Triển vọng đầu tư cổ phiếu ngành dệt may 2024?

, , , , , ,

Số lượng đơn hàng trong 6 tháng đầu năm 2024 đã có sự gia tăng đáng kể so với giai đoạn ảm đạm của năm 2023 (theo báo cáo ngành Dệt may).
Cổ phiếu ngành dệt may đã tích cực hơn chưa và triển vọng phục hồi của cổ phiếu ngành dệt may 2024 trong bối cảnh gia tăng đơn hàng sẽ như thế nào?

Năm 2023 là một năm đầy khó khăn đối với ngành dệt may Việt Nam. Kết thúc năm 2023, giá trị xuất khẩu hàng dệt may trong nước đạt 33.3 tỷ USD, giảm 11.3% so với năm 2022.

Trải qua năm 2023 đầy khó khăn, đa số các doanh nghiệp dệt may trong nước đều báo cáo kết quả kinh doanh (KQKD) kém khả quan. Có thể kể đến một vài doanh nghiệp tiêu biểu trong ngành có KQKD không khả quan như STK (Sợi Thế Kỷ) ghi nhận KQKD giảm rất mạnh, TCM (Dệt may Thành Công) cũng có sự sụt giảm doanh thu đáng kể, MSH (May Sông Hồng)…. Điểm sáng hiếm hoi là TNG (Đầu tư và thương mại TNG) ghi nhận mức tăng trưởng dương nhờ duy trì được đơn hàng với những khách hàng ổn định lâu năm và hoạt động xuất khẩu bông tăng trưởng mạnh.

Một trong những doanh nghiệp chịu thiệt hại nặng nề nhất trong nhóm ngành dệt may là GMC (Garmex Sài Gòn) đã bị sụt giảm đơn hàng rất trầm trọng. Công ty này đã cắt giảm nhân sự xuống chỉ còn 35 người từ mức 4,000 người của những năm trước.

Tuy nhiên, từ cuối Q4/2023 bức tranh ngành dệt may Việt Nam đã có những điểm tươi sáng hơn. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), trong quý 1/2024, xuất khẩu dệt may đạt khoảng 9,5 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Quý 2 tiếp tục ghi nhận kết quả khả quan và là động lực tích cực để kỳ vọng ngành dệt may sẽ vượt kim ngạch xuất khẩu 44 tỷ USD trong năm nay.

Bên cạnh thị trường xuất khẩu, ngành dệt may Việt Nam cũng đang chú trọng đến thị trường trong nước. Tiêu thụ hàng may mặc của thị trường nội địa năm 2023 cũng tăng 7.4% so với năm 2022. Xu hướng mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng trong nước và sự đa dạng về mẫu mã của các nhà sản xuất sẽ là động lực giúp ngành dệt may Việt Nam gia tăng thị phần trong nước.

Bên cạnh triển vọng, các doanh nghiệp dệt may cũng phải đối mặt với thách thức mới. Đó là giá đơn hàng không tăng mà còn có xu hướng giảm nhẹ, trong khi đó chi phí logistics, cụ thể là chi phí vận tải biển đã tăng liên tục trong thời gian qua sẽ làm gia tăng chi phí vận chuyển.

Từ thực tiễn và những thách thức đã đặt ra cho các doanh nghiệp dệt may phải tập trung nghiên cứu và chuyển đổi sản phẩm, nghiên cứu sản phẩm mới, chất liệu mới… để đáp ứng được các đơn hàng khó, thời gian giao hàng nhanh.

Tăng cường kiểm soát chặt chẽ các chi phí hoạt động, quản lý chất lượng và ngày càng nâng cao hiệu quả sản xuất để gia tăng khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế.

Các yếu tố ảnh hưởng tới Cổ phiếu ngành dệt may

Mặc dù được dự đoán tích cực từ đây tới cuối năm về sự phục hồi của đơn hàng nhưng cổ phiếu ngành dệt may cũng đối mặt với nhiều rủi ro thách thức. Có rất nhiều yếu tố tác động đến giá cổ phiếu ngành dệt may , có thể kể đến 3 loại yếu tố chính như sau: tình hình hoạt động của doanh nghiệp, yếu tố vĩ mô và yếu tố thông tin.

Tình hình hoạt động của doanh nghiệp hay còn gọi là yếu tố cơ bản chủ yếu tập trung vào nền tảng của doanh nghiệp như: doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp và các chỉ số định giá. Hay nói cách khác đây là những giá trị nội tại của doanh nghiệp và mang tính chất bền vững.

Yếu tố vĩ mô: là những chính sách liên quan tới nền kinh tế, các chỉ báo về sức mạnh tiêu dùng, lãi suất, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp….Do đặc thù của ngành dệt may chủ yếu tập trung vào xuất khẩu, nên các doanh nghiệp dệt may phải theo sát diễn biến của kinh tế thế giới để có những điều chỉnh chiến lược thích hợp. Đây là những yếu tố kinh tế vĩ mô mà cổ phiếu ngành dệt may sẽ bị ảnh hưởng với diễn biến của thị trường chung.

Yếu tố thông tin: là những tin tức liên quan tới nhóm ngành dệt may, tin tức có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Nhưng khi tin tức được đưa ra thì giá cổ phiếu sẽ bị ảnh hưởng trong ngắn hạn.

Kết luận :

Tóm lại, triển vọng phục hồi của cổ phiếu ngành dệt may trong năm 2024 được đánh giá là khả quan, nhờ vào sự gia tăng đơn hàng từ các thị trường quốc tế và những nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, vì mới bắt đầu được phục hồi nên nhà đầu tư cần thận trọng và theo dõi sát sao các biến động kinh tế, chính sách thương mại để đưa ra quyết định hợp lý. Với những tín hiệu tích cực hiện tại, cổ phiếu ngành dệt may hứa hẹn sẽ vực dậy và là một điểm sáng trên thị trường chứng khoán trong thời gian tới.

Cần hiểu thêm các lưu ý khi đầu tư cổ phiếu ngành dệt may?
Ủng hộ mình 1 view đọc bài viết phân tích cổ phiếu ngành dệt may năm 2024 nhé mn :smiley:

1 Likes

Tổng Công ty cổ phần Dệt may Hòa Thọ (mã: HTG) vừa công bố Nghị quyết HĐQT về việc tạm ứng chi trả cổ tức lần 2 năm 2024 bằng tiền cho cổ đông, tỷ lệ 30%/cp (1 cổ phiếu được nhận 3.000 đồng). Ngày chốt danh sách cổ đông sẽ là ngày 25/12 tới đây, thời gian thực hiện chi trả vào 23/1/2025.

Với hơn 36 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính doanh nghiệp cần chi khoảng 108 tỷ đồng để trả đợt cổ tức này.

Tính cả đợt tạm ứng cổ tức 10% bằng tiền hồi cuối tháng 7/2024, tổng tỷ lệ cổ tức năm 2024 của Dệt may Hòa Thọ lên tới 40%.

Được biết, doanh nghiệp dệt may này có truyền thống trả cổ tức bằng tiền cho cổ đông “đều như vắt tranh” với tỷ lệ cao, dao động trên 20% tới 40%. Hồi năm 2023, Dệt may Hòa Thọ thậm chí còn trả cổ tức năm 2022 với tổng tỷ lệ lên tới 60%, trong đó 40% bằng tiền và 20% bằng cổ phiếu

Về kết quả kinh doanh quý 3/2024, Dệt May Hòa Thọ ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.498 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận trước thuế đạt 93 tỷ đồng, tăng 25%.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu của Dệt May Hòa Thọ đạt 3.772 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 236 tỷ đồng, lần lượt tăng 4,5% và 52% so với cùng kỳ năm 2023. Như vậy, doanh nghiệp đã hoàn thành 84% kế hoạch doanh thu (4.500 tỷ đồng) và vượt 6% mục tiêu lợi nhuận (220 tỷ đồng) cho cả năm.

image