TPB - Viên Ngọc Thô của nhóm Ngân Hàng

TPB - viên ngọc tím nặng mông của dòng ngân hàng ( phần 1)

  1. Số lượng chứng khoán nhà đầu tư nước ngoài đang sở hữu tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) là hơn 474,5 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 30% vốn điều lệ ngân hàng.

  2. Trong bối cảnh toàn ngành ngân hàng gặp nhiều khó khăn về thanh khoản năm 2022, TPB là ngân hàng có tiền gửi khách hàng tăng nhanh nhất hệ thống với mức tăng trưởng 40%. Động lực chính đến từ tăng trưởng khách hàng mới với 3,7 triệu khách hàng mới trong năm.

=> Có dư địa để tăng trưởng tín dụng, không bị chặn bởi các chỉ tiêu về thanh khoản và áp lực tăng lãi suất huy động thấp

  1. Lãi suất huy động tháng 12/2022 tại kì hạn 12 tháng trả lãi cuối kỳ của TPB tăng 1,1 điểm % so với tháng 9/2022 và tại thời điểm tháng 2/2023 đã giảm 0,1 điểm % so với cuối năm trước.

4, TPB vẫn thuộc nhóm ngân hàng có tiền gửi khách hàng chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu huy động so với trung bình hệ thống đạt 72,6%. Ngân hàng có hoạt động huy động vốn tích cực trên thị trường liên ngân hàng với tỷ trọng huy động liên ngân hàng 2022 đạt 25,4%, cao thứ 4 hệ thống sau MSB, Techcombank, VPBank.

  1. Về chất lượng tài sản, tỷ lệ nợ xấu tính đến cuối năm 2022 của TPB ở mức 0,84%, nằm trong nhóm các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp trong hệ thống.

  2. TPB đã giảm tốc độ trích lập dự phòng khi chất lượng tài sản được cải thiện và tỷ lệ bao phủ nợ xấu đã ở ngưỡng 135%. Cả năm 2022, chi phí dự phòng của TPB giảm 37% xuống còn 1.884 tỷ đồng. Riêng trong quý IV, chi phí dự phòng rủi ro của ngân hàng đã giảm 80% từ 560 tỷ xuống còn 115 tỷ đồng.

  3. 5 năm trở lại đây trong quá trình tái cơ cấu, TPBank đã có sự chuyển dịch về mô hình kinh doanh và cơ cấu tài sản sinh lời giữa cho vay khách hàng và hoạt động trên thị trường 2 (thị trường liên ngân hàng).

Hoạt động cho vay trên liên ngân hàng vốn chiếm tỷ trọng lớn trong những năm trước 2016 bị giảm bớt, từ chiếm tỷ trọng 20% vào năm 2015 về 11% trong năm 2020 nhưng sau đó lại tăng trở lại trong năm 2021- 2022 (cuối năm 2022 ở mức 22%).

TPBank cũng nằm trong nhóm có tỷ trọng đầu tư trái phiếu tổ chức tín dụng và doanh nghiệp ở mức cao, chiếm lần lượt 9,4% và 7,2% trên tổng tài sản sinh lời (cuối năm 2022).

Bên cạnh đó, ngân hàng cũng giảm tỷ trọng trái phiếu doanh nghiệp với tổng dư nợ cuối năm 2022 đạt 21.624 tỷ đồng, giảm 21,6% so với mức đỉnh vào quý I/2022 và tương đương 11,8% tổng dư nợ tín dụng.

  1. Sự support của FPT

FPT đang nắm giữ hơn 107 triệu cổ phần, tương đương 6,77% vốn điều lệ ngân hàng.

Bài chính chủ tại đây: