Triển vọng NGÀNH BÁN LẺ 2023 có gì?

, , , , ,
  1. THUẬN LỢI

(1) Cơ cấu dân số
Với cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động ở mức cao (trên 65%), đây là cơ cấu dân số tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành bán lẻ. Vì đây là nhóm dẫn số có sức tiêu dùng lớn nhất trong các nhóm dân cư.
Screenshot_7
Gia tăng tầng lớp thu nhập trung bình cao tại Việt Nam giúp gia tăng sức mua. Thu nhập bình quân đầu người và tổng mức bản lẻ hàng hóa dịch vụ có mối tỷ lệ thuận. Trong giai đoạn 2010 – 2021, GDP/người tăng gấp 3 lần kéo theo đó là tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tăng từ 1,677 nghìn tỷ đồng lên 4,656 nghìn tỷ đồng cũng trong giai đoạn này, dù đã có sự tăng trưởng chậm lại do dịch Covid 19.
Screenshot_18

(2) Xu hướng đô thị hóa
Việt Nam là nước đang phát triển với tốc độ đô thị hóa tăng nhanh qua các năm. Theo bộ công thương, trong giai đoạn từ 2018 đến 2030, tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam sẽ tăng từ 35% lên 44.45%. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành bán lẻ khi (1) Giúp tiết giảm chi phí kho vận do cơ sở hạ tầng giao thông phát triển (2) Giúp doanh nghiệp bán lẻ thuận lợi trong việc mở cửa hàng mới do các khu đô thị dân cư ngày càng tăng (3) Tỷ lệ đô thị hóa tăng kèm theo dân số thành thị ngày càng tăng giúp mở rộng thị trường cho doanh nghiệp bán lẻ.
Screenshot_1

(3) Xu hướng tiêu dùng hiện đại
Với những yếu tố thuận lợi về chính trị và xã hội, kênh bán lẻ hiện đại sẽ cạnh tranh trực tiếp với bán lẻ truyền thống, và với những lợi thế của mình kênh bán lẻ hiện đại sẽ ngày càng gia tăng thị phần. Theo dự báo của Bộ Công Thương, trong giai đoạn từ 2015 – 2030, thị phần kênh bán lẻ hiện đại sẽ tăng từ 22% lên 60%, mức tăng gần 3 lần. Các doanh nghiệp tận dụng được xu hướng này sẽ có cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ như thành công của chuỗi bán lẻ Thế Giới Di Động hay Điện Máy Xanh của MWG.
Screenshot_3

(4) Sức mạnh tài chính
Trong bối cảnh lãi suất tăng khiến áp lực lãi vay đè nặng lên doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp nào có sức khỏe tài chính tốt có thể sống xót tốt qua giai đoạn này. Thâm chí, những doanh nghiệp này còn có thể thực hiện (1) chiến lược M&A hay (2) mở rộng để gia tăng thị phần khi đối thủ gặp khó khăn do chi phí tài chính tăng.
So với các ngành khác như BĐS, các doanh nghiệp bán lẻ có tỷ lệ nợ vay ròng/VCSH ở mức thấp, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu vốn lưu động, trừ FRT do đang trong giai đoạn mở rộng nhanh cho chuỗi bán lẻ dược phẩm Long Châu. Như vậy MWG, DGW, PNJ hay VRE là những doanh nghiệp đầu ngành với cơ cấu tài chính lành mạnh đáng để chúng ta quan tâm.
Screenshot_10

(5) Tái cơ cấu
Hiện tại, ngành bán lẻ vào giai đoạn khó khăn, đây là thời điểm thích hợp để doanh nghiệp bán lẻ thực hiện tái cơ cấu chuẩn bị cho một chu kỳ mới và chiếm thị phần của những đối thủ năng lực cạnh tranh yếu kém.
Điển hình là câu chuyện tái cơ cấu của Bách Hóa Xanh để sẵn sàng bán vốn cho đối tác chiến lược trong năm 2023 và kế hoạch mở rộng ra toàn quốc trong năm 2024. Từ tháng 5/2022, kế hoạch tái cơ cấu được thực hiện, đến hiện tại hơn 200 cửa hàng BHX không hiệu quả bị đóng cửa, doanh thu/cửa hàng tăng từ 1 tỷ lên 1.37 tỷ, cho thấy hiệu quả bước đầu của kế hoạch tái cơ cấu BHX của ban lãnh đạo MWG.
Screenshot_5

2 KHÓ KHĂN

(1) Lãi suất tăng
Trong năm 2022, để kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá, SBV đã tăng lãi suất từ 4% lên 6%. Lãi suất tăng làm chi phí tài chính tăng, gây khó khăn trong việc mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp trong 2023.

(2) Triển vọng kinh tế Việt Nam giảm tốc
Theo dự báo của tổ chức tiền tệ quốc tế (IMF), trong 2023, triển vọng suy thoái kinh tế thế giới đang hiện hữu, tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu giảm từ 6.1% xuống 2.9% trong giai đoạn 2021 - 2023. Với một nước có độ mở lớn như Việt Nam, triển vọng kinh tế của các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, EU là rất quan trọng. Khi triển vọng kinh tế xấu, đơn hàng suy giảm, gây ảnh hưởng thu nhập của người dân, đặc biệt những lĩnh vực thâm dụng lao động như may mặc.
Trong 2023, người tiêu dùng sẽ thắt chặt chi tiêu hơn khi thu nhập suy giảm, tạo nên xu hướng dowtrading ảnh hưởng xấu tới ngành bán lẻ.
Screenshot_9

(3) Nền cao 2022
Trong năm 2021, do dịch Covid 19 diễn biến phưc tạp, khiến tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa dịch vụ suy giảm. Điều này khiến các doanh nghiệp có mức nền so sánh thấp trong 2021, tạo điều kiện cho sự tăng trưởng đột biến trong năm 2022.
Nhưng khi tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đã phục hồi lại tương đương với mức trước dịch. Sáng 2023, các doanh nghiệp bán lẻ sẽ đối mặt mức nền kết quả kinh doanh cao trong 2022, khó có sự tăng trưởng đột phá như trong giai đoạn phục hồi sau dịch.
Screenshot_11

  1. CỔ PHIẾU NỔI BẬT
    Doanh nghiệp bán lẻ (1) đầu ngành (2) cơ cấu tài chính lành mạnh (3) có câu khả năng mở rộng thị phần và câu chuyện tái cơ cấu MWG DGW PNJ VRE. Ai chấp nhận rủi ro hơn thì có thể quan tâm cả FRT trong giai đoạn này với câu chuyện tăng trưởng trong tương lai từ chuỗi bán lẻ dược phẩm Long Châu nhưng nhược điểm là FRT có nợ vay ròng/vcsh lớn.

Đánh giá chung của mình về triển vọng ngành bán lẻ 2023 là KHẢ QUAN mọi người nhé!

Mình khá là thích MWG với hai luận điểm chính (1) Tái cơ cấu Bách Hóa Xanh để chuẩn bị bán vốn cho đối tác chiến lược trong năm 2023 và câu chuyện mở rộng ra toàn quốc trong năm 2024 (2) Mình tin tưởng vào đội ngữ ban lãnh đạo MWG với khả năng thực thi vượt trội với những thành công trong quá khứ như là chuỗi bán lẻ điện thoại di động hay bán lẻ điện máy

1 Likes

Trong năm 2022, MWG cũng đã hợp tác với tập đoàn bán lẻ Eraya của Indonesia để mở rộng thị trường ra quốc tế. Sau thử nghiệm chuỗi BigPhone ở Campuchia, thì MWG đã chính thức bước chân ra biển lớn, đến vợi thị trường mới sẽ có nhiều khó khăn cho MWG nhưng MWG đã chủ động hợp tác với tập đoàn nội địa để nắm được thị hiếu thị trường Inddonessia, như vậy thì có thể thấy ban lãnh đạo MWG cũng đã có những dự tính cho những khó khăn này

Chuỗi bán lẻ EraBlue tại Indo, được ban lãnh đạo MWG kỳ vọng là ĐMX thứ 2. Nếu thành công sẽ giúp MWG quay trở lại thời kỳ tăng trưởng nhanh trong quá khứ.

Ngoài ra, về FRT thì là câu chuyện về mở rộng chuỗi bán lẻ dược phẩm Long Châu. Trong năm 2021, thì lần đầu tiên Long Châu đã mang lại lợi nhuận dương cho FRT. Ngoài ra là sự hậu thuẫn về mặt công nghệ của cổ đông lớn FPT. Nhưng rủi ro đáng chú ý là tỷ lệ NỢ VAY RÒNG/VCSH của FRT mức tương đối cao nên trong bối cảnh lãi suất tăng như hiện tại sẽ gây áp lực lên lợi nhuận của Doanh Nghiệp. Cả nhà chú ý nhé!

Còn về PNJ có điểm trọng yếu mọi người cần theo dõi là khác với MWG DGW hay FRT thì nhóm khách hàng của PNJ là nhóm khách hàng có thu nhập trung cao, nên đây sẽ là nhóm ít bị ảnh hưởng trong điều kiện kinh tế bất lợi. Ngoài ra, PNJ có tỷ lệ nợ vay thấy.