Topic cập nhật tin tức doanh nghiệp

, , , , , ,

I. TIN NHANH DOANH NGHIỆP

  1. VHC: Xuất khẩu trúng lớn, ngành cá tra vui như trẩy hội, riêng “nữ hoàng cá tra” tài sản cổ phiếu đã vượt 7.400 tỷ đồng

  2. REE: Mảng năng lượng tăng trưởng thần tốc vượt qua cơ điện lạnh, doanh thu tăng 152% mang về gần 3.000 tỷ đồng

  3. Cuộc đua M&A ngành nước: BWE và DNP “ráo riết” gom công ty nước địa phương, REE vẫn “bình chân như vại”

  4. DBC: Dự án đầu tư có tổng quy mô vốn hơn 600 tỷ đồng của Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC) tại Hòa Bình vừa bị chính quyền địa phương yêu cầu dừng thi công

  5. MWG: Lợi nhuận mùa Tết tăng trưởng 8%, không theo đuổi mục tiêu tăng biên lợi nhuận gộp năm 2022

  6. HQC: Nhóm cổ đông lớn Hoàng Quân muốn thuê kiểm toán vào làm rõ các khoản nợ với vợ chồng Chủ tịch HĐQT cùng các cá nhân khác

  7. HPX: 6 CTCK ra tay, 3.900 tỉ đồng chảy về Hải Phát Invest

😎 HQC: Thấy gì ở địa ốc Hoàng Quân? Dù hoạt động kinh doanh bết bát, Địa ốc Hoàng Quân đang sở hữu quỹ đất nhà ở xã hội và nhà ở thương mại rộng lớn, điều mà Nhóm Louis Land đặc biệt quan tâm.

  1. EIB: Hơn 15% cổ phần Eximbank mà SMBC sở hữu sẽ về tay ai? Eximbank (mã EIB) sẽ tiến hành ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 vào tháng 4/2022. ĐHĐCĐ lần này sẽ quyết định nhiều vấn đề đột phá phát triển của Ngân hàng này.

  2. DXG: Đất Xanh đang dần chuyển đổi chiến lược từ chỉ tập trung vào bất động sản đơn lẻ sang kết hợp phát triển các khu đô thị có diện tích lớn với đầy đủ tiện ích, hệ sinh thái.

  3. DXG: Đất Xanh lên kế hoạch lãi 1.400 tỷ, dừng kế hoạch phát hành riêng lẻ

  4. NVL: Novaland tăng tốc gom đất

  5. HPG: Hòa Phát đề xuất xây dựng cảng biển và nhà máy thép tại Quảng Trị

  6. G36: ĐHĐCĐ Tổng công ty 36 - Đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế giảm 50% năm 2022

  7. POW: Trước khi bị phạt gần 200 triệu vì lỗi công bố thông tin và nhân sự, PV Power làm ăn sao?

  8. LAS: Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2022 tăng lên 102 tỷ đồng

  9. BSR: Lọc hóa dầu Bình Sơn vẫn “loay hoay” với Ethanol Dung Quất

II. TIN MUA BÁN, PHÁT HÀNH

  1. CII: VIAC (No.1) Limited Partnership đăng ký bán 5,5 triệu CP từ 1/4 - 30/4.

  2. CMV: Sắp đấu giá công khai hơn 2,936 triệu cổ phiếu CMV

  3. FCN: Cổ phiếu FECON tăng, lãnh đạo chốt lời

  4. DVN: Dược Việt Nam (DVN) - Tập đoàn Đầu tư Việt Phương đăng ký bán toàn bộ 40,29 triệu cổ phiếu, tương đương 17% số lượng cổ phiếu niêm yết.

  5. APG: Chủ tịch Chứng khoán APG đăng ký mua vào 2 triệu cổ phiếu APG khi thị giá đã giảm hơn 16% từ vùng đỉnh

  6. AGG: Bất động sản An Gia đặt kế hoạch doanh thu tăng gấp 3 lần, dự kiến chào bán 1.000 tỷ đồng trái phiếu

  7. AGG: 4 thị trường trọng điểm của An Gia trong năm 2022, đang đàm phán mua thêm quỹ đất 30-50 ha

  8. PNJ kỳ vọng lợi nhuận năm 2022 vượt 1.300 tỷ đồng (+28%), dự kiến phát hành 82 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.

3 Likes

Xuất khẩu trúng lớn, ngành cá tra vui như trẩy hội, riêng “nữ hoàng cá tra” tài sản cổ phiếu đã vượt 7.400 tỷ đồng

Xuất khẩu cá tra “trúng lớn”, riêng thị trường Trung Quốc tăng trưởng ba con số

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tổng giá trị xuất khẩu cá tra 2 tháng đầu năm đạt 384,8 triệu USD, tăng 93,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị xuất khẩu cá tra sang một số thị trường hàng đầu tăng trưởng tới ba con số.

Cụ thể, tính tới hết tháng 2-2022, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang Mỹ đạt 94,57 triệu USD, tăng 119,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, tháng 2 đạt gần 42 triệu USD, tăng 167%. Kết thúc tháng 2, Mỹ là thị trường xuất khẩu cá tra số 1 của các doanh nghiệp Việt Nam.

Dự báo sự phục hồi và nhu cầu tiêu thụ mạnh của thị trường Mỹ vẫn tiếp tục trong nửa đầu năm nay. Giá cá tra nguyên liệu trong nước tăng lên mức từ 30.000 - 32.000 đồng/kg thúc đẩy giá xuất khẩu trung bình tăng.

Thị trường Trung Quốc - Hong Kong: tổng giá trị xuất khẩu 2 tháng đầu năm đạt 85,8 triệu USD, tăng 239,6% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 22,3%. Với kết quả này, Trung Quốc - Hong Kong đang đứng vị trí thứ 2 (sau Mỹ).

Khối CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gồm 11 nước): xuất khẩu cá tra sang khối này trong hai tháng đầu năm nay đạt 52,5 triệu USD, tăng 51,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sang Mexico đạt 18,3 triệu USD, tăng 23,3%; Canada đạt 9,6 triệu USD, tăng 81,5%; Úc đạt 6,8 triệu USD, tăng 19%; Malaysia đạt 5,6 triệu USD, tăng gần 165%.

Theo VASEP, nếu tình hình COVID-19 trên thế giới được kiểm soát tốt, kinh tế bình thường trở lại, dự báo trong ít nhất hai quý tới, xuất khẩu cá tra sang CPTPP tăng trưởng dương tới hai con số.

Thị trường châu Âu (EU): Hai tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu cá tra sang EU đạt gần 28 triệu USD, tăng gần 76% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giá trị xuất khẩu sang Hà Lan đạt gần 10 triệu USD, tăng 78,3%; Đức đạt 3,4 triệu USD, tăng 98%; Bỉ đạt 2,8 triệu USD, tăng 64,3%; Tây Ban Nha đạt 2,7 triệu USD, tăng 53%.

Ngoài các thị trường chính trên, giá trị xuất khẩu cá tra sang các thị trường tiềm năng khác như Brazil, Thái Lan, UAE, Anh cũng tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngành cá tra vui như trẩy hội

Xuất khẩu cá tra tăng trên tất cả các thị trường, đặc biệt có thị trường Trung Quốc tăng 3 chữ số. Trên nền tảng này, các doanh nghiệp cá tra xuất khẩu “trúng lớn” kết quả kinh doanh thăng hoa.

Là nhà xuất khẩu cá tra hàng đầu thế giới chiếm 40% thị phần ở Mỹ, các thị trường chính của Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (mã: VHC) bao gồm Mỹ, EU và Trung Quốc. Công ty có kết quả kinh doanh tăng rất mạnh đầu năm nay. Theo Vĩnh Hoàn, tháng 2/2022, công ty ghi nhận tổng doanh thu 1.075 tỷ đồng (bao gồm Sa Giang), tăng 137% so với cùng kỳ và tăng 30% so với tháng trước. Trong đó, sản phẩm chủ lực là cá tra phile tăng 160%, đạt 785 tỷ đồng và chiếm hơn nửa tổng doanh thu tháng. Tăng mạnh nhất vẫn là tạp phẩm (miscellanous) với 852% lên 118 tỷ đồng. Ngoài ra, sản phẩm phụ tăng 29%, chăm sóc sức khỏe tăng 18%, bánh phồng tôm tăng 87% trong khi sản phẩm giá trị gia tăng giảm 38%.

Về thị trường xuất khẩu, doanh số xuất khẩu vào Mỹ tăng mạnh 221% lên 627 tỷ đồng, Trung Quốc tăng 73%, châu Âu tăng 19%. Trong khi đó, thị trường nội địa (đa phần qua công ty con Sa Giang) đạt 192 tỷ đồng, tăng 147%. So với tháng trước, thị trường Mỹ tăng 89% và Trung Quốc tăng 170%, ngược lại châu Âu giảm 44% và nội địa giảm 5%.

Lũy kế 2 tháng đầu năm, doanh thu Vĩnh Hoàn đạt 1.900 tỷ đồng, tăng 73% so với cùng kỳ năm trước.

Kết quả kinh doanh tăng mạnh, cổ phiếu VHC thăng hoa. Chốt phiên 25/3, VHC đã tăng lên mức 94.000 đồng/cổ phiếu đưa vốn hoá của doanh nghiệp lên mức 17.102 tỷ đồng. Tính từ đầu năm đến nay, VHC đã tăng 32.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng mức tăng 51%. Đây là mức tăng mạnh so với mặt bằng VN-Index hầu như không tăng trong đầu năm nay.

image
Chủ tịch Hội đồng quản trị Vĩnh Hoàn là Bà Trương Thị Lệ Khanh - người được mệnh danh là “Nữ hoàng cá tra” tại Việt Nam có mức tăng tài sản nhanh chóng nhờ sự thăng hoa của cổ phiếu VHC. Theo danh sách, bà Khanh là cổ đông lớn nhất sở hữu 43,5% vốn của Vĩnh Hoàn, tương ứng 79,15 triệu cổ phiếu. Tại ngày 25/3, tổng giá trị cổ phiếu VHC của bà Khanh đã đạt 7.440 tỷ đồng, tăng hơn 2.540 tỷ đồng so với đầu năm nay. Với sự gia tăng tài sản nhanh chóng đầu năm nay, bà Lệ Khanh đã vươn lên vị trí 24 người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt.

Công ty Cổ phần Nam Việt (mã: ANV) với thị trường xuất khẩu rộng mở Trung Quốc, Mỹ được dự báo hưởng lợi rất lớn từ việc doanh số xuất khẩu cá tra tăng mạnh. Theo POR16, ANV là một trong 2 doanh nghiệp được hưởng lợi khi miễn thuế chống bán phá. ANV đã phải rời thị trường Mỹ trong năm 2014. Và với thông tin được quay trở lại thị trường kỳ vọng đây sẽ là sự tăng trưởng lớn đối với ANV trong năm 2022 do Mỹ là thị trường có giá cá tra nhập khẩu cao nhất.

Công ty Chứng khoán EVS dự phóng doanh thu năm 2022 của ANV có thể đạt 5.300 tỷ đồng, tăng 49% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế 600 tỷ đồng tương đương với EPS 2022F là 4.720 đồng.

Giá cổ phiếu ANV chốt ngày 25/3 đạt 43.000 đồng/cổ phiếu, tăng 30,3% so với đầu năm. Vốn hoá doanh nghiệp đạt 5.681 tỷ đồng.

Công ty cổ phần Xuất Khẩu Cửu Long – An Giang (mã: ACL), là nhà doanh nghiệp chế biến xuất khẩu fillet cá tra đông lạnh đứng thứ 7 về doanh thu trong số các công ty niêm yết tại Việt Nam. Hàng năm, ACL xuất khẩu khoảng 13.000~15.000 tấn fillet cá tra đông lạnh tới hơn 70 quốc gia trên thế giới, trong đó chủ yếu là Nam Mỹ, Trung Đông và Châu Á. Năm 2021, ACL đạt tổng doanh thu 1.200 tỷ đồng (+27.5% so với cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế 43 tỷ đồng (+50.9% so với cùng kỳ). Với việc xuất khẩu tăng mạnh, nhiều công ty chứng khoán dự báo ACL sẽ tăng mạnh doanh thu và lợi nhuận trong năm nay. Cổ phiếu ACL đã tăng 30,8% lên mức 23.550 đồng/cổ phiếu. Vốn hoá doanh nghiệp đạt 1.180 tỷ đồng.

Cổ phiếu IDI của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đa quốc gia những ngày gần đây cũng liên tục tăng trần lên mức 25.650 đồng/cổ phiếu, tăng 70% chỉ trong 2 tháng đầu năm. Kể từ sau đợt sụp đổ cuối năm ngoái, cổ phiếu IDI có sóng mạnh trong tháng 3. IDI là doanh nghiệp chuyên về cá tra, doanh thu hàng năm rất lớn nhưng giá vốn bán hàng cao khiến cho lợi nhuận của doanh nghiệp bị lép vế so với các doanh nghiệp cùng ngành. Tuy vậy, với sự tăng trưởng mạnh xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc thì IDI được dự báo sẽ hưởng lợi.

Hưởng lợi từ cuộc chiến Nga - Ukraine, xuất khẩu dự báo còn tăng

Theo các chuyên gia, chu kỳ ngành cá tra đi lên trên nền thấp của năm 2020 - 2021 do ảnh hưởng bởi đại dịch. Do đó, sau đại dịch nhu cầu cá tra tăng trở lại mạnh mẽ chính là cơ sở để các doanh nghiệp cá tra thăng hoa về doanh thu và lợi nhuận.

Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) lại cho rằng, động lực cung cầu thuận lợi sẽ nâng cao giá bán cá phi lê của doanh nghiệp. Tính đến giữa tháng 2/2022, giá cá tra nguyên liệu của Việt Nam tăng 27% so với cùng kỳ lên 1,2 USD/kg do nhu cầu mạnh mẽ nói trên và nguồn cung cá tra Việt Nam bị kìm hãm do (1) dịch COVID-19 làm gián đoạn sản xuất cá tra ở như hoạt động nuôi trồng và chế biến bị gián đoạn trong năm 2021 và (2) giá cá tra thấp không khuyến khích hoạt động nuôi trồng trong năm 2021. Do đó, tình trạng khan hiếm nguồn cung này có thể kéo dài đến gần hết năm 2022 do nguồn cung cá tra của Việt Nam sẽ không phục hồi hoàn toàn cho đến năm 2023.

Ngành cá tra còn được đánh giá là hưởng lợi từ cuộc chiến Nga - Ukraine. Cụ thể, theo Công ty Chứng khoán Mirae Asset, cá tra Việt Nam hưởng lợi trực tiếp từ việc Nga bị cấm vận. Cá Minh Thái là loại cá thịt trắng cạnh tranh trực tiếp với cá tra Việt Nam trên thị trường thế giới. Hàng năm Nga xuất khẩu khoảng 400 triệu USD cá Minh Thái. Năm 2022 khi nga bị cấm vận bởi Mỹ và các quốc gia Tây Âu sẽ là cơ hội lớn cho cá tra Việt Nam.

“Giá xuất khẩu tăng và nguồn cung trong nước khan hiếm đã đẩy giá cá tra nguyên liệu trong nước cuối tháng 2/2022 tăng 20% so với đầu năm 2022. Căn cứ tình trạng nhu cầu thế giới và nguồn cung trong nước như hiện nay, chúng tôi tin rằng giá cá tra sẽ tiếp tục được hưởng lợi cho tới cuối quý 3/2022”, Mirae Asset nhận định.

Công ty Chứng khoán Rồng Việt cho biết, thị trường năng lượng và thực phẩm trên thế giới đang xáo trộn khi Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ và các quốc gia khác áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga. Nếu việc tiếp cận thị trường quốc tế bị hạn chế, ngành thủy sản của Nga sẽ đối mặt với một tương lai không rõ ràng.

Năm 2021, giá trị xuất khẩu thủy sản của Nga đạt 5,85 tỷ USD. Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Nga với 50% thị phần trong khi Trung Quốc chiếm 18% tổng giá trị xuất khẩu. Các cảng của Hàn Quốc có thể đóng vai trò là điểm trung chuyển hàng thủy sản của Nga đến Trung Quốc, nhưng kênh phân phối này có thể sẽ sớm đóng cửa. Hàn Quốc ngày 28/2 cho biết sẽ cố gắng giảm bớt hoạt động thương mại với Nga. Mỹ, EU và Hàn Quốc hiện đang xem xét các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với hàng hóa của Nga, với một số chính trị gia Mỹ đặc biệt thúc đẩy lệnh cấm đối với thủy hải sản của Nga. Trung Quốc cũng đã và đang giảm mua hải sản của Nga vì chính sách Zero Covid.

Doanh số cá minh thái phi lê của Nga đạt 76.000 tấn (MT) và trị giá 247 triệu USD; và doanh số cá tuyết đạt 34.200 tấn, trị giá 239,5 triệu USD vào năm 2021. VDSC tin rằng cá tra của Việt Nam có thể là một lựa chọn thay thế lý tưởng cho sự thiếu hụt phi lê của Nga do giá cả cạnh tranh.

"Năm 2021, giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt 1,6 tỷ USD với 800.000 tấn. Trung Quốc là nhà nhập khẩu lớn nhất các sản phẩm cá thịt trắng của Nga. Do đó, các công ty cá tra xuất khẩu sang Trung Quốc có thể hưởng lợi bằng cách bù đắp sự thiếu hụt của Nga trong thời gian tới, bao gồm Vĩnh Hoàn (VHC), Nam Việt (ANV), Công ty I.D.I (IDI).

Tuy nhiên, với nhu cầu cá thịt trắng toàn cầu ngày càng tăng, các công ty đủ năng lực xuất khẩu sang các nước phương Tây sẽ tiếp tục tăng xuất khẩu sang các thị trường này thay vì tận dụng cơ hội xuất khẩu sang Trung Quốc, do giá xuất khẩu của thị trường phương Tây ở mức cao sẽ giúp họ tối đa hóa lợi nhuận", báo cáo của VDSC nhận định.

Theo VASEP, xuất khẩu cá tra đang hồi phục sau hơn 2 năm ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19. Tuy nhiên, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu đang phải đối mặt với thiếu nguyên liệu, giá cá nguyên liệu tăng đột ngột, cước vận tải tăng theo giá xăng dầu thế giới… Do đó, dù tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái nhưng xuất khẩu vẫn còn ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh nên sự phục hồi này mới chỉ ở bước đầu.

2 Likes

Cơ điện lạnh (REE): Mảng năng lượng tăng trưởng thần tốc vượt qua cơ điện lạnh, doanh thu tăng 152% mang về gần 3.000 tỷ đồng

REE hoạt động theo mô hình Holdings với các lĩnh vực tham gia chính là Cơ điện lạnh, Bất động sản, Năng lượng và Nước. Trong năm 2021, mảng năng lượng đã vượt qua cơ điện lạnh mang về doanh thu lớn nhất cho REE, chiếm 51% tổng doanh thu công ty.

Theo báo cáo thường niên năm 2021 mới công bố của Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE), bất chấp các hoạt động diễn ra trong bối cảnh tình hình giãn cách xã hội kéo dài do đại dịch COVID-19, REE đạt kết quả doanh thu hợp nhất 5.810 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.855 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 3% và 13,9% so với năm 2020.
image
Theo bà Nguyễn Thị Mai Thanh – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty, mảng Năng lượng ghi nhận một năm với kết quả kinh doanh vượt trội phần lớn nhờ vào tình hình thủy văn khả quan và hoạt động trọn năm của danh mục 86 MWp dự án điện mặt trời áp mái vận hành thương mại từ cuối năm 2020, cùng với tình hình hoạt động ổn định của mảng Nước.

Mảng Cho thuê Văn phòng tiếp tục duy trì tỷ lệ lấp đầy cao mặc dù đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ tư đã mang lại nhiều thay đổi trong cách thức thuê văn phòng của khách hàng.

Các kết quả khả quan này đã bù đắp một phần cho hoạt động kinh doanh chững lại của mảng Cơ Điện Lạnh khi hầu hết các dự án xây dựng trên toàn quốc phải tạm ngừng do dịch bệnh và tình hình cạnh tranh khốc liệt trên thị trường máy điều hòa không khí.

Trong khi đó, các dự án mới của mảng Phát triển Bất động sản hiện chỉ đang trong giai đoạn triển khai ban đầu nên chưa ghi nhận doanh thu và lợi nhuận.

Bảng cân đối kế toán của REE thể hiện sức mạnh tài chính với tổng vốn chủ sở hữu đạt 13.302 tỷ đồng, tăng 16,1% so với năm ngoái. Nợ vay ròng hợp nhất đạt 9.230 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2021, tương đương với mức đòn bẩy ròng 56,4% - tăng 26,8% so với mức 29,6% trong năm 2020 do việc giải ngân các khoản vay mới cho dự án điện gió Trà Vinh V1-3 tại Công ty Mẹ và cho các dự án điện gió Lợi Hải 2 và Phú Lạc 2 tại CTCP Phong Điện Thuận Bình, cùng với việc hợp nhất CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hình từ Quý 2 năm nay.

Các hoạt động nổi bật trong năm

Về mảng năng lượng, REE tham gia vào mảng Năng lượng từ năm 2010 và hiện đang sở hữu danh mục tài sản trải rộng từ thủy điện, điện gió, điện mặt trời cùng với các nhà máy nhiệt điện than đã phát triển từ lâu. Tổng công suất lắp đặt đạt 2.734 MW, trong đó công suất thực sở hữu đạt 978 MW. Danh mục các nhà máy điện của Tập đoàn hiện đang đóng góp gần 12 tỷ kWh vào tổng sản lượng điện năng toàn quốc.

REE đã giảm đáng kể các khoản đầu tư vào mảng nhiệt điện than, hướng theo sáng kiến Tuyên bố chung toàn cầu về chuyển dịch từ than sang năng lượng sạch - một trong sáu sáng kiến mà Việt Nam đã cam kết tại Hội nghị COP26. Năm qua, REE đã giảm sở hữu tại Nhiệt điện Than Quảng Ninh (QTP) từ 8,04% xuống chỉ còn 0,98% và dự kiến sẽ thoái vốn phần còn lại trong thời gian sắp tới.
image

Cụ thể hơn, về thuỷ điện, trong năm 2021, Công ty TNHH Năng lượng REE (REE Energy) đã nâng sở hữu tại CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH) lên 50,5%. Theo bà Mai Thanh, việc nâng sở hữu lên mức cổ phần kiểm soát cho phép REE tham gia tích cực và chủ động hơn vào các quyết định chiến lược của VSH. Dự án nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum chính thức vào vận hành từ tháng 4/2021 sau hơn 12 năm xây dựng và đóng góp hơn 976 triệu kWh sản lượng điện năng tính đến thời điểm cuối năm 2021.

Về điện gió, 3 dự án nhà máy điện gió với tổng công suất đạt 102 MW - bao gồm nhà máy điện gió Trà Vinh V1-3 (48 MW - Trà Vinh), Lợi Hải 2 (28,9 MW - Ninh Thuận) và Phú Lạc 2 (26 MW - Bình Thuận) đã được đưa vào vận hành thương mại từ cuối tháng 10/2021. Mức giá bán điện ưu đãi cố định của các nhà máy là 9,8US Cents/kWh (đối với dự án Trà Vinh V1-3) và 8,5US Cents/kWh (đối với hai dự án còn lại).

Đối với các dự án điện mặt trời áp mái, 93 MWp đã được triển khai xây dựng và đóng góp vào tỷ trọng sử dụng năng lượng sạch của nhiều doanh nghiệp

image
Mảng cơ điện lạnh của REE đã lấy lại động lực tăng trưởng vào các tháng cuối năm với tổng giá trị hợp đồng ký mới đạt 3.757 tỷ đồng, tăng 60,7% so với cùng kỳ, làm tiền đề tạo doanh thu và lợi nhuận cho năm 2022.

Mảng nước, Công ty TNHH Nước sạch REE (REE Water) đã mua lại 65% cổ phần trong Công ty TNHH TK Cộng nhằm mở rộng lĩnh vực hoạt động trong ngành nước của REE Water.
image
Trong mảng Phát triển Bất động sản, Công ty TNHH Bất động sản REE (REE Land) cùng SaigonRes hợp tác phát triển dự án Khu dân cư Phú Hội tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai với quy mô sử dụng đất 7,9 ha. Ngoài ra, REE Land đã thoái vốn thành công tại VIID, ghi nhận khoản lợi nhuận từ chuyển nhượng cổ phần tương ứng 163 tỷ đồng.

Bà Mai Thanh cho biết, “Đối với mỗi lĩnh vực hoạt động, mục tiêu chiến lược của chúng tôi vẫn sẽ tập trung vào việc gia tăng mạnh mẽ danh mục tài sản của Tập đoàn, đẩy mạnh đầu tư nâng quy mô, công suất của lĩnh vực Năng lượng và Nước, mở rộng diện tích văn phòng thương mại và xây dựng quỹ đất để phát triển dự án”.

Trong năm nay, tiến trình chuyển đổi số cũng sẽ được đẩy mạnh hơn khi REE nghiên cứu đầu tư vào các dự án công nghệ sáng tạo tiềm năng. REE đã hợp tác với Zone Startups Vietnam nhằm mục đích khám phá các dự án công nghệ sáng tạo triển vọng cao và sẽ xúc tiến việc đầu tư vào những dự án phù hợp với hệ sinh thái hiện hữu của Tập đoàn.

1 Likes

Cuộc đua M&A ngành nước: BWE và DNP “ráo riết” gom công ty nước địa phương, REE vẫn “bình chân như vại”

Tiềm năng tăng trưởng rõ ràng nhờ nhu cầu phục hồi cùng làn sóng FDI và giá nước tăng hàng năm là động lực thúc đẩy BWE và DNP mạnh tay mua gom các công ty nước địa phương.

Ngành nước vốn được biết đến như nhóm cổ phiếu phòng thủ danh mục nhờ tăng trưởng ổn định và cổ tức đều đặn. Trong bối cảnh thị trường liên tục rung lắc mạnh gần vùng đỉnh, cổ phiếu nước lại càng được nhà đầu tư chú ý nhiều hơn, đặc biệt khi các thương vụ M&A trong ngành đang bắt đầu nóng lên.

Mới nhất, Nước – Môi trường Bình Dương (Biwase – mã BWE) đã công bố chủ trưởng đầu tư mua cổ phần của 2 công ty nước là Cấp thoát nước Cần Thơ (mã CTW) và Cấp nước Cần Thơ 2. Theo kế hoạch, Biwase dự kiến sẽ gom vào từ 20-50% số cổ phần có quyền biểu quyết tại 2 đơn vị trên. Sau khi hoàn thành việc mua vào, CTW và Cấp nước Cần thơ 2 sẽ trở thành công ty liên kết của Biwase.

Với vốn hóa hơn 9.700 tỷ đồng, Biwase hiện là doanh nghiệp giá trị nhất ngành nước trên sàn chứng khoán. Tính đến cuối năm 2021, công ty đang đầu tư gần 400 tỷ đồng vào các các doanh nghiệp cùng ngành dưới dạng công ty liên kết là Cấp nước Gia Tân (tỷ lệ 32,46%) và góp vốn vào đơn vị khác là Cấp nước Đồng Nai (tỷ lệ 17,7%).

Cấp nước Đồng Nai (mã DNW) hiện đang giao dịch trên UpCOM với vốn điều lệ 1.200 tỷ đồng. Khoản đầu tư vào DNW của Biwase có giá gốc 236 tỷ đồng nhưng giá trị thị trường lên đến 564 tỷ đồng, tạm ghi lãi 238 tỷ đồng thời điểm cuối năm 2021. Đáng chú ý, DNW cũng đang đầu tư 43,8 tỷ đồng vào Cấp nước Gia Tân dưới dạng công ty liên kết.

Ngoài việc đầu tư vào các công ty nước địa phương tại Đồng Nai, Cần Thơ, Biwase cũng đang có kế hoạch mở rộng đầu tư sang các tỉnh lân cận như Bình Phước, Bến Tre…

image

Trước đó vào ngày 14/3, DNP Water - công ty con của Nhựa Đồng Nai (mã DNP) đã mua hơn 4,5 triệu cổ phiếu của Nước sạch Bắc Giang (mã BGW). Sau giao dịch, DNP Water đã trở thành cổ đông lớn của BGW với tỷ lệ sở hữu gần 25% dù trước đó không nắm giữ cổ phiếu.

Thời điểm cuối năm 2021, DNP còn sở hữu cổ phần của một loạt doanh nghiệp ngành nước dưới dạng công ty con sở hữu gián tiếp và công ty liên kết tại địa bàn nhiều tỉnh, thành phố như Hà Nội, Bắc Giang, Bình Thuận, Long An,… trong đó có nhiều công ty đang giao dịch trên sàn chứng khoán (chủ yếu là UpCOM) như NS3, BPW, WTN, LAW, CTW, CMW, NQB.

ty nước địa phương, REE vẫn “bình chân như vại”

Ngành nước vốn được biết đến như nhóm cổ phiếu phòng thủ danh mục nhờ tăng trưởng ổn định và cổ tức đều đặn. Trong bối cảnh thị trường liên tục rung lắc mạnh gần vùng đỉnh, cổ phiếu nước lại càng được nhà đầu tư chú ý nhiều hơn, đặc biệt khi các thương vụ M&A trong ngành đang bắt đầu nóng lên.

Mới nhất, Nước – Môi trường Bình Dương (Biwase – mã BWE) đã công bố chủ trưởng đầu tư mua cổ phần của 2 công ty nước là Cấp thoát nước Cần Thơ (mã CTW) và Cấp nước Cần Thơ 2. Theo kế hoạch, Biwase dự kiến sẽ gom vào từ 20-50% số cổ phần có quyền biểu quyết tại 2 đơn vị trên. Sau khi hoàn thành việc mua vào, CTW và Cấp nước Cần thơ 2 sẽ trở thành công ty liên kết của Biwase.

Với vốn hóa hơn 9.700 tỷ đồng, Biwase hiện là doanh nghiệp giá trị nhất ngành nước trên sàn chứng khoán. Tính đến cuối năm 2021, công ty đang đầu tư gần 400 tỷ đồng vào các các doanh nghiệp cùng ngành dưới dạng công ty liên kết là Cấp nước Gia Tân (tỷ lệ 32,46%) và góp vốn vào đơn vị khác là Cấp nước Đồng Nai (tỷ lệ 17,7%).

Cấp nước Đồng Nai (mã DNW) hiện đang giao dịch trên UpCOM với vốn điều lệ 1.200 tỷ đồng. Khoản đầu tư vào DNW của Biwase có giá gốc 236 tỷ đồng nhưng giá trị thị trường lên đến 564 tỷ đồng, tạm ghi lãi 238 tỷ đồng thời điểm cuối năm 2021. Đáng chú ý, DNW cũng đang đầu tư 43,8 tỷ đồng vào Cấp nước Gia Tân dưới dạng công ty liên kết.

Ngoài việc đầu tư vào các công ty nước địa phương tại Đồng Nai, Cần Thơ, Biwase cũng đang có kế hoạch mở rộng đầu tư sang các tỉnh lân cận như Bình Phước, Bến Tre…

Cuộc đua M&A ngành nước: BWE và DNP “ráo riết” gom công ty nước địa phương, REE vẫn “bình chân như vại” - Ảnh 1.

Nguồn: Biwase

Trước đó vào ngày 14/3, DNP Water - công ty con của Nhựa Đồng Nai (mã DNP) đã mua hơn 4,5 triệu cổ phiếu của Nước sạch Bắc Giang (mã BGW). Sau giao dịch, DNP Water đã trở thành cổ đông lớn của BGW với tỷ lệ sở hữu gần 25% dù trước đó không nắm giữ cổ phiếu.

Thời điểm cuối năm 2021, DNP còn sở hữu cổ phần của một loạt doanh nghiệp ngành nước dưới dạng công ty con sở hữu gián tiếp và công ty liên kết tại địa bàn nhiều tỉnh, thành phố như Hà Nội, Bắc Giang, Bình Thuận, Long An,… trong đó có nhiều công ty đang giao dịch trên sàn chứng khoán (chủ yếu là UpCOM) như NS3, BPW, WTN, LAW, CTW, CMW, NQB.

Cuộc đua M&A ngành nước: BWE và DNP “ráo riết” gom công ty nước địa phương, REE vẫn “bình chân như vại” - Ảnh 2.

Nguồn: DNP

Khác với BWE và DNP, “ông trùm” Cơ điện lạnh (mã REE) lại chưa có động thái mở rộng mạng lưới ngành nước sau khi tái cấu trúc theo mô hình Holdings vào cuối năm 2020 và tách bạch 3 lĩnh vực hoạt động chính gồm Năng lượng – Nước – Bất động sản.

Sau khi chuyển hình thức từ CTCP Nước sạch REE sang Công ty TNHH Nước sạch REE (vốn điều lệ 1.630 tỷ đồng), REE cũng chuyển nhượng 8 công ty trong lĩnh vực cấp nước cho doanh nghiệp này gồm B.O.O Thủ Đức, Nước sạch Sài Gòn, Nước Tân Hiệp, VCW, KHW, TDW, NBW, GDW.

Từ đó đến nay, danh sách các công ty liên kết trong ngành nước của REE không thay đổi tuy nhiên tổng giá trị đầu tư (bao gồm cả phần lũy kế lợi nhuận) tính đến cuối năm 2021 đã lên đến hơn 2.000 tỷ đồng.
image
Tiềm năng tăng trưởng rõ ràng của ngành nước có thể là chất xúc tác thúc đẩy các thương vụ M&A ngành nước trong thời gian tới. Các doanh nghiệp lớn trong ngành đương nhiên sẽ không muốn bỏ qua cơ hội mở rộng mạng lưới ra những địa bàn có dư địa tăng trưởng cao về nhu cầu nước sạch.

Tăng trưởng ổn định nhờ nhu cầu phục hồi và giá nước tăng hàng năm

Triển vọng ngành nước năm 2022 sẽ được hỗ trợ bởi điểm sáng thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam năm 2021 đã tăng 9,2% so với năm 2020, đạt 31,15 tỷ USD. Trong đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam đạt 19,74 tỷ USD.

Tính đến 20/2/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 5 tỷ USD, bằng 91,5% so với cùng kỳ năm 2021. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài trong hai tháng đầu năm 2022 ước đạt 2,68 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ.


Nguồn vốn FDI mạnh mẽ vào Việt Nam được dự báo sẽ thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ của ngành công nghiệp và sản xuất chế biến - chế tạo. Theo VSCS, sự tăng trưởng này cuối cùng sẽ dẫn đến tiêu thụ nước có khả năng phục hồi.

Tiêu biểu như khoản đầu tư 1 tỷ USD của LEGO vào tỉnh Bình Dương để xây dựng nhà máy tại KCN VSIP 3. VCSC tin rằng BWE sẽ được hưởng lợi từ nhu cầu nước sinh hoạt cao hơn khi công nhân mới di chuyển đến làm việc cho LEGO. Bên cạnh đó, dự án sân bay quốc tế Long Thành dự kiến đi vào hoạt động trong giai đoạn 2025-2026 sẽ dẫn đến tiềm năng nhu cầu nước sạch tăng mạnh tại tỉnh Đồng Nai – địa bàn BWE và TDM có lợi thế nhờ cổ phần tại DNW.

Trong khi đó, SSI Research cho rằng nhu cầu tiêu thụ nước có thể tăng ổn định 6% mỗi năm. Theo quy hoạch ngành nước đến 2030, tiêu thụ nước sẽ đạt 105-110 lít/người/ngày trong 2021 lên 120 lít/người/ngày đến 2030. Tỷ lệ người dân tại khu vực nông thôn được cấp nước sạch qua hệ thống ước tính tăng từ 43,5% hiện tại lên 47% đến 2030.
image
Theo bộ phận phân tích này, kết quả hoạt động các công ty phân phối nước sẽ tiếp tục cải thiện. Tỷ lệ thất thoát nước trung bình ước tính giảm từ 19,5% trong 2021 lên 18,7% trong 2022, do các công ty nước nâng cấp hệ thống giảm thất thoát nước, nhằm cải thiện mạng lưới đường ống nước sạch cho người tiêu dùng.

Ngoài ra, giá bán trung bình nước sạch có thể tăng 3-5% tùy thuộc địa phương sẽ hỗ trợ lợi nhuận các doanh nghiệp ngành nước. Cụ thể, Bình Dương và TP.HCM tăng 5% giá bán lẻ nước sạch trong tháng 1/2022. Đối với Hà Nội, sau khi Nhà máy nước mặt Sông Đuống đi vào hoạt động trong năm 2020, giá nước sạch đã tăng sau thời giai dài đi ngang từ 2015. Giá nước công nghiệp sẽ tiếp tục tăng do nhu cầu tăng từ các KCN lớn.

3 Likes

TDG Global được chấp thuận đầu tư cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 với diện tích 25ha, tổng vốn đầu tư 286 tỷ đồng

TDG Global được chấp thuận đầu tư cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 với diện tích 25ha, tổng vốn đầu tư 286 tỷ đồng

UBND tỉnh Lạng Sơn vừa có quyết định thông qua việc thành lập cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Tổng diện tích dự án 25ha, trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là đất công nghiệp với khoảng 70%, tương đương 175.000m2.

Theo kế hoạch, cụm sẽ chuyên sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất đồ uống, chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ, tre, nứa; sản xuất sản phẩm thuốc lá; sản xuất trang phục; chiết nạp khí gas; sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; sản xuất linh kiện điện tử…

Chủ đầu tư cho dự án lần này là CTCP Đầu tư TDG Global (Mã chứng khoán: TDG) - đơn vị có 16 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, chiết nạp đóng bình gas, mua bán khí đốt hoá lỏng. Hiện, vốn điều lệ TDG vào mức 168 tỷ đồng, địa bàn hoạt động chính tại Bắc Giang và một số khu vực lân cận. Sang năm 2021, công ty cũng mở rộng lĩnh vực hoạt động sang triển khai thương mại một số mặt hàng, các loại VLXD (hạt nhựa, sắt thép, đá…) và một số loại nông sản xuất khẩu (chuối và thanh long).

Về dự án lần này, theo TDG, tổng vốn đầu tư ước tính vào mức 286 tỷ đồng. Tính đến nay Công ty đã hoàn thành giai đoạn chuẩn bị đầu tư bao gồm Quyết định thành lập cụm công nghiệp, trong đó có nội dung giao cho chủ đầu tư và các thủ tục pháp lý có liên quan.

Được biết, huyện Bắc Sơn có tổng diện tích tự nhiên là 69.786 ha, trong đó đất nông nghiệp 6.007ha (ruộng cấy lúa 3.365ha, đất trồng màu 1.734ha, còn lại là bãi chăn nuôi). Vị trí địa lý huyện có mạng lưới giao thông lợi thế trong việc giao lưu hàng hóa, kinh tế với các tỉnh ở đồng bằng Bắc bộ, đặc biệt với Thủ đô Hà Nội… Với những ưu thế trên, việc bố trí quy hoạch đất phát triển công nghiệp có hạ tầng đồng bộ là bài toán sớm cho vùng phát triển công nghiệp phía Tây Nam của tỉnh Lạng Sơn.

Thực tế, những năm qua, một số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ lẻ đã được hình thành, làm cơ sở để thúc đẩy công nghiệp phát triển tỉnh. Tuy nhiên, tình trạng các cơ sở sản xuất công nghiệp - TTCN trong các khu dân cư còn nhiều; các hộ sử dụng nhà ở của mình để làm nơi sản xuất… Đến nay do nhu cầu phát triển của công nghiệp cũng như nhu cầu tổ chức, sắp xếp lại hoạt động công nghiệp hiện có của địa phương như di dời các cơ sở sản xuất trong làng nghề có nguy cơ ô nhiễm; việc phát triển nguồn năng lượng điện tại chỗ nhằm tạo điều kiện chủ động cho sản xuất và sinh hoạt tại địa phương…

Việc thành lập cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 là rất cần thiết, chủ đầu tư nhấn mạnh. Theo đó, cụm công nghiệp lần này là một trong những bước tiến đầu tiên, đưa tỉnh bắt kịp xu hướng phát triển của cụm công nghiệp cũng như năng lượng tái tạo tại thị trường Việt Nam. Thuận lợi về mặt địa lý đi cùng chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2011 – 2020 và xét tới năm 2025, dự án cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 (6ha sử dụng cho nhà máy điện sinh khối, 12ha còn lại sẽ thu hút các nhà đầu tư thứ cấp) sẽ được xúc tiến hoàn thành trong thời gian ngắn nhất có thể.

Mặt khác, trong bối cảnh dịch chuyển làn sóng đầu tư sang Việt Nam, phát triển khu công nghiệp cũng là bước đi cấp thiết và bền vững, không chỉ với địa phương và cả doanh nghiệp. Tham gia làm chủ đầu tư cụm Bắc Sơn 2 lần này, TDG cũng ghi dấu là một trong số ít doanh nghiệp tiên phong, đi đầu trong việc đầu tư dự án khu công nghiệp.

Với những luận điểm trên, TDG kỳ vọng cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 sẽ được lấp đầy trong thời gian ngắn nhất, đem về hiệu quả lợi nhuận cao cũng như làm tiền đề để TDG đi sâu vào lĩnh vực này. Dự kiến, TDG sẽ tiếp tục xin khảo sát và làm chủ đầu tư cụm công nghiệp Bắc Sơn 1 với diện tích 30ha.

Kết thúc 2021, doanh thu thuần TDG đạt 1.458 tỷ đồng - tăng 82% so với năm 2020. Khấu trừ chi phí, công ty đạt lãi sau thuế đạt gần 19 tỷ đồng – cao gấp 19 lần con số 1 tỷ đồng của năm 2020. So với chỉ tiêu đề ra đầu năm, TDG vượt 96% kế hoạch về doanh thu và vượt xa kế hoạch lợi nhuận. Giải trình về kết quả tích cực trên, TDG cho biết lợi nhuận tăng cao nhờ công ty mở rộng hoạt động, nhu cầu khách hàng cũng được mở rộng. Song song, công ty cũng tiết kiệm đáng kể chi phí, cải thiện lợi nhuận thu về trong năm.

Tiềm năng từ dự án khu công nghiệp đi cùng nền tảng kinh doanh tăng trưởng năm qua sẽ là tiền đề cho TDG tiếp tục phát triển mạnh thời gian tới, đại diện công ty khẳng định. TDG cũng sớm lên lộ trình đầu tư Nhà máy điện sinh khối 20MW với tổng vốn 800 tỷ, song song với cụm công nghiệp. Mục tiêu không chỉ thu hút các dự án vào các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Bắc Sơn; mà còn là bàn đạp thu hút các chuỗi các doanh nghiệp đầu tư vào cụm công nghiệp trong tương lai.

image

1 Likes

Gelex Electric (GEE) đặt kế hoạch lãi tăng trưởng 145% lên 2.000 tỷ đồng, dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 40%

Gelex Electric cũng thông qua việc chi trả cổ tức năm 2021 theo tỷ lệ 20%, trong đó đã tạm ứng trong năm 2021 tỷ lệ 4%, Công ty sẽ chi trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 6% và bằng cổ phiếu tỷ lệ 10% trong năm 2022.

CTCP Thiết bị điện Gelex (Gelex Electric – mã chứng khoán GEE) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2022, dự kiến tổ chức trong khoảng thời gian 12/04/2022 – 15/04/2022.

Về kế hoạch kinh doanh năm 2022, Gelex Electric đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất tăng trưởng 2,1% đạt 19.110 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 2.000 tỷ đồng, tăng 144,5% so với cùng kỳ năm 2021 - mức lãi tăng đột biến so với cùng kỳ.

image

Với kế hoạch trên, Gelex Electric dự kiến chi cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt và bằng cổ phiếu với tổng tỷ lệ 40%.

Đồng thời, Gelex Electric cũng thông qua việc chi trả cổ tức năm 2021 theo tỷ lệ 20%, trong đó đã tạm ứng trong năm 2021 tỷ lệ 4%, Công ty sẽ chi trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 6% và bằng cổ phiếu tỷ lệ 10% trong năm 2022.

Năm 2022 Gelex Electric dự kiến để CTCP Sản xuất Thiết bị điện Đông Anh (MEE) trở thành công ty con, nhằm tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm chính là máy biến áp 110kv, đồng thời xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh máy biến áp 220 kv.

Công ty có dự đinh thoái toàn bộ vốn tại Hạ tầng Gelex để có nguồn vốn hoạt động SXKD và các hoạt động đầu tư chiến lược khác. Giá thoái không thấp hơn giá do một tổ chức định giá độc lập được xác định. Đối tượng được mua là các nhà đầu tư có nhu cầu do HĐQT Electric lựa chọn. HĐQT quyết định phương án chi tiết và triển khai thực hiện. HĐQT Công ty đã quyết định thoái một phần và dự kiến hoàn tất trong quý 1/2022.

Tiếp tục hoàn thành phát triển sản phẩm mới bao gồm: sản xuất tủ trung thế, công tơ điện tử AMI tại CTCP Thiết bị điện EMIC (EMIC); Máy biến áp 220kv tại MEE; Hoàn thành việc nâng cấp dây chuyền CCV-line cáp ngầm trung thế tại CADIVI; Hoàn thiện các sản phẩm theo hướng nâng cao năng lực sản xuất máy biến áp THIBIDI; Tiếp tục hoàn thiện vận hành chuẩn đồng thời triển khai hệ thống ERP.

Khai thác vận hành đảm bảo an toàn tin cậy và nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả phát điện của các dự án điện gió, điện mặt trời hiện có, đồng thời nghiên cứu các dự án đầu tư về điện mặt trời mới, nghiên cứu thí điểm dự án pin tích trữ năng lượng.

Cổ phiếu GEE của CTCP Thiết bị điện Gelex chào sàn UPCoM trong phiên 8/3, 300 triệu cổ phiếu GEE đã nhanh chóng tăng kịch trần 40%, từ 25.000 đồng/cổ phiếu lên 35.000 đồng/cổ phiếu. Hai phiên sau đó, cổ phiếu GEE tiếp tục đóng cửa trong “sắc tím” trước khi hạ nhiệt đôi chút trong phiên giao dịch cuối tuần. Với biên độ cho phép là 15% của sàn UPCoM, chỉ sau 5 phiên giao dịch, thị giá GEE đã tăng tới 96% đạt 48.900 đồng/cp. Sau đó cổ phiếu GEE đã quay đầu điều chỉnh, hiện giao dịch quanh mức 43.700 đồng/cp.
Gelex Electric tiền thân là Công ty TNHH MTV Thiết bị đo điện do Tổng CTCP Thiết bị điện Việt Nam (nay là CTCP Tập đoàn Gelex - GEX) sở hữu 100% vốn, được thành lập vào ngày 29/8/2016 với mục đích sản xuất kinh doanh các thiết bị đo điện. Đến năm 2020, công ty chuyển đổi thành công ty cổ phần, đổi tên thành CTCP Thiết bị điện Gelex.

Hiện, Gelex Electric đang có 7 công ty con hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thiết bị điện bao gồm CTCP Dây cáp điện Việt Nam (Cadivi), CTCP Chế tạo điện cơ Hà Nội (HEM), CTCP Thiết bị điện (Thibidi), Công ty Dây đồng Việt Nam CFT, CTCP Thiết bị điện EMIC (Emic), CTCP Năng lượng Gelex Quảng Trị và Công ty TNHH Phát điện Gelex.

1 Likes

Phát Đạt sắp phát hành 178,8 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông, tăng vốn điều lệ lên 6.717 tỷ đồng

Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã chứng khoán: PDR) vừa công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị về việc triển khai phương án phát hành 178,8 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông, tỷ lệ 36,3%, tương ứng cổ đông sở hữu 1.000 cổ phiếu PDR được nhận thêm 363 cổ phiếu mới.

Thời điểm phát hành dự kiến trong quý 2/2022. Sau khi hoàn tất việc phát hành, vốn điều lệ của PDR dự kiến sẽ tăng từ 4.928 tỷ đồng lên 6.717 tỷ đồng.

Trong buổi ĐHĐCĐ năm 2022 vừa diễn ra, Chủ tịch PDR cho biết hiện công ty đang tiếp cận nhiều quỹ đất, nếu trúng (quy trình đấu thầu mất nhiều thời gian) thì tới 2025 giá trị vốn hoá Công ty phải là 5 - 7 tỷ USD, lợi nhuận 2025 vào khoảng 9.000 - 10.000 tỷ đồng. Với các dự án theo đuổi hiện nay, nếu xong hết, đều mang về lợi nhuận không nhỏ, không dưới 1 tỷ USD/dự án.

Năm 2022, PDR đặt kế hoạch kinh doanh tăng trưởng ấn tượng với doanh thu 10.700 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 3.635 tỷ đồng, tăng 55% so với thực hiện năm 2021. Nếu hoàn thành kế hoạch, năm 2022 sẽ là năm đầu tiên PDR vượt ngưỡng lợi nhuận 3.500 tỷ đồng.

HĐQT cũng trình ĐHĐCĐ thông qua phương án chi trả cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 36,3%. Kết thúc năm 2021, PDR đạt hơn 3.620 tỷ đồng doanh thu thuần và 1.865 tỷ đồng lãi ròng, tăng gần 53% so với năm 2020.

1 Likes