TRÁI PHIẾU CHUYỂN ĐỔI: CƠ HỘI SINH LỜI hay BẪY RỦI RO?

, , , ,

TRÁI PHIẾU CHUYỂN ĐỔI: CƠ HỘI SINH LỜI hay BẪY RỦI RO ?

Tại Việt Nam, trái phiếu chuyển đổi (TPCĐ) đã có ngay từ những ngày đầu thành lập TTCK từ những năm 2000, và đợt phát hành vào tháng 12.2005 khi Vietcombank phát hành thành công 1.365 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi với lãi suất bình quân 6%/năm là một trong số những case nổi bật giai đoạn này.

Nếu ở Hoa Kỳ, công cụ này đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong các công cụ tài chính quan trọng. Theo thống kê đến năm 2022, tổng trị giá TPCĐ mà các doanh nghiệp phát hành trong năm 2022 tăng 77% lên 48 tỷ USD.

Riêng tại Việt Nam, công cụ này vẫn đang trong quá trình phát triển, chưa quá phổ biến, thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói chung đạt quy mô 30,89 tỷ USD vào năm 2022, bao gồm cả trái phiếu chuyển đổi và các loại trái phiếu khác.

Trái phiếu chuyển đổi (Convertible Bonds) là một loại trái phiếu đặc biệt. Người sở hữu trái phiếu có quyền (nhưng không bắt buộc) chuyển đổi khoản đầu tư của mình thành cổ phiếu phổ thông của công ty phát hành, thay vì nhận lại tiền gốc khi trái phiếu đáo hạn theo các điều kiện đã xác định trước.

:point_right: Đặc điểm chính của trái phiếu chuyển đổi:

+ Giá chuyển đổi: Là mức giá cố định để trái chủ có thể đổi trái phiếu thành cổ phiếu.

+ Tỷ lệ chuyển đổi: Số lượng cổ phiếu nhận được trên mỗi trái phiếu khi thực hiện chuyển đổi.

+ Thời hạn chuyển đổi: Khoảng thời gian mà trái chủ có thể thực hiện chuyển đổi (thường là trước ngày đáo hạn).

Trường hợp không thực hiện chuyển đổi, trái chủ sẽ nắm giữ trái phiếu đến ngày đáo hạn và nhận lại tiền gốc + lãi suất được cam kết trong kỳ hạn trái phiếu).


Ở những năm học đại học với các kiến thức lý thuyết cơ bản, em cũng từng ngộ nhận sản phẩm này gần như tiết kiệm với mức rủi ro bằng 0. Tuy nhiên, khi tiến gần vào thực tế, bóc tách và tìm hiểu, đặc biệt sau các vấn đề lớn vừa qua trên thị trường trái phiếu. Chúng ta sẽ thấy được góc nhìn khác, đi sâu để nhìn kĩ hơn những thiếu sót trong quy định ở kênh đầu tư không mới lạ tại Việt Nam.

:point_right: Một vấn đề cần làm là có thể TPCĐ an toàn hơn cổ phiếu, nhưng vẫn có mức độ rủi ro cao hơn so với kênh tiết kiệm. Mặc dù trái phiếu cũng đem lại lãi suất cố định như kênh tiết kiệm, nhưng việc chuyển đổi sẽ phụ thuộc vào:

  • Tình hình thị trường

  • Giá cổ phiếu tại thời điểm chuyển đổi

  • Khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp và

  • Nguyên tắc điều khoản chuyển đổi.

Quy mô và mức độ phổ biến của công cụ này ở Việt Nam còn hạn chế so với các quốc gia phát triển, việc siết chặt các quy định và cải thiện cơ chế quản lý trong Luật Chứng khoán sửa đổi được thông qua trong Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV được xem là bước cần thiết. Hướng đến phát triển thị trường tài chính nước ta được bền vững, chuyên nghiệp hơn trong tương lai.

Thực tế, kênh huy động vốn này đã được nhiều doanh nghiệp sử dụng để tài trợ vốn trong quá trình phát triển của mình. Cũng có case thành công và cũng có case thất bại, vì tính chất như em đã đề cập ở trên. Chúng ta sẽ cùng xem sơ qua để có góc nhìn đánh giá cụ thể hơn nhé!


:point_right: CTCP FPT vào năm 2015

Cụ thể năm 2012, FPT đã phát hành gói trái phiếu chuyển đổi trị giá 1.800 tỷ, kỳ hạn 3 năm, với giá chuyển đổi là 48,000 đồng/cổ phiếu.

Đến năm 2015, giá cổ phiếu FPT lúc này tăng trên 50,000 đồng/cổ phiếu, vượt giá chuyển đổi. Trái chủ được quyền lựa chọn giữa việc thực hiện chuyển đổi thành cổ phiếu hoặc lấy lại tiền gốc + kèm lãi suất.

Và thực tế việc chuyển đổi đợt này rất thành công, vì chênh lệch giá đủ hấp dẫn để các trái chủ đưa ra quyết định. Đồng thời, giúp FPT không phải trả tiền gốc trái phiếu và giảm được áp lực tài chính.

Lý do là gì?

  • Tăng trưởng lợi nhuận ổn định nhờ mảng công nghệ thông tin và xuất khẩu phần mềm.

  • Chiến lược mở rộng kinh doanh quốc tế hiệu quả.

Và thực tế cho đến nay, FPT vẫn chứng tỏ vị thế tốt là một công ty tiềm năng và có mức tăng trưởng đều, ổn định xuyên suốt từ những ngày đầu thành lập.


:point_right: Tập đoàn Masan vào năm 2021

Cụ thể Masan đã phát hành trái phiếu chuyển đổi quốc tế trị giá 350 triệu USD vào năm 2019, với giá chuyển đổi là 90,000 đồng/cổ phiếu.

Tại thời điểm chuyển đổi, giá cổ phiếu MSN lên mức 130,000 đồng/cổ phiếu vào năm 2021, hấp dẫn trái chủ thực hiện chuyển đổi. Qua đó, Masan vừa huy động được vốn lớn vừa giảm áp lực nợ, tạo tiền đề cho các thương vụ M&A (như WinMart).

Lý do là gì?

  • Bối cảnh thị trường trong pha uptrend thuận lợi, giai đoạn tiền rẻ.

  • Hoạt động kinh doanh mảng tiêu dùng và bán lẻ lúc này tăng trưởng mạnh

  • Câu chuyện cơ cấu tài chính được tận dụng tốt và hiệu quả, niềm tin của trái chủ về cổ phiếu và thị trường cũng tích cực hơn.


:point_right: CTCP Hoàng Anh Gia Lai năm 2016

Cụ thể năm 2011 HAG đã phát hành gói trái phiếu chuyển đổi trị giá 1,100 tỷ đồng, với giá chuyển đổi là 40,000 đồng/cổ phiếu.

Tại thời điểm đến hạn 2016, giá cổ phiếu HAG giảm xuống chỉ còn 6,000–7,000 đồng/cổ phiếu, khiến nhiều trái chủ từ chối chuyển đổi. Lúc này, HAG phải hoàn trả toàn bộ tiền gốc và lãi, gây áp lực tài chính lớn và dẫn đến khủng hoảng nợ.

Lý do là gì?

  • Hoạt động kinh doanh không hiệu quả, đặc biệt trong 2 lĩnh vực chính lúc này là nông nghiệp và bất động sản.

  • Cơ cấu nợ vay lớn và khả năng mất cân đối tài chính


:point_right:CTCP Quốc Cường Gia Lai năm 2019

Cụ thể năm 2015, QCG đã phát hành trái phiếu chuyển đổi trị giá 800 tỷ đồng, giá chuyển đổi là 15,000 đồng/cổ phiếu.

Tại thời điểm đáo hạn 2019, giá cổ phiếu QCG giảm xuống chỉ còn 4,000–5,000 đồng/cổ phiếu, khiến nhiều trái chủ không thực hiện chuyển đổi. Công ty đã phải đối mặt với áp lực hoàn trả nợ trong bối cảnh khó khăn thanh khoản.

Lý do là gì?

  • Tình hình kinh doanh bất ổn, nhiều dự án chậm triển khai.

  • Thiếu minh bạch thông tin tài chính, làm mất niềm tin từ nhà đầu tư.

Qua các case thực tế trên có thể mọi người đã phần nào hình dung rõ hơn về công cụ này, bất kỳ công cụ đầu tư nào đều đi kèm với một số rủi ro nhất định, và nó có thực sự hấp dẫn hay không, sẽ phụ thuộc vào kỹ năng đánh giá, lựa chọn và quan sát cũng từng nhà đầu tư.

Một điều em muốn gửi gắm đến mọi người là hãy luôn đặt sự thận trọng lên hàng đầu, trước khi kiếm được tiền chúng ta phải biết cách giữ tiền, tránh bị cuốn vào những thông tin không rõ ràng, hay dự báo không có cơ sở thực tế.

Việc đánh giá đúng tiềm năng và chất lượng doanh nghiệp phát hành sẽ quyết định thành công trong chiến lược đầu tư của chúng ta.


Hãy subscribe ngay kênh Kim Thanh Stock để nhận thêm những bài học đầu tư thực chiến, những phân tích thị trường - cổ phiếu và các chiến lược giúp bạn tối ưu lợi nhuận trong năm 2025!

7 Likes

nội dung hay quá ad

2 Likes

vậy các trái chủ được lợi mà phải không nhỉ

2 Likes

NĐT cứ canh giá cổ phiếu cao thì chuyển, không thì từ chối chuyển

2 Likes

Lợi hay không sẽ xem xét các tiêu chí này khi gần ngày đến hạn để đưa ra quyết định nhé bạn

1 Likes

cảm ơn ad lên topic mới này ạ

1 Likes

bổ ích

1 Likes

topic hay quá