Câu chuyện của MPC trong năm 2022 theo góc nhìn của Team >> Xem MPC
Anh chị có thể xem ở đường link trên. Trong quá trình nếu cần thêm góc nhìn hay tư vấn cụ thể thì có thể nhắn tin riêng cho team nhé. Khi câu chuyện kỳ vọng vẫn còn, bức tranh TA vẫn còn đẹp nao lòng - đúng thời, đúng cổ thì chỉ cần thêm một thứ là “đúng lệnh”
Điểm lại câu chuyện kinh doanh thì lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần của LDG giảm 79% về mức 251 tỷ đồng. Nhờ giá vốn và chi phí bán hàng giảm nên lãi sau thuế đạt gần 31 tỷ đồng, gấp 3 lần sao với cùng kỳ năm 2020. So với kế hoạch năm, công ty hoàn thành 16% mục tiêu về doanh thu và 11% chỉ tiêu lợi nhuận.
Quan trọng phải kể đến khi nợ phải trả của LDG tăng đến 48% so với đầu năm, ghi nhận hơn 3.602 tỷ đồng, vượt vốn chủ sở hữu hơn 467 tỷ đồng. Câu chuyện đằng sao “con số biết nói” này là do LDG đã phát hành 2.000 trái phiếu với lãi suất 12%/năm và kỳ hạn thanh toán là 3 tháng/lần. Số tiền phải trả của LDG đối với lô trái phiếu là hơn 78 tỷ đồng tính đến cuối tháng 9. Ngoài ra, LDG còn phát sinh khoản vay dài hạn gần 311 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Phương Nam.
Đáng chú ý là Dự án Khu dân cư Tân Thịnh (Viva Park) tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, do chưa hoàn thiện các thủ tục về xây dựng và UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, đồng thời yêu cầu Công ty hoàn thiện thủ tục giao đất, thuê đất theo đúng quy định. Tính tới ngày 30/9/2020, Viva Park ghi nhận giá trị hơn 273,1 tỷ đồng, chiếm 25,8% tổng tồn hàng kho của LDG.
Có lẽ là câu chuyện kinh doanh của LDG không mấy khả quan, chưa đủ hấp dẫn cho những nhà đầu tư giá trị hay thuần về FA. Tuy nhiên đi theo sóng ngành BĐS thì TA lại tăng khá mạnh, khiến không ít nhà đầu tư cảm thấy tò mò và đặt dấu hỏi chấm ở LDG.
Trước diễn biến đó thì một vài cổ đông hiện hữu đã thoái vốn ở LDG, điển hình như:
Đi ngang trong thời gian dài, LDG cho tín hiệu “chân sóng” quanh mốc 7x với sự ủng hộ của khối lượng đột biến và nến xanh ấn tượng. LDG bước vào xu hướng tăng và có những phiên trần trần và trần không thể không chú ý. Hiện LDG vẫn vận động trong BB, thanh khoản ủng hộ, nến xanh biên độ rộng, giữ được MA8 và thiết lập đỉnh cao mới. Phá kháng cự ở đỉnh cũ quanh mốc 15.9x và bật tăng.
Nếu có hàng ở vùng giá dưới như Team đã đề cập ở trên thì ưu tiên nắm giữ hoặc có thể đóng vị thế nếu đủ target. Nhưng nếu mua mới điểm này thì cũng cần lưu ý vùng này đang ở trên cao, tăng mạnh liên tiếp vài phiên mà chưa có nhịp chỉnh nên sẽ phải chịu rủi ro cao nếu có rung lắc mạnh xảy ra. Anh chị nên quan sát thêm và cân nhắc khi mở vị thế của mình nhé.
Cho F0+3thang hỏi NguyenCuongBroker KDH còn vào được không? Thấy mọi người đầu tư các mã BĐS lãi quá, mình mới đầu tư được 3 tháng nay mà thấy khó ghê, cầm TCB mãi mà chỉ thấy lỗ, có nên cắt chuyển sang KDH không? Cám ơn nhiều nhé
Với HT1 và câu chuyện nhóm ngành Xi măng thì Team có góc nhìn như sau nhé:
1. Về câu chuyện cơ bản của HT1
Làn sóng dịch COVID-19 thứ tư của Việt Nam vào quý 3/2021 ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp, trong đó có HT1. Tổng sản lượng tiêu thụ xi măng của HT1 giảm 46% đạt 918 nghìn tấn, trong đó sản lượng tiêu thụ trong tháng 8 và tháng 9 giảm 57%.
Mặc dù HT1 đã tăng giá xi măng 5% trong tháng 11, nhưng việc tăng giá đầu ra không thể bù đắp mức tăng giá than 30% so với quý trước, đưa giá than bình quân tăng trên 22% so với cùng kỳ.
Như vậy thì sau 9 tháng đầu năm 2021, HT1 ghi nhận LNST sau lợi ích CĐTS đạt 317 tỷ đồng (-31% YoY). HT1 hoàn thành được 62% kế hoạch doanh thu và 46% kế hoạch lợi nhuận của cả năm.
Câu chuyện của HT1 được kỳ vọng sẽ hưởng lợi từ xu hướng đầu tư công, phục hồi mạnh kết quả kinh doanh nhờ nhu cầu VLXD tăng trong bối cảnh đầu tư cơ sở hạ tầng và hoạt động xây dựng dân dụng sẽ gia tăng sau dịch COVID-19 trong quý này và qua năm 2022. Bên cạnh đó là việc xuất khẩu mạnh mẽ sang Trung Quốc cũng là yếu tố khả quan ủng hộ cho HT1.
2. Về bức tranh TA của HT1
Xu hướng hiện tại của HT1 vẫn là đi ngang sau xu hướng tăng trước đó. Cổ phiếu này có những nhịp chạm MA50 và bật hồi, đang kiểm đỉnh lại vùng hỗ trợ cứng quanh mốc 22x này. Kháng cự tại đỉnh cũ là 26x. Hỗ trợ xa hơn quanh mốc 21x. Hiện tại vẫn sidewway và chưa cho thấy dấu hiệu bùng nổ để xác định xu hướng tiếp theo của HT1.
Với VGT thì Team đã nhận định về FA+TA cũng như nhóm ngành Dệt may tại đây, anh chị có thể xem lại nhé >> Xem VGT
Câu chuyện cơ bản của VGT vẫn chưa có gì cập nhật, kỳ vọng về triển vọng nhóm ngành Dệt may trong thời gian tới vẫn là điều được kể trên thị trường hiện tại.
Với bức tranh TA của VGT, như team có đề cập, xu hướng chính của VGT vẫn là xu hướng tăng, có một nhịp chỉnh chạm Ma50 và bật hồi trở lại, hiện đang thử thách lại vùng đỉnh cũ quanh mốc 29x. VGT có hỗ trợ mạnh quanh mốc 23x.
Trong nhóm Dệt may thì VGT là 1 trong những cổ phiếu đáng chú ý cả về FA lẫn TA. Nếu anh chị mở vị thế ở vùng giá đẹp trước đó quanh mốc 21x thì ưu tiên nắm giữ vì xu hướng tăng vẫn còn. Còn tùy thuộc vào giá vốn của mình và khối lượng nắm giữ mà có chiến lược cụ thể khác nhau, anh chị có thể trao đổi chi tiết thêm với team thông qua tin nhắn nhé.
Ad ơi cho em hỏi về IDC với ạ. Tỷ lệ IDC hồi có cao ko ạ? Về FA thì em đọc bên trên ad phân tích rồi nhưng TA mấy bữa nay Ad đánh giá sao ạ? Nhìn giá đi vào lòng đất mà hoang mang quá ạ.
SCR Team có từng đề cập ở đây, anh chị xem nhé >> Xem thêm về SCR
Cập nhật thêm về SCR thì chiến lược phát triển năm 2021, TTC Land sẽ tập trung vào 3 mảng kinh doanh chính: bất động sản dân dụng, bất động sản cho thuê và mô hình kinh doanh phân tán. Trong đó, mảng kinh doanh chủ lực là bất động sản dân dụng, đóng góp khoảng 70-85% cơ cấu lợi nhuận. Bất động sản cho thuê sẽ đóng góp 10-15% và hoạt động kinh doanh phân tán đóng góp khoảng 5-10%.
SCR chạy theo sóng ngành bất động sản và câu chuyện triển vọng của nhóm ngành này trong thời gian tới. Sau khoảng thời gian dài bị nén lại do giãn cách xã hội, tâm lý sợ mất cơ hội khiến nhu cầu bất động sản gia tăng nhanh chóng.
Cuối tháng 10 vừa qua thì Tổng Công ty BĐS Công nghiệp Thành Thành Công, thành viên của TTC Land đấu giá thành công 5 lô đất có tổng diện tích 293.749m2 do Sacombank sở hữu tại Khu công nghiệp Sóng Thần trị giá gần 2.000 tỷ đồng, nâng quỹ đất kho xưởng cho thuê lên hơn 500.000m2. Các lô đất này thuộc Khu công nghiệp Sóng Thần có quy mô 178 hecta, tỉnh Bình Dương, vốn là vị trí rất đắc địa trên địa bàn.
Gần đây nhất đáng chú ý là liên quan đến việc mở rộng quỹ đất, TTC Land muốn mua 20% vốn Thương mại và Xây dựng Phước Tân. Giá trị chuyển nhượng tối đa là 330 tỷ đồng. Với tham vọng lấn sân sang bất động sản nghỉ dưỡng hiện đang nổi lên ở Phú Quốc, do đó SCR cũng muốn phát triển các quỹ đất tại khu vực này.
Cập nhật về bức tranh TA của SCR
Xu hướng chính vẫn là tăng bền vững, đi cùng với nhịp tăng của nhóm BĐS - BĐS KCN. SCR luôn vận động trong BB, giữ được MA8 cũng như MA20 và đi lên một cách khá bền vững. Nước chảy theo dòng, SCR di chuyển theo con đường ít kháng cực nhất, liên tục thiết lập đỉnh cao mới.
SCR Team có từng đề cập ở đây, anh chị xem nhé >> Xem thêm về SCR
Cập nhật thêm về SCR thì chiến lược phát triển năm 2021, TTC Land sẽ tập trung vào 3 mảng kinh doanh chính: bất động sản dân dụng, bất động sản cho thuê và mô hình kinh doanh phân tán. Trong đó, mảng kinh doanh chủ lực là bất động sản dân dụng, đóng góp khoảng 70-85% cơ cấu lợi nhuận. Bất động sản cho thuê sẽ đóng góp 10-15% và hoạt động kinh doanh phân tán đóng góp khoảng 5-10%.
SCR chạy theo sóng ngành bất động sản và câu chuyện triển vọng của nhóm ngành này trong thời gian tới. Sau khoảng thời gian dài bị nén lại do giãn cách xã hội, tâm lý sợ mất cơ hội khiến nhu cầu bất động sản gia tăng nhanh chóng.
Cuối tháng 10 vừa qua thì Tổng Công ty BĐS Công nghiệp Thành Thành Công, thành viên của TTC Land đấu giá thành công 5 lô đất có tổng diện tích 293.749m2 do Sacombank sở hữu tại Khu công nghiệp Sóng Thần trị giá gần 2.000 tỷ đồng, nâng quỹ đất kho xưởng cho thuê lên hơn 500.000m2. Các lô đất này thuộc Khu công nghiệp Sóng Thần có quy mô 178 hecta, tỉnh Bình Dương, vốn là vị trí rất đắc địa trên địa bàn.
Gần đây nhất đáng chú ý là liên quan đến việc mở rộng quỹ đất, TTC Land muốn mua 20% vốn Thương mại và Xây dựng Phước Tân. Giá trị chuyển nhượng tối đa là 330 tỷ đồng. Với tham vọng lấn sân sang bất động sản nghỉ dưỡng hiện đang nổi lên ở Phú Quốc, do đó SCR cũng muốn phát triển các quỹ đất tại khu vực này.
Như Team có nhận đỉnh, cập nhật thì xu hướng chính vẫn là tăng bền vững, đi cùng với nhịp tăng của nhóm BĐS - BĐS KCN. SCR luôn vận động trong BB, giữ được MA8 cũng như MA20 và đi lên một cách khá bền vững. Nước chảy theo dòng, SCR di chuyển theo con đường ít kháng cực nhất, liên tục thiết lập đỉnh cao mới. Chi tiết có thể trao đổi thêm với Team về vị thế của mình.
Nâng tầm nội lực doanh nghiệp - “cuộc chơi của những ông lớn”. Cập nhật về POW thì gần đây có sự kiện POW đã ký kết Hợp đồng mua bán điện Nhà máy điện Cà Mau 1 và 2 tham gia thị trường điện. Nhà máy Điện Cà Mau 1&2 được quản lý, vận hành bởi Công ty Điện lực Dầu khí Cà Mau – là đơn vị trực thuộc PV Power. Đây là nhà máy có công suất lớn, công nghệ hiện đại, được xây dựng trên diện tích 56 ha tại xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.
Nhà máy Điện Cà Mau 1&2 có tổng công suất thiết kế 1.500MW, sản lượng điện sản xuất bình quân hàng năm khoảng 7 tỷ kWh. Tiềm năng đó sẽ đóng góp đáng kể trong chỉ tiêu tổng sản lượng cũng như các chỉ tiêu tài chính của PV Power. Đáng kể là điều này còn giúp POW thu hồi được khoản giữ lại trị giá hơn 800 tỷ đã trích dự phòng trước đó.
Ủng hộ cho câu chuyện doanh nghiệp từ đà tăng còn đến từ triển vọng của nhóm ngành điện. Nhóm nhiệt điện than và nhóm năng lượng tái tạo trong năm 2022; đặc biệt là nhóm nhiệt điện miền Bắc khi được hưởng lợi ngay từ đầu năm do tình trạng thiếu nước và tăng trưởng nguồn điện ở mức khá thấp so với tăng trưởng phụ tải. Về câu chuyện ngành Điện Team cũng đã gửi tới quý Nhà đầu tư trong Cộng đồng Nhà đầu tư Vẽ Tranh Tím, mình cũng có thể xem lại khi cần thiết tìm hiểu sâu hơn.
Yếu tố “thiên thời địa lợi” khi điều kiện thủy văn trong năm 2022 sẽ rất thuận lợi cho kết quả kinh doanh của POW khi nhiệt điện than và khí đang chiếm trên 90% tổng công suất hiện tại.
Cập nhật về TA của POW. Có thể nói POW là điểm sáng của thị trường chứng khoán những ngày cuối năm khi cổ phiếu của “ông lớn” ngành điện này liên tục tím lịm, hút được dòng tiền lớn với thanh khoản ở mức cao.
Có thể thấy xu hướng của POW đi khá sát với nhận định của Team. Khi duy trì xu hướng tăng ấn tượng đi kèm với sự ủng hộ của khối lượng. Đặc biệt bức tranh TA này chính là sự phản ánh chân thực và rõ nét nhất về sự kỳ vọng của NĐT về cũng POW cũng như triển vọng nhóm ngành điện trong tương lai.
Hiện tại POW đã tăng mạnh được một đoạn khá xa, chưa có nhịp điều chỉnh tích lũy đủ để mở mua mới an toàn nhưng bổ sung thêm vị thế nếu có “hàng” trước đó thì có thể và còn tùy thuộc vào điểm mua trước đó. Có thể trao đổi thêm với team về vị thế của mình nhé chị.
Câu chuyện cốt lõi khi kể về MSN chính là 2 chữ Tăng Trưởng. Đại dịch Covid19 diễn biến mạnh mẽ tại Việt Nam trong năm 2021, hầu hết các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhưng MSN lại tăng trưởng mạnh mẽ trong làn sóng COVID-19 thứ 4. Đúng là “trong Nguy có Cơ”, “đãi cát tìm vàng”. MSN đạt mức doanh thu kỷ lục 64,801 tỷ đồng trong 9T2021 với mức tăng trưởng mạnh mẽ 16.5% so với cùng kỳ.
Hưởng lợi từ đại dịch: Cụ thể thì mảng hàng tiêu dùng (Masan Consumer Holdings), bán lẻ tạp hóa (Vincommerce – VCM) và chuỗi giá trị thịt (Masan Meatlife – MML) được hưởng lợi trực tiếp khi nhu cầu tích lũy thực phẩm đóng gói, nhu cầu mua hàng từ kênh tạp hóa hiện đại và nhu cầu thịt sạch đều gia tăng mạnh.
Với mảng Vật liệu công nghệ cao (Masan Hi-tech Material – MHT) có được sự tăng trưởng ấn tượng nhờ giá kim loại quý phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021 từ mức thấp kỷ lục năm 2020.
Câu chuyện giá thịt heo tăng cao cũng đáng chú ý, trong đó cũng có “dấu chân khổng lồ” của MSN khi giá thịt lợn ở mức cao trong năm 2021 khuyến khích các hộnông dân tái đàn lợn. 9T2021, tổng sản lượng thịt lợn hơi Việt nam tăng 5% so với cùng kỳ dẫn đến giá và lượng thức ăn cho lợn đều tăng mạnh. Sản lượng bán hàng thức ăn cho lợn của MML tăng 26.3% so với CK, thức ăn thủy sản tăng 2.4% so CK.
Với VinCommerce, số lượng cửa hàng Vinmart Plus cuối tháng 9/2021 là 2,334 cửa hàng. Tăng
103 cửa hàng so với cuối năm 2020. Khi chợ truyền thống bị đóng cửa, thì cửa hàng tiện lợi lại được hưởng lợi và với xu hướng ngày càng hiện đại hóa, mua sắm thông minh hơn thì tiềm năng dài hạn là có đất dụng võ cho VinCommerce.
Điều gì đáng để trông chờ ở MSN?
MCH và TCB được dự báo vẫn sẽ là hai đơn vị đóng góp lợi nhuận lớn nhất cho MSN trong năm 2022 với giá trị lần lượt đạt 5,733 tỷ đồng (+18.9% so CK) và 3,943 tỷ đồng (+12.4% so CK).
Câu chuyện thoái vốn: Hoạt động M&A gần đây của Masan (đầu tư vào Phúc Long và Mobicast – thoái vốn khỏi mảng thức ăn chăn nuôi) thể hiện sự tập trung mạnh mẽ của Masan vào chiến lược xây dựng hệ sinh thái các hoạt động kinh doanh tiêu dùng. Điều này cho thấy MSN muốn dồn toàn lực để tập trung 100% vào hoạt động kinh doanh tiêu dùng.
Bức tranh lớn MSN được tạo nên từ những “mảng màu” nhỏ như:thực phẩm đóng gói (MCH), chuỗi giá trịthịt (MML), khai thác kim loại hiếm (MHT), bán lẻ tạp hóa (VCM) và dịch vụ tài chính (TCB).Để đánh giá giá trị tổng quan, là cần thiết khi soi và ngắm từng góc nhỏ đặc sắc. Tham khảo mức định giá của Mirae Research về MSN.
Xu hướng chính của MSN trong một năm qua là tăng. Bức tranh TA đi cùng câu chuyện cơ bản hấp dẫn, cho thấy MSN xứng đáng là một siêu cổ nên nắm giữ trong thời gian qua.
MSN tăng và đi khá bền vững, với những nhịp tăng đi kèm thanh khoản rồi điều chỉnh hấp thụ và tiếp tục hành trình lập đỉnh cao mới. Điểm đáng chú ý gần đây khi dòng tiền thông minh đổ dồn về MSN qua sự đột biến của thanh khoản với những cây nến xanh. Đúng là “những chàng ngự lâm quân” nên có. Lực cầu mạnh khiến MSN band khỏi BB trên.
Nếu đã có hàng thì chúc mừng anh.chị và ưu tiên nắm giữ, tìm điểm mua an toan để bổ sung vị thế. Nếu chưa thì có thể trao đổi thêm với Team về điểm mua phù hợp.