TPB - KHKD 2024 còn nhiều thách thức

Chúng tôi cập nhật định giá cho cổ phiếu TPB với giá trị là 18,999 VNĐ/1 cổ phần bằng phương pháp chiết khấu thu nhập thặng dư RI

Điểm mạnh:

• Năm 2012, TPB thuộc danh sách 9 NHTM yếu kém được Ngân hàng Nhà nước nêu rõ và yêu cầu tái cơ cấu bắt buộc. Sau khi cổ đông lớn Doji vào tái cơ cấu, TPB đã chuyển mình trở thành một trong những ngân hàng tư nhân có tên tuổi nhờ chiến lược thúc đẩy tăng trưởng ở khối KH trẻ – Gen Z và chuyển đổi số toàn diện. Chúng tôi đánh giá cao nỗ lực chuyển mình của TPB. LNTT tăng trưởng CAGR 11y ở mức 42%, Tổng tài sản ở mức 33% (TOP 13 ngành), VCSH ở mức 23% (TOP13 ngành), Cho vay KH ở mức 38%, Tiền gửi KH ở mức 33%. Thị phần cho vay của TPB liên tục tăng trưởng sau khi cổ đông lớn Doji vào tái cơ cấu, từ 0.3% năm 2012 lên 1.8% năm 2023, tương đương gấp 6 lần. NHTM hướng tới hệ sinh thái phát triển toàn diện (TPB đã có CTCK, sắp tới có kế hoạch mua công ty tài chính tiêu dùng).

• TPB hạ giá trị TPDN xuống khá nhanh (giảm 57% giá trị từ đỉnh năm 2022). TTTD 2023 TPB cũng thuộc TOP 4 ngành khi ghi nhận +19% ytd, trong lịch sử 5 năm gần nhất trung bình TTTD của TPB cũng ở mức khá cao là 22%, cao hơn TB ngành ở mức 14%.

• Lợi thế của TPB là NIM ở mức cao, trung bình 5 năm gần nhất ở mức 4.2%, cao hơn so với trung bình ngành ở mức 3.5% (TPB đã vươn lên TOP 5 thị trường tại Q1/2024 với 4.1% so với vị trí TOP 7 tại cuối 2023). Việc cải thiện NIM sẽ được hỗ trợ bởi lãi suất huy động ở mặt bằng thấp và CASA cao nhờ hệ sinh thái và lượng KH trẻ, chưa có nhiều tích lũy ưu tiên sử dụng thanh toán qua app (24.4% tại Q1/2024, 2023 cũng đạt TOP 5 ngành ở mức 22.7%).

• Năm nay TPB sẽ chi trả cổ tức bằng tiền (5%) và bằng cổ phiếu (20%).

Điểm yếu:

• Rủi ro TTTD chậm trong năm nay do tiêu dùng chưa thực sự phục hồi và các sản phẩm thanh toán, thẻ bị cạnh tranh khốc liệt bởi các ngân hàng tư nhân lớn hơn, có thể bị điều chuyển room sang ngân hàng khác nếu không dùng hết.

• Rủi ro nợ xấu vẫn ở mức cao khiến chi phí trích lập dự phòng ở mức cao hơn.

• Ký kết hợp tác với Sun Life độc quyền phân phối bảo hiểm trong 15 năm nhưng Sun Life không có thị phần lớn trong ngành và bản thân ngành bảo hiểm nhân thọ đang gặp rất nhiều khó khăn.

• Việc chuyển đổi số toàn diện và sử dụng LiveBank thay cho nhiều Chi nhánh chưa thực sự hiệu quả do CIR vẫn ở mức cao.

Tư vấn đầu tư & chia sẻ cách đầu tư chứng khoán hiệu quả liên hệ:
Nguyễn Duy Anh - Chứng khoán Rồng Việt - ID 001435 (thông tin trong avatar)

5 Likes

TPB là ngân hàng định hướng bán lẻ với chiến lược tập trung vào số hóa các sản phẩm tài chính. Điều này được hỗ trợ qua cổ đông lớn FPT. Tháng 2/2017 TPB đã ra mắt hệ thống LiveBank giao dịch tự động 24/7. Chúng tôi đánh giá đây không phải là một sản phẩm có hiệu quả kinh doanh, không thay thế hoàn toàn được chi nhánh cho TPB do chi phí mặt bằng, chi phí vận hành, đầu tư công nghệ cao do được đặt tại các khu vực tập trung, đông dân cư. Hơn nữa chuyển đổi số toàn diện nên hướng đến việc thao tác/giao dịch hoàn toàn trên mobile app. Tháng 7/2017 TPB cũng ra mắt trợ lý ảo T’aio phục vụ KH nhờ ứng dụng Al. Năm 2022, Ngân hàng đã số hóa toàn bộ các quy trình vận hành, trong đó có tới 90% công việc và quy trình vận hành không cần sử dụng giấy tờ (Paperless). Bên cạnh đó, ngân hàng đã tích cực triển khai RPA với gần 300 robot xử lý tự động hóa quy trình, thu thập dữ liệu, ứng dụng AI để tăng năng suất vận hành, tra cứu dữ liệu thông minh. Tất cả các hoạt động nội bộ và bên ngoài, online hay offline đều triển khai trên nền tảng số, thực hiện lộ trình trở thành tổ chức quản trị dựa trên dữ liệu (data-driven organisation). Hiện tại trên 80% ứng dụng công nghệ mới tại TPBank sử dụng Al, máy học, tự động hóa xuyên suốt trong các sản phẩm dịch vụ khách hàng vượt trội trên tất cả các kênh, trong vận hành nội bộ, phân tích dữ liệu lớn để gia tăng trải nghiệm khách hàng, sáng tạo ra các mô hình kinh doanh mới. TPBank cũng là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam có thể xử lý 30% các cuộc gọi của tổng đài dịch vụ khách hàng bằng trí tuệ nhân tạo, hướng tới xử lý 70% cuộc gọi với Al vào năm 2025. Tuy vậy, chúng tôi không thấy sự hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ do CIR của TPB vẫn cao.

CIR của TPB vẫn ở mức cao dù đã chuyển đổi số. CIR TB 5 năm gần nhất của TPB là 38.5%, cao hơn so với ngành ở mức 36% và đặc biệt cao hơn nhiều so với các ngân hàng tư nhân đã thực hiện chuyển đổi số toàn diện trong cùng 1 thời kỳ và trong khi đó đặc biệt TPB còn có cổ đông lớn FPT hậu thuẫn trong quá trình chuyển đổi số, ví dụ VPB (28%), TCB (32.7%), MBB (35.1%), VIB (36.3%). Cho đến Q1/2024, CIR của TPB 35.8% vẫn cao hơn so với TB ngành 34.6%. Do vậy năm nay dù đã thấy dấu hiệu giảm của CIR nhưng chúng tôi vẫn dự phóng CIR ở mức cao hơn TB ngành là 36.6%.

Năm 2019 là đỉnh cao của TPB trong hiệu quả kinh doanh, ROA TOP 5 (1.9%), ROE TOP 2 thị trường (23.7%) nhưng đến Q1/2024 thì ROA và ROE của TPB đều giảm dần về lần lượt ở vị trí TOP 11 (1.3%), 12 (13.8%) cho thấy tăng trưởng nhanh nhưng chưa bền vững.

Tỷ lệ CAR đạt 12.39% vào cuối năm tài chính 2023 từ mức 13.4% vào cuối năm 2021 do trả cổ tức 2,500VND/cp, trong khi ngân hàng cần vốn để tăng trưởng nên năm nay với mức chi trả 500VND/cp lợi tức sẽ không hấp dẫn như năm trước nhưng sẽ tăng được vốn điều lệ bằng phương thức chia cổ tức bằng cổ phiếu.

Tỷ lệ cho vay trên huy động theo TT22 (LDR) đạt 67.8%. Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn là 23.8%, dưới trần 30%.

Tư vấn đầu tư & chia sẻ cách đầu tư chứng khoán hiệu quả liên hệ:
Nguyễn Duy Anh - Chứng khoán Rồng Việt - ID 001435 (thông tin trong avatar)

TPB kiểm soát nợ xấu khá tốt khi TB từ 2016 đến 2022 TPB có tỷ lệ NPL khoảng 1%, thấp so với TB ngành tại 1.7%. Trong lịch sử chúng tôi cũng nhận thấy TPB đã xử lý được TP VAMC trong 5 năm dù giá trị không quá cao. Các yếu tố chính ảnh hưởng CIC và nợ quá hạn tính đến nay chủ yếu đến từ mảng vay mua nhà. Điều này do ảnh hưởng từ những chính sách tiền tệ thay đổi liên tục trong thời gian qua, đi kèm với biến động thị trường BĐS, gây khó khăn cho cả KHDN và KHCN trong việc hoàn trả đúng hạn trong khi đó tình hình thu hồi nợ chưa có nhiều dấu hiệu tích cực. CIC và NPL trong Q1 vẫn chủ yếu đến từ mảng BĐS dự kiến sẽ được cải thiện trong 2H2O24 do thị trường BĐS đã có những dấu hiệu phục hồi tích cực, cùng với đó, lãi suất cho vay mua nhà cũng đã giảm khá tích cực, điều chỉnh giảm tương ứng cho các kỳ tiếp theo.

Tỷ lệ nợ xấu theo Thông tư 11/2021/TT-NHNN đến 31/12/2023 kiểm soát ở mức 1.52%, vẫn hoàn thành kế hoạch ĐHCĐ giao, đảm bảo mục tiêu định hướng của NHNN (<3%). Trong năm 2023, TPB đã thực hiện xử lý được 8,715 tỷ đồng nợ xấu, thu hồi được 304 tỷ đồng từ các khoản nợ đã được xử lý xoá, bù đắp bằng nguồn rủi ro. Nhưng nếu NPL tính thuần trên dư nợ cho vay thì NPL của TPB đã tăng từ 0.8% năm 2022 lên 2.05% năm 2023 và ở Q1/2024 vẫn tiếp tục tăng lên 2.23%. Tỷ lệ nợ nhóm 2 đã cho thấy sự cải thiện khi ghi nhận giảm từ mức 2.81% trong Q4/2023 xuống mức 2.6% trong Q1/2024. Nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn có chiều hướng gia tăng. Trong đó, nhóm nợ nghi ngờ là trên 1495 tỷ đồng tăng từ 1,426 tỷ đồng ở cuối 2023. Nhóm nợ có khả năng mất vốn cũng tăng từ hơn 1,115 tỷ đồng hồi cuối 2023 lên hơn 1,402 tỷ đồng tại cuối Q1/2024. Như vậy, nợ xấu nội bảng của TPBank (bao gồm cả nợ nhóm III) đạt hơn 4.480 tỷ đồng – tăng so với thời điểm cuối 2023. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (DPRR) được trích lập cho Q1/2024 là 1,181 tỷ đồng (-40.1% ytd). Tỷ lệ DPRR bao phủ nợ xấu (LLR) ghi nhận giảm từ mức 63.7% trong Q4/2023 xuống mức 60.3% ở Q1/2024.

Ngoài ra, chứng khoán nợ nắm giữ đến ngày đáo hạn bao gồm 44.7 tỷ trái phiếu, trong đó đã dự phòng rủi ro 9.275 tỷ thuộc nợ nhóm 3. Với khoản nợ tồn đọng không có tài sản đảm bảo và không còn đối tượng thu hồi nợ, TPBank cho biết đang thực hiện xử lý trái phiếu của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam theo các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn của Chính phủ. Một phần được hoán đổi lấy trái phiếu của DATC với kỳ hạn 10 năm và lãi suất cố định 8.9%/ năm. Phần còn lại được Ngân hàng trích lập dự phòng trong 5 năm và dùng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng hàng năm. Đến Q1/2024, tăng dự phòng lên 22.685 tỷ và đã nhảy sang nợ nhóm 4.

Tư vấn đầu tư & chia sẻ cách đầu tư chứng khoán hiệu quả liên hệ:
Nguyễn Duy Anh - Chứng khoán Rồng Việt - ID 001435 (thông tin trong avatar)

Mạng lưới chi nhánh tập trung ở miền Bắc với 60% số lượng chi nhánh. Số lượng KH tăng trưởng tốt với CAGR 5y đạt 39.15%, đạt 12 triệu KH vào cuối 2023. Số lượng LiveBank cũng tăng trưởng tốt với CAGR 5y 34.24% nhưng vào năm 2022 đến 2023 đang chững dần và chúng tôi cũng đánh giá không nên tăng trưởng quá nhiều LiveBank trong tương lai nếu những LiveBank cũ chưa hòa vốn và có lãi. Về hiệu quả kinh doanh miền Bắc không hiệu quả bằng các khu vực khác do chi phí hoạt động (đa số các chi nhánh và LiveBank của TPB nằm ở khu vực phía Bắc) và chi phí dự phòng quá lớn, chiếm đến 85% thu nhập, trong khi tỷ lệ này ở khu vực phía Nam chỉ chiếm 21%.

Năm nay TPB đặt KHKD 2024 LNTT 7,500 tương đương với mức tăng trưởng 34% yoy, chúng tôi cho rằng là khá thách thức với TPB dù Q1/2024 TPB đã hoàn thành 24% KHKD. Do các sản phẩm cốt lõi có NIM cao của TPB là cho vay mua ô tô, thẻ tín dụng nhưng do thị trường ô tô ảm đạm, các KHDN chưa có nhiều nhu cầu vào quý đầu năm và KHCN chưa phục hồi tiêu dùng mạnh mẽ đi đôi với thị trường thẻ cạnh tranh khốc liệt nên TTTD âm 3.3% ytd vào quý đầu năm, cho vay KH giảm 2.2% ytd. Chúng tôi dự phóng cho vay KH 2024 tăng trưởng 15.8% và NIM ở mức 4.1%. Nhưng chúng tôi cũng cho rằng với nền nợ xấu tăng cao đột biến vào năm 2023 vừa qua (NPL tăng từ 0.8% năm 2022 lên 2.05% năm 2023 và ở Q1/2024 vẫn tiếp tục tăng lên 2.2%) do ảnh hưởng của CIC và các yếu tố vĩ mô không hỗ trợ, TPB cũng không nên có mức TTTD cao trong năm nay để kiểm soát chất lượng tài sản tốt hơn, chờ cơ hội tăng trưởng trở lại bền vững hơn trong tương lai. TPB nên cố gắng đẩy tín dụng trong phạm vi room được giao là 15.75% nhưng cũng có rủi ro nếu không sử dụng được thì sẽ bị điều chuyển sang ngân hàng khác.

Về tình hình tín dụng, Q1/2024 dư nợ tín dụng của ngân hàng đạt 210,179 tỷ đồng, giảm 3.35% ytd. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng đạt 200,829 tỷ đồng, tương đương giảm 2.16% ytd; dư nợ TPDN đạt 9,350 tỷ đồng (-23.37% ytd). TPDN tăng đột biến từ 134% yoy trong năm 2020 và các năm sau đó đều tăng trưởng khá nhanh, +65% yoy ở năm 2021, 16% yoy năm 2022 đạt 21,668 tỷ. Sau đó, do ảnh hưởng từ các sự kiện pháp lý trong thị trường TPDN làm thị trường giảm mạnh mẽ, TPB hạ giá trị TPDN xuống 12,200 tỷ vào cuối 2023 và đến Q1/2024 còn 9,350 tỷ tương ứng mức giảm 57% giá trị từ đỉnh năm 2022.

Tư vấn đầu tư & chia sẻ cách đầu tư chứng khoán hiệu quả liên hệ:
Nguyễn Duy Anh - Chứng khoán Rồng Việt - ID 001435 (thông tin trong avatar)

TTTD cũng do vậy mà không có động lực tăng trưởng nhưng đổi lại áp lực đáo hạn các TPDN này trong 2024 không lớn và sẽ đỡ áp lực lên trích lập. TTTD 2023 TPB cũng thuộc TOP 9 ngành khi ghi nhận +19% ytd, trong lịch sử 5 năm gần nhất trung bình TTTD của TPB cũng ở mức khá cao là 22%, cao hơn TB ngành ở mức 14%. Cơ cấu KH trong tín dụng cũng khá cân bằng giữa KHDN và KHCN. Cơ cấu cho vay kỳ hạn trung dài hạn cao hơn trong các năm thúc đẩy TTTD cao (giao động trong khoảng 70-80%) nhưng trong 2023, TPB đã thay đổi và tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn lên 40%. Trong tương lai, sự phục hồi kinh tế và các động thái hỗ trợ cho thị trường bất động sản từ chính phủ sẽ hỗ trợ mảng cho vay của TPB.

Lợi thế của TPB là NIM ở mức cao, trung bình 5 năm gần nhất ở mức 4.2%, cao hơn so với trung bình ngành ở mức 3.5% (TPB đã vươn lên TOP 5 thị trường tại Q1/2024 với 4.1% so với vị trí TOP 7 tại cuối 2023). Việc cải thiện NIM sẽ được hỗ trợ bởi mặt bằng lãi suất huy động thấp hơn và CASA cao nhờ hệ sinh thái và lượng KH trẻ, chưa có nhiều tích lũy ưu tiên sử dụng thanh toán qua app (24.4% tại Q1/2024, 2023 cũng đạt TOP 5 ngành ở mức 22.7%). Chi phí vốn sẽ được duy trì ở mức thấp nhờ tận dụng tốt lợi thế từ CASA.

Tăng trưởng huy động của TPB Q1/2024 cũng -4.4% ytd với cơ cấu tiền gửi cao hơn ở khối KHCN, đây là quý thứ 8 liên tiếp ghi nhận tăng trưởng tỷ trọng đóng góp của KHCN trong cơ cấu tiền gửi nhưng ở Q1/2024, nhưng về giá trị TPB lại ghi nhận giảm khoảng 300 tỷ tiền gửi so với quý trước. Huy động từ tiền gửi của khách hàng và giấy tờ có giá ghi nhận sự sụt giảm nhẹ so với cùng kỳ (-4,23% ytd) với 222.639 tỷ đồng. Dù vậy do TTTD cao hơn TTHĐ nên LDR của TPB vẫn có xu hướng tăng trong các năm gần đây. Hiện nay mức LDR thuần ở Q1/2024 đã đạt 104%, hơn mức TB quanh mức 100% của những năm cao nhất là 2018-2021.

Tư vấn đầu tư & chia sẻ cách đầu tư chứng khoán hiệu quả liên hệ:
Nguyễn Duy Anh - Chứng khoán Rồng Việt - ID 001435 (thông tin trong avatar)