 1887 đến 1945, nhiều đời toàn quyền Pháp đã sử dụng dinh thự này làm nơi ở và làm việc trong suốt thời kỳ xâm lược Ðông Dương. Đây cũng là cơ quan biểu thị cho bộ máy cai trị Pháp trên toàn cõi Ðông Dương.

Một bức ảnh chụp toàn cảnh Dinh Norodom từ máy bay. Ảnh tư liệu.

Dinh rộng 4.500 m2, diện tích sử dụng 20.000 m2, gồm 3 tầng chính, sân thượng, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và một sân thượng cho máy bay trực thăng.

Hơn 100 căn phòng của dinh được trang trí theo phong cách khác nhau tùy theo mục đích sử dụng bao gồm các phòng khánh tiết, phòng họp hội đồng nội các, phòng làm việc của Tổng thống và của Phó tổng thống, phòng trình ủy nhiệm thư, phòng đại yến…

Dinh Norodom trong tấm bưu thiếp in năm 1914. Ảnh tư liệu.

Dinh cao 26 m, tọa lạc trong khuôn viên rợp bóng cây. Giữa những năm 1960, đây là công trình có quy mô lớn nhất miền Nam và có chi phí xây dựng cao nhất (150.000 lượng vàng). Tầng hầm chịu được oanh kích của bom lớn và pháo.

Khu vực cổng dinh Norodom thập niên 1920. Ảnh tư liệu.

Mặt tiền dinh được trang trí cách điệu các đốt mành trúc phỏng theo phong cách các bức mành của các ngôi nhà Việt và họa tiết các ngôi chùa cổ tại Việt Nam. Các phòng được trang trí nhiều tác phẩm non sông cẩm tú, tranh sơn mài, tranh sơn dầu.

Phòng tiếp tân của Dinh Norodom thập niên 1920. Ảnh tư liệu.

Khi thiết kế, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ muốn tìm một ý nghĩa văn hóa cho công trình nên mọi sự xếp đặt từ bên trong nội thất cho đến tiền diện bên ngoài, tất cả đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền, nghi lễ phương Đông và cá tính của dân tộc, kết hợp hài hoà với nghệ thuật kiến trúc hiện đại.

Lầu bát giác trong vườn Dinh Norodom, thập niên 1920. Công trình này ngày nay νẫи còn. Ảnh tư liệu.

Những bức ảnh lịch sử về Dinh Độc Lập

Toàn quyền Alexandre Varenne chụp ảnh lưu niệm cùng các quan chức tại Dinh Norodom ngày 18.11.1925. Ảnh tư liệu.

Tượng đài Gambetta nằm ở ngã tư Norodom – Pellerin (nay là ngã tư Lê Duẩn – Pasteur), phía trước Dinh Norodom. Ảnh tư liệu.

Dinh Norodom năm 1950. Ảnh: Life.

Từ năm 1955, Dinh Norodom được đổi tên thành Dinh Độc Lập. Trong ảnh là Dinh Độc Lập trên một bưu thiếp in sau năm 1955. Ảnh tư liệu.

Ngày 26.2.1962, hai viên phi côɴԍ thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Nguyễn Văи Cử và Phạm Phú Quốc đã иổi loạn, ʟái hai máy bay AD-6 ném ʙoм vào Dinh Độc Lập, làm sập toàn bộ phần cнíɴн cánh trái của dinh. Ảnh: Douglas Pike.

Ảnh: Life.

Bà Trần Lệ Xuân đứng cạnh đống đổ nát của Dinh Độc Lập sau vụ ném ʙoм. Do không thể khôi phục côɴԍ trình, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã cho san bằng và xây một dinh thự mới ngay trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.

Ảnh: Rayr8.

Dinh Độc Lập mới khi sắp được xây dựng hoàn thành, năm 1966. Công trình này sau đó đã trở thành một biểu tượng lịch sử của cuộc cнιếɴ тʀᴀɴн Việt Nam. Ngày nay, tên gọi cнíɴн thức của Dinh là Hội trường Thống Nhất.

6 Likes

Cô Tư Hồng: Hành trình từ me Tây trở thành nữ đại gia khét tiếng, sở hữu nhiều ngôi nhà Hà Nội - Quê hương Việt Nam

Hơn một thế kỷ trước, cô Tư Hồng là một người nổi tiếng bậc nhất Hà Nội. Có đồn đại rằng đây là một “mệnh phụ phu nhân” có lòng tốt, chuyên phát chẩn cho dân nghèo, nay vẫn còn phần mộ tại Hà Nội. Nhưng có một sự thật ngỡ ngàng ở phía sau người đàn bà này mà ít người biết đến.

Cô Tư Hồng – Tay trắng làm nên nghiệp lớn

Trở thành phu nhân của quan tư Laglan, cuộc đời bà Tư Hồng có nhiều bước ngoặt lớn.

Bằng mánh lới buôn bán học từ người chồng trước và tận dụng địa vị của người chồng sau, bà từng bước đặt chân vào giới kinh doanh, thầu khoán Hà thành. Năm 1892, bà gây chấn động khi là người phụ nữ đầu tiên mang hồ sơ đến cơ quan sở tại, phụ trách về thương nghiệp xin thành lập công ty thầu An Nam.

Bà Tư Hồng thông thạo tiếng Pháp, hiểu rõ luật và quy định của chính phủ bảo hộ nên nhanh chóng được cấp phép mở công ty.

Bà Tư Hồng – người phụ nữ có cuộc đời bí ẩn, gây nhiều tranh cãi.

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến – người nhiều năm sưu tầm, nghiên cứu và viết sách về bà Tư Hồng chia sẻ: ‘Nhận thấy quan tư Laglan là người có địa vị, tiếng nói trong việc đấu thầu cung cấp thực phẩm cho các đơn vị quân đội Pháp ở miền Bắc, bà Tư Hồng nhanh chóng lập công ty, nhằm chiếm các hợp đồng béo bở này’.

Nhờ tác động của chồng bà Tư Hồng, công ty An Nam đã trúng thầu hợp đồng đầu tiên cung cấp thực phẩm cho đơn vị quân Pháp đóng ở Phúc Yên (Vĩnh Phúc) và các hợp đồng cung cấp lương thực, thực phẩm cho các trại giam.

Hai năm sau, năm 1894, bà Tư Hồng trở nên nổi tiếng khi gạt được các doanh nghiệp có máu mặt của người Hoa, người Pháp, trúng thầu hợp đồng rất lớn: Phá dỡ thành Hà Nội.

Để trúng thầu dự án này, bà Tư Hồng chấp nhận hạ giá thầu xuống mức thấp nhất. Bà về Hà Nam, thuê nông dân lên làm và thưởng tiền cho ai giới thiệu đủ 10 nhân công đến. Bà mua một căn nhà mặt phố Hàng Da làm nơi giao dịch, tiếp nhận nhân công. Đồng thời, bà về làng rèn ở Xuân Phương (Từ Liêm) đặt sản xuất búa, xà beng với giá rẻ.

Không chỉ vậy, bà còn trực tiếp quản lý, điều hành đội ngũ nhân công hiệu quả. Lực lượng lao động hùng hậu, bà chia thành các nhóm, mỗi nhóm 12 người, cứ 4 nhóm hợp thành một đội. Mỗi đội có đội trưởng quản lý, đốc thúc.

Để nhân công có điều kiện làm việc, bà dựng lán trại, kiểm soát vệ sinh, phòng tránh dịch bệnh, cung cấp đồ ăn sạch sẽ. Có thời điểm, đội phu của bà lên tới cả ngàn người. Với cách bố trí, tổ chức như vậy, chỉ hơn 2 năm, bà Tư Hồng hoàn thành gói thầu, sớm hơn dự kiến 6 tháng.

Bằng đầu óc tính toán sắc bén, số gạch đá cũ dỡ từ thành Hà Nội, bà mua đất, dựng hàng loạt ngôi nhà ở Cửa Đông, 8 căn nhà Hàng Da, 1 biệt thự ở ngõ Hội Vũ, nhà ở phố Quán Sứ và xây trường dòng Punigier năm 1897 (Trường THPT Việt Đức ngày nay). Như vậy, số tiền từ kinh doanh nhà ở đã bù lỗ cho khoản tiền bà bỏ ra thuê nhân công. Chẳng mấy chốc, sản nghiệp của bà Tư Hồng tăng lên nhanh chóng.

Thành công liên tiếp, bà Tư Hồng mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang thực phẩm, cung cấp lúa gạo cho các nhà tù và vận chuyển tàu biển. Đội vận chuyển đường thủy của bà, trừ lái tàu và thợ xúc than là đàn ông, phần lớn là phụ nữ.

Thành Hà Nội cuối thế kỷ 19. Ảnh: Tư liệu

Thị phi thêu dệt hay cô Tư Hồng có tấm lòng nhân hậu?

Bên cạnh việc nổi tiếng trong giới thương gia vì khả năng kinh doanh nhạy bén, gia sản thuộc hàng khủng, bà Tư Hồng bị nhiều người mỉa mai, khinh bỉ vì định kiến đương thời. Vì thời đó, người ta thường gán những phụ nữ lấy chồng tây là hư hỏng, lẳng lơ…

Tuy vậy, một số giai thoại cho thấy, bà là người phụ nữ có tấm lòng nhân hậu. Sắc sảo, ghê gớm với giới nhà giàu nhưng bao dung với người nghèo.

Hoàng thành Thăng Long ngày nay. Ảnh: VietNamNet

Hoàng thành Thăng Long ngày nay. Ảnh: VietNamNet

Năm 1902-1903, ba tỉnh miền Trung mất mùa, thóc gạo khan hiếm. Bà Tư Hồng đang cho chở đầy một thuyền gạo từ Nam ra Bắc, dự định để bán nhưng chứng kiến cảnh lầm than, bà quyết định chuyển số hàng đó vào miền Trung cứu tế.

Hành động này của bà đến tai triều đình, vua Thành Thái ban cho bà hàm ‘Ngũ phẩm nghi dân, với biển vàng ‘Lạc quyên nghĩa phụ’.

Trên bảng sắc phong, nhà vua viết: ‘Nữ trung phong nhã chi bảo, hồng trần bạt tục. Thế thượng vân lôi cho hội, bạch thủ thành gia’, dịch nghĩa: ‘Hào hoa phong nhã bậc nhất chị em, đàn bà khác thường. Gặp thời mây tuôn sấm dậy, tay trắng nên nhà’.

Chưa dừng lại ở đó, bà còn cho mổ bò, chia mỗi suất một cân gạo cùng một lạng thịt bò, phát cho các hộ dân vùng đói, đồng thời bỏ tiền túi mua thuốc, đưa đến tận tay người bệnh khi có dịch bệnh hoành hoành.

Ngõ Hội Vũ – nơi ghi đậm dấu ấn của bà Tư Hồng.

Là người phụ nữ có nhan sắc nhưng phận đời bà Tư Hồng đầy truân chuyên. Bà trải qua ba lần đò và không có con. Sau này, bà cũng không có kết cục viên mãn bên quan tư Laglan.

Chia tay với người chồng Pháp, bà sống một mình ở trang trại thuộc làng Bạch Mai (nay trong khu vực Đại học Bách khoa Hà Nội).

‘Cuộc đời bà Tư Hồng là bí ẩn nhưng những dấu ấn bà của bà ở Hà Nội vẫn tồn tại, đó là điều chúng ta không thể phủ nhận’, nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến nói.

6 Likes

Giải mã bí ẩn của Sài Gòn xưa trong bài vè “bất hủ”: Ăn quận 5 – Nằm quận 3 – Múa ca quận 1 - Quê hương Việt Nam

Với người Sài Gòn giữa thế kỷ trước, muốn ăn ngon phải ra quận 5, mua nhà tại quận 3, vui chơi ở quận 1 và đặc biệt tránh xa quận 4 vì nổi tiếng với nạn trấn lột.

Sài Gòn xưa muốn ăn ngon phải ra quận 5

Hơn 50 năm trước, Sài Gòn rất phổ biến bài vè về đặc điểm của những khu dân cư gọi là “đắc địa” của Hòn ngọc Viễn Đông. “Ăn quận 5, nằm quận 3, múa ca quận 1, trấn lột quận 4” – mô tả này ngắn gọn nhưng đầy đủ về thành phố lớn nhất nước:

Trong lịch sử 300 năm của thành phố Sài Gòn – Gia Định, quận 5 là nơi có cộng đồng người Hoa đông đúc. Khu vực còn gọi là Chợ Lớn này nổi tiếng với hàng loạt nhà hàng, khách sạn đủ phong cách, hương vị đặc trưng Trung Quốc.

Quán ăn của người Hoa ở quận 5 rất hút người Sài Gòn xưa.

Người Việt Nam quan niệm ăn cơm Tàu là ngon, là sang và tục này nhiều người giờ đây vẫn giữ. Mười đám cưới thì quá nửa chọn thực đơn của người Hoa nên người Sài Gòn nói “ăn quận 5” ý là như thế.

Ngoài cơm, quận 5 còn khá nhiều món trứ danh như hủ tíu Triều Châu, vịt quay, cơm chiên Dương Châu… Hiện, khu vực Chợ Lớn và rải rác khắp TP HCM vẫn còn rất nhiều hàng quán với các món ăn danh tiếng này.

Chợ Lớn xưa

“Nằm quận 3” là đề cập đến nhà cửa lý tưởng nhất là ở khu vực này – trung tâm thành phố. Hàng loạt biệt thự, cư xá, cao ốc khang trang, đẹp có tiếng thời bấy giờ tập trung trên những con đường rợp bóng cây xanh, yên tĩnh như Tú Xương, Đoàn Thị Điểm, Ngô Thời Nhiệm, Hồ Xuân Hương…

Cư dân sống ở đây ngủ yên, ngủ ngon vì không có hàng quán, chợ búa ồn ào, phiền nhiễu. Giá nhà vì thế mà rất đắt đỏ, là niềm mơ ước của tất cả những người gắn bó với Sài Gòn.

Có lịch sử phát triển sớm cũng như nhộn nhịp, xa hoa nhất Sài Gòn vẫn là quận 1. Các dinh thự, ngân hàng, cao ốc, công ty, trung tâm mua sắm, siêu thị, nhà hàng, khách sạn sang trọng, bề thế đều tập trung ở đây. Ban ngày nhộn nhịp người vào ra, ban đêm cũng rộn ràng không kém.

Vũ trường Maxim’s nổi tiếng của quận 1 xưa.

Thời ấy, sau những ngày lao động mệt nhọc, dân Sài Gòn đều tụ tập đến sân khấu, phòng trà, xinê ở quận 1 để nghe nhạc, xem kịch, phim… Tại đây có các vũ trường hoành tráng không thua phương Tây như Đại Nam, Kim Sơn, Mỹ Phụng, Quen Bee, Tự Do rồi đến Maxim’s… Trải qua hàng trăm năm, quận 1 hiện vẫn là trung tâm tập trung đủ loại múa ca.

Tránh xa quận 4

Chỉ cách quận 1 con kênh Tàu Hủ, song nhắc đến quận 4 nhiều người vẫn dè chừng về vùng đất dữ nhiều khu ổ chuột đầy rẫy giang hồ, cướp bóc, trấn lột . Đời sống người dân khá nghèo khó, là khu vực của dân lao động, thợ thuyền, buôn bán nhỏ, công nhân khuân vác ở kho cảng Sài Gòn. Họ ở trong những căn nhà lụp xụp, những ngõ hẻm tối tăm, nơi tệ nạn xã hội hoành hành không thể kiểm soát…

Quận 4 dần thành “đất lành” cho các băng đảng xã hội đen, buôn lậu, mại dâm, ma túy, trộm cướp lập căn cứ địa. Những con đường ở đây ban đêm không ai dám đi một mình bởi tình trạng giật dây chuyền, túi xách, cướp xe xảy ra như cơm bữa.

Quận 4 với các khu nhà ổ chuột là căn cứ địa của giang hồ, nổi tiếng nạn trấn lột, trộm cướp.

Tuy nhiên, hiện đây là khu vực thay đổi nhiều nhất Sài Gòn. Đường sá mở rộng, nhà phố sửa sang, khu dân cư cao tầng thay thế cho những ngôi nhà lụp xụp. Từ một quận nghèo, nhếch nhác, mất an ninh, quận 4 trở thành một vùng dân cư đầy triển vọng.

Một nhà nghiên cứu văn hóa ở TP HCM cho biết, đến nay vài quán ăn Tàu ở quận 5 vẫn rất ngon nhưng chỉ những người sành ăn tìm đến. Nếp ăn cơm Tàu xưa cũng không còn ở người trẻ. Tốc độ đô thị hóa, dân số ở Sài Gòn tăng quá nhanh, tình trạng kẹt xe, ô nhiễm bùng phát khiến những đặc trưng xưa dần phai nhạt.

“Giờ ở quận nào cũng có thể có quán ăn Tàu, tuy không ngon nhưng nhịp sống nhanh khiến ít người quan tâm đến việc thưởng thức. Quận 3 cũng là điểm kẹt xe và không êm đềm như trước nữa. Quận 4 thì thay đổi chóng mặt và đang dần thoát khỏi cụm từ quận giang hồ trước đây”, nhà nghiên cứu này nói.

Theo Vnexpress

6 Likes

CHIỀU SÂN GA!

6 Likes

Có quà 1/6 tím rồi , cả nhà hôm nay có quà :smiling_face_with_three_hearts::shamrock:!

5 Likes

Có công mài sắt có ngày nên kim. Chúc mừng các bạn đã học được cách bình tĩnh mua bán khi Chim Đại Bàng RŨ Cánh nhé :heavy_dollar_sign::apple::christmas_tree::rose:

6 Likes

Nay CMX cất cánh rồi ạ, cảm ơn chị Tím :heart:

3 Likes

Các bạn có ai mua VCI 37.x, 38.x? :heavy_dollar_sign::apple::christmas_tree::kissing_heart:
P/S: HHT cho điểm mua phía trên khi TT rung lắc đấy!

7 Likes

Hôm nay có quà hết, cảm ơn chị Tím :heart:!

5 Likes

Toàn Chim Đại Bàng Đại Tướng Rũ Cánh đấy :kissing_heart::christmas_tree::apple::heavy_dollar_sign::rose:

6 Likes

có quà c Tím phát rùi nhé :))))

4 Likes

VCI, CMX… bạn nào cũng lãi rồi nhé. HHT đã đưa các bạn lên tàu và đi trên tàu một cách ngoạn mục. Tàu đi tiếp các bạn tự đào tạo cho mình cách kiếm lợi nhuận tốt nhất nhé :apple::heavy_dollar_sign::christmas_tree::kissing_heart:

7 Likes

CMX: CMX tin chia 10% CP, ai thích thì nhận CP thưởng nhé. :apple::heavy_dollar_sign::christmas_tree::kissing_heart:

5 Likes

chúc c Tím ngày mới happy nhé :star_struck:

3 Likes

Thanks bạn! Chúc bạn nhiều may mắn nhé :apple::heavy_dollar_sign::christmas_tree:

3 Likes