Với PTL, Team có góc nhìn:
1. Về câu chuyện cơ bản của PTL
PTL chạy theo sóng ngành BĐS. Nhưng khác với những công ty cùng ngành, câu chuyện tăng trưởng doanh thu - lợi nhuận là bài toán khó với PTL.
Điểm đáng chú ý gần đây là việc PTL muốn xin hủy niêm yết tự nguyện, cổ phiếu tăng phi mã dù Công ty chìm trong thua lỗ. Hoạt động kinh doanh của Petroland lao dốc không phanh kể từ năm 2012 với lý do thị trường bất động sản trầm lắng, và tính cạnh tranh cao. Tính cuối quý III/2021, lỗ luỹ kế PTL là 275 tỷ đồng tỷ đồng.
Đến thời điểm hiện tại, Petroland chỉ mới hoàn thiện được các dự án lớn là chung cư Petroland quận 2 (quận 2, TP.HCM), chung cư cao tầng Mỹ Phú (quận 7, TP.HCM), Trung tâm Thương mại Tài chính Dầu khí Phú Mỹ Hưng (quận 7, TP.HCM), khu phức hợp đường 30/4 (Cam Lâm, Khánh Hòa)… Nguồn thu chủ yếu của Petroland đến từ hoạt động cho thuê văn phòng, hợp tác kinh doanh, quản lý tòa nhà, quản lý chung cư và kinh doanh bất động sản thứ cấp. Hoạt động kinh doanh chưa thấy dấu hiệu khởi sắc.
Trước tình hình đó thì các cổ đông lớn đồng loạt thoái vốn.
Cập nhật thêm giá trị mua - bán ròng theo loại NĐT gần đây với PTL. Có thể thấy động lực tăng giá chính đến từ NĐT cá nhân. Trong khi đó thì tổ chức trong nước chủ yếu bán ròng:
2. Về bức tranh TA của PTL
Trái ngược với câu chuyện tăng trưởng cơ bản thì trên bức tranh TA xu hướng chính của PTL là tăng. Các đường MA hướng lên và cổ phiếu vận động trong BB.
Hiện PTL đang có nhịp test lại MA20 và xa hơn có thể là MA50 nếu. Kênh trendline vẫn được duy trì. Nếu mình có hàng ở vùng giá dưới và đã có đệm lợi nhuận lớn thì có thể chốt bớt một phần nếu đủ target hoặc tiếp tục nắm giữ vì xu hướng tăng vẫn còn, chưa có dấu hiệu gãy trend.
Từ “chân sóng” thì PTL đã tăng được một đoạn khá xa. Nên để tiếp tục duy trì xu hướng trước đó thì PTL cũng cần nhịp điều chỉnh tích lũy để nạp thêm năng lượng. Những phiên điều chỉnh với sự sụt giảm của khối lượng là điều đáng lưu ý. Anh chị cần tư vấn hỗ trợ FA+TA cổ phiếu nào khác thì có thể tiếp tục bình luận, team sẽ giải đáp.