TPB update BVSC1

TPB công bố KQKD Quý 1/2021 khả quan với LNTT tăng mạnh 40,9% YoY lên 1.422 tỷ, được thúc đẩy bởi tăng trưởng tín dụng cao hơn ngành, NIM mở rộng, tăng trưởng thu nhập từ phí và banca tốt và CIR thấp. Thu nhập lãi thuần mạnh (+31,0% YoY) TPB đạt mức tăng trưởng tín dụng vững chắc trong Quý 1/2021 là 4,3% YTD, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng toàn ngành là 2,3% YTD, nhờ cho vay khách hàng tăng trưởng 3,7% YTD lên 124.387 tỷ và đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp (CB) tăng trưởng 11,5% YTD 12.602 tỷ. Tiền gửi của khách hàng tăng 3,6% YTD đạt 120.037 tỷ. Bất chấp những tác động mang tính thời vụ, CASA vẫn vững chắc ở mức 18,1% (-130 bps QoQ; +420 bps YoY), mà chúng tôi tin rằng nhờ vào nền tảng ngân hàng kỹ thuật số ưu việt và sự mở rộng cơ sở khách hàng vững chắc của TPB. Số dư giấy tờ có giá giảm 10,9% YTD xuống 24.444 tỷ. NIM tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay NIM Quý 1/2021 tăng lên mức 4,66% (+16 bps QoQ; +31 bps QoQ), chủ yếu do chi phí huy động thấp ở mức 3,78% (-29 bps QoQ; -69 bps YoY) bù đắp nhiều hơn mức giảm lợi suất tài sản sinh lãi là 8,42% (-10 bps QoQ; -35 bps YoY).
Các mảng kinh doanh cốt lõi ngoài lãi nhìn chung vẫn hoạt động tốt :black_small_square: Thu nhập phí thuần tăng trưởng mạnh 79,8% YoY lên 282,3 tỷ, trong đó phí dịch vụ thuần tăng trưởng tốt 40,2% YoY lên 60,5 tỷ, trong khi hoa hồng banca thuần là điểm nhấn chính trong Quý 1/2021, duy trì đà tăng trưởng vững chắc đạt kỷ lục mới ở mức 191,2 tỷ (+ 5,5% QoQ; + 91,6% YoY).
:black_small_square: Lỗ kinh doanh ngoại hối thu hẹp đáng kể 97,5% YoY xuống 1,1 tỷ.
:black_small_square: Lãi từ chứng khoán đầu tư Quý 1/2021 đạt 270,0 tỷ (+105,9% QoQ; -16,4% YoY từ nền so sánh cao Quý 1/2020).
:black_small_square: TPB ghi nhận khoản lỗ khác 15,6 tỷ Quý 1/2021 so với lãi 305,5 tỷ trong Quý 1/2020 do ghi nhận khoảng upfront fee một lần là 401,9 tỷ. CIR ở mức thấp kỷ lục Chi phí hoạt động Quý 1/2021 giảm 10,1% YoY xuống 984,9 tỷ, do chi phí nhân viên (-14,2% YoY) và chi phí công vụ (-18,7% YoY). Do đó, CIR Quý 1/2021 giảm mạnh xuống 35,2% so với 45,1% tại Quý 1/2020 và 40,0% tại Quý 4/2020. Chất lượng tài sản và LLRC ổn định Cuối Quý 1/2021, nợ xấu của TPB (Nhóm 2-5) giảm 19,7% YoY xuống 3.654 tỷ (2,94% tổng dư nợ). Cụ thể, NPL từ Nhóm 3-5 giảm xuống 1,19% (-68 bps YoY). Nợ nhóm 2 giảm mạnh xuống 2.171 tỷ (-18,6% YoY). TPB tích cực xóa 309,5 tỷ nợ xấu trong Quý 1/2021. Chi phí dự phòng Quý 1/2021 tiếp tục tăng lên 284,0 tỷ (+3,6% QoQ; +41,9% YoY), theo đó LLRC ổn định ở mức 134%, so với mức 134,2% trong Quý 4/2020.

Duy trì OUTPERFORM và giá mục tiêu 33.968 đồng/cp (Upside: 22,2%)
Chúng tôi duy trì dự báo LNTT năm 2021 cho TPB là 5,5 nghìn tỷ (+25,3% YoY) và giữ nguyên giá mục tiêu 1 năm là 33,968 đồng/ cổ phiếu (Tăng 22,2%). Ở mức giá cổ phiếu hiện tại là 27.800 đồng/ cp (Ngày 20/04/2021), TPB đang giao dịch ở mức P/B năm 2021 là 1,36x, mà chúng tôi cho là hấp dẫn, so với mức tăng trưởng lợi nhuận ròng tích cực và ROE dự phóng năm 2021 cao là 23,2%.

Tham gia room tư vấn tại
https://zaloapp.com/g/nlkxwa365
phí giao dịch 0.1 %,margin lãi 9.9 %
Liên hệ zaalo 0986344056

càng kêu gào khuyến nghị nó càng tụt khổ thân add

Các hoạt động cốt lõi và chất lượng tài sản tích cực Ngành Ngân hàng Báo cáo cập nhật Tháng 7, 2021 TPB công bố KQKD Quý 2/2021 khả quan với LNTT tăng mạnh 54,6% YoY lên 1.584,6 tỷ, được thúc đẩy bởi tăng trưởng tín dụng cao hơn ngành, NIM mở rộng, tăng trưởng thu nhập từ phí và banca tốt và CIR thấp. Thu nhập lãi thuần mạnh (+43,2% YoY) TPB đạt tăng trưởng tín dụng tốt cuối Quý 2/2021 là 9,5% YTD, cao hơn mức 5,5% toàn ngành, nhờ cho vay khách hàng tăng trưởng 10,2% YTD lên 132.204 tỷ (+6,3% QoQ); TPB tiếp tục cho thấy nỗ lực kiểm soát chất lượng tín dụng: Cho vay MMLC (-0,1% YTD), SME (+10,9% YTD) và cá nhân (+13,2% YTD). Trong cho vay cá nhân, cho vay mua nhà tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng (+27,2% YTD), cho vay mua xe tiếp tục giảm (-1,8% YTD) và thẻ tín dụng (-7,0% YTD). Đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp giảm nhẹ 7,7% QoQ xuống 11.627 tỷ. Tiền gửi của khách hàng tăng mạnh 13,9% YTD đạt 132.070 tỷ. CASA duy trì mở rộng lên mức 18,4% (+30 bps QoQ), mà chúng tôi tin rằng nhờ vào nền tảng ngân hàng kỹ thuật số ưu việt và sự mở rộng cơ sở khách hàng vững chắc của TPB lên 3,89 triệu (+21,9% YoY; +9,1% YTD). NIM tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay NIM Quý 2/2021 tăng lên mức 4,79% (+14 bps QoQ; +59 bps QoQ), chủ yếu do chi phí huy động thấp ở mức 3,50% (-28 bps QoQ; -83 bps YoY) bù đắp nhiều hơn mức giảm lợi suất tài sản sinh lãi là 8,28% (-14 bps QoQ; -17 bps YoY). Các mảng kinh doanh cốt lõi ngoài lãi tăng trưởng lành mạnh :black_small_square: Thu nhập phí thuần tăng trưởng mạnh 159,4% YoY lên 412,6 tỷ, trong đó hoa hồng banca thuần là điểm nhấn chính trong Quý 22021, duy trì đà tăng trưởng vững chắc đạt kỷ lục mới ở mức 252,9 tỷ (+32,3% QoQ; + 95,5% YoY), trong khi đó phí từ dịch vụ thanh toán thuần khả quan tăng 66,3% QoQ lên mức 100,5 tỷ (+266,6% YoY từ nền thấp do TPB tích cực hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19 trong Quý 2/2020). :black_small_square: Lỗ kinh doanh ngoại hối thu giảm 42,4% YoY từ mức cơ sở cao xuống 159,3 tỷ, nhưng cải thiện đáng kế từ mức lỗ 2,1 tỷ trong Quý 1/2021. :black_small_square: Lãi từ chứng khoán đầu tư Quý 2/2021 đạt 279,5 tỷ (+3,5 QoQ; +52,6% YoY từ nền so sánh cao Quý 2/2020). OPEX tiếp tục được tối ưu hóa - CIR được khống chế ở mức 36% Chi phí hoạt động Quý 2/2021 tăng 24,8% YoY lên 1.237,8 tỷ, so với tổng thu nhập hoạt động là 3.434,7 tỷ (+39,7% YoT). CIR Quý 2/2021 xu hướng giảm xuống 36,0% so với 35,2% tại Quý 1/2020 và 40,0% tại Quý 2/2020. Các tỷ lệ thanh khoản ở mức khả quan Cuối Quý 2/2021, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của TPB ở mức thấp 17,47%; tỷ lệ LDR theo quy định cũng ở mức thấp là 64,75%. Tỷ lệ an toàn vốn CAR ở mức tốt là 12,85%. Cho phép TPB thâm nhập sâu hơn vào các mảng cho vay có tỷ suất sinh lợi tốt hơn, như cho vay mua nhà. Chất lượng tài sản cải thiện mạnh mẽ; LLRC ở mức cao kỷ lục mới Cuối Quý 2/2021, nợ xấu của TPB (Nhóm 2-5) giảm 5,5% YoY xuống 3.457 tỷ (2,61% dư nợ). Cụ thể, NPL từ Nhóm 3-5 giảm xuống 1,15% (-4 bps QoQ; -3 bps YoY). Nợ nhóm 2 giảm mạnh xuống 1.938 tỷ (-10,7% QoQ; +19,4% YoY). TPB tích cực xóa 400,5 tỷ nợ xấu trong kỳ, nâng tổng mức xóa nợ xấu 6T/2021 lên 710,1 tỷ. Chi phí dự phòng Quý 2/2021 tăng 38,6% YoY lên 612,2 tỷ (+56,6% QoQ), nâng LLRC lên mức cao mới 144,8%, so với mức 134,2% Quý 4/2020. Cuối Quý 2/2021, nợ tái cơ cấu tiếp tục giảm đáng kể 27,2% QoQ xuống 1,268 tỷ (0,95% dư nợ). Nợ tái cấu trúc giảm ở tất cả các nhóm khách hàng: MMLC (-10,5% QoQ), SME (-2,4% QoQ) và cá nhân (-75,4% QoQ). Duy trì OUTPERFORM và giá mục tiêu 38.690 đồng/cp (Upside: 17,2%) Chúng tôi hiện dự báo LNTT năm 2021-22 cho TPB là 5,8 nghìn tỷ (+33,1% YoY) và 6.9 nghìn tỷ (+18,1% YoY). Ở mức giá cổ phiếu hiện tại là 33.000 đồng/ cp (Ngày 20/07/2021), TPB đang giao dịch ở mức P/B một năm (tính đến giữa năm 2022) là 1,41x, mà chúng tôi cho là hấp dẫn, so với mức tăng trưởng lợi nhuận CAGR giai đoạn 2020-22 là 25,4% và ROE dự phóng trung bình trên 23%.

Khuyến nghị mua cổ phiếu TPB với giá mục tiêu 42.700 đồng/CP CTCK MB (MBS) Tại mức giá 33.800 đồng/CP, chúng tôi khuyến nghị mua với cổ phiếu TPB của Ngân hàng TMCP Tiên Phong, với giá mục tiêu là 42.700 đồng/CP theo phương pháp kết hợp RI và P/B. Hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2021 có sự tăng trưởng mạnh. Lợi nhuận trước thuế quý 2 năm 2021 đạt hơn 1.500 tỷ đồng, tăng gần 55% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 6 đầu năm 2021, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 3.000 nghìn tỷ đồng (tăng 47,8% so với cùng kỳ), đạt 52% trong kế hoạch năm 2021 do TPB đề ra. Trong đó, thu nhập lãi thuần của 6 tháng đầu năm 2021 tăng 20% so với 6 tháng đầu năm 202, chủ yếu nhờ có sự tăng trưởng trong thu nhập lãi cho vay khách hàng, tuy nhiên tỉ lệ thu nhập lãi từ tiền gửi có sự sụt giảm mạnh so với 6 tháng đầu năm 2020. NIM quý II/2021 của TPBank tăng lên mức 4,4%, chủ yếu do chi phí huy động thấp ở mức 3,8%, đây là mức thấp nhất kể từ năm 2017 đến nay của ngân hàng. Các mảng kinh doanh ngoài lãi cũng tăng trưởng lành mạnh. OPEX tiếp tục được tối ưu hóa và CIR được khống chế ở mức 36%. Chất lượng tài sản cải thiện mạnh mẽ. Cụ thể, nợ xấu (NPL) từ Nhóm 3-5 giảm từ 1,19% xuống 1,15%. Nợ nhóm 2 giảm mạnh 10,7% so với quý 1, còn 1.938 tỷ đồng. TPB tích cực xóa 400,5 tỷ nợ xấu trong kỳ, nâng tổng mức xóa nợ xấu 6 tháng đầu năm lên 710,1 tỷ. Chi phí dự phòng quý II/2021 tăng 38,6% so với cùng kỳ lên 612,2 tỷ, nâng tỷ lệ bao phủ nợ xấu LLR lên mức cao mới 144,8%, so với mức 134% của quý I. Bên cạnh đó, TPB còn cắt giảm tỷ trọng các phân khúc có rủi ro cao như vay mua ô tô và thẻ tín dụng nhằm hạn chế các khả năng hình thành nợ xấu.

1 Likes

Khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu TPB CTCK Bảo Việt (BVSC) Mặc dù BVSC nhận thấy tiềm năng tăng dự báo kết quả kinh doanh đối với Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPB) nhờ nền tảng vốn tốt hơn, nhưng ở thời điểm hiện tại chúng tôi thận trọng giữ nguyên dự báo kết quả kinh doanh với TPB. Ở Cập nhật gần nhất chúng tôi hiện dự báo CAGR lợi nhuận ròng FY20-22 của TPB mạnh mẽ đạt 31,8%/ năm. BVSC duy trì khuyến nghị OUTPERFORM đối với TPB và chuyển định giá đến cuối năm 2022 do đó nâng giá mục tiêu (TP) theo Phương pháp Thu nhập thặng dư lên 48.450 đồng/cp (Upside: 21,1%), định giá TPB ở mức P/B sau phát hành là 1,77x. Chúng tôi áp dụng chiết khấu định giá 5% để phản ánh sự không chắc chắn đến từ COVID-19. Tại giá hiện tại, TPB đang giao dịch ở mức P/B sau phát hành năm 2022 hấp dẫn là 1,46x, với: (1) ROAE cao bền vững ở mức trên 20%; (2) Bộ đệm vốn tốt thuộc nhóm cao nhất ngành; (3) Mở rộng cơ sở khách hàng tốt dựa trên nền tảng ngân hàng số ưu việt; (4) Chất lượng tài sản cải thiện rõ ràng; và (5) Ban lãnh đạo tâm huyết.

dòng tiền đầu cơ vẫn chiếm ưu thế tới tháng 11: Ngân hàng KLB và BVB sẽ tăng mạnh

mai về vùng 39 rồi ngốc lên, em nghĩ thế

Khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu TPB với giá mục tiêu 51.000 đồng/CP CTCK Bảo Việt (BVSC) Mặc dù kết quả kinh doanh quý III/2021 tốt hơn kỳ vọng, chúng tôi thận trọng duy trì dự báo kết quả kinh doanh năm 2021 cho Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPB – sàn HOSE) vào thời điểm hiện tại. Chúng tôi hiện dự báo lợi nhuận trước thuế năm 2021 - 2022 của TPB lần lượt là 5.988 tỷ đồng (tăng 36,4% so với năm trước) và 7.539 tỷ đồng (tăng 25,9%). Với việc kiểm soát COVID-19 tốt hơn và nới lỏng hạn giãn cách gần đây, chúng tôi loại bỏ chiết khấu định giá 5%, mà chúng tôi đã áp dụng cho sự không chắc chắn từ COVID-19 trong cập nhật gần đây nhất. Do đó, chúng tôi duy trì khuyến nghị OUTPERFORM đối với TPB và nâng giá mục tiêu cuối năm 2022 theo Phương pháp thu nhập thặng dư lên 51.000 đồng/cổ phiếu (Upside: 15,6%). Chúng tôi kỳ vọng đợt tăng vốn thứ hai của TPB (thông qua cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 35%) sẽ là catalyst cho cổ phiếu, hỗ trợ tính thanh khoản cổ phiếu và thúc đẩy việc đánh giá lại định giá hơn nữa trong các giai đoạn sắp tới.

Khuyến nghị mua dành cho TPB Gộp chung 3 quý năm 2021, tổng thu nhập hoạt động của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TP Bank, HoSE: TPB) đạt 9.906 tỷ đồng (tăng 39,5% cùng kỳ), trong khi chi phí hoạt động chỉ tăng 9,5% cùng kỳ đã giúp lợi nhuận sau thuế đạt 3.515 tỷ đồng (tăng 45,3% cùng kỳ) và hoàn thành 80% kế hoạch cả năm. Hỗ trợ tăng trưởng của TPB tới từ thu nhập lãi thuần cùng khoản thu nhập ngoài lãi tăng ấn tượng bởi hoạt động đầu tư. Về NIM, mặc dù quý III giảm nhẹ về 4,13% do TPB thực hiện các chính sách giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng, tuy nhiên dự báo quý cuối năm sẽ giữ ổn định nhờ CASA tiếp tục cải thiện khi ứng dụng ngân hàng số. Năm 2021, mặc dù TPB không còn ghi nhận phí bancassurance do Sunlife trả trước như năm 2020 (hơn 900 tỷ đồng), tuy nhiên khoản thu từ lãi đầu tư trái phiếu trong quý III vẫn tăng ấn tượng gấp 11 lần cùng kỳ, qua đó giúp doanh thu ngoài lãi tăng vượt trội 162% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, TPB vừa hoàn tất việc phát hành 100 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược, tăng vốn điều lệ thêm 1.000 tỷ đồng (tương ứng 9,3% vốn điều lệ). Sau đợt phát hành này, TPB lên kế hoạch tiếp tục tăng vốn lần 2 với quy mô 410 triệu cổ phiếu (tỷ lệ phát hành 35%) để nâng tổng vốn điều lệ lên 15.816 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nhờ việc tích cực xử lý nợ xấu trong 9 tháng đầu năm 2021, số dư nợ xấu đã giảm 3% giảm cùng kỳ giúp cho tỷ lệ nợ xấu (NPL) của TPB hiện tại đã giảm xuống còn 1,04% so với 1,18% đầu năm. Con số này vẫn trong mức an toàn cùng với việc TPB đã thận trọng, chủ động tăng cường trích lập dự phòng nâng tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên mức khá cao 115% sẽ tạo bộ đệm vững chắc về chất lượng tài sản. Nhận định về giá cổ phiếu, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) vừa tiếp tục duy trì đánh giá tích cực mức xếp hạng tăng trưởng của TPB, khi mức stock rating đang ở 82 điểm. Đồ thị giá của TPB vừa đóng cửa tăng 7% và đạt mức cao nhất 52 tuần với khối lượng giao dịch tăng mạnh so với mức trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá của TPB bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho thấy đồ thị giá có thể sẽ mở rộng về các mức cao hơn. Xu hướng ngắn hạn của TPB được nâng lên mức tăng. Cùng với đó, đồ thị giá thoát khỏi mô hình tam giác ngắn hạn cho thấy xu hướng tăng trung hạn vẫn duy trì. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5% và tăng dần tỷ trọng cổ phiếu khi sức mạnh giá trên 80 điểm.

Thằng em dại này làm gì có số má mà chạy nhanh thế trước các đàn anh…xuống tàu nhanh kẻo ko kịp người anh em