Triển vọng ngành bán lẻ 2024

, , ,

Năm 2024, ngành bán lẻ theo quan điểm của mình sẽ được hưởng lợi nhờ vào các yếu tố sau đây:

1. Lạm phát và lãi suất duy trì ở mức ổn định tạo tiền đề tăng trưởng:

Quá trình phục hồi của ngành bất động sản phụ thuộc khá nhiều vào mặt bằng lãi suất ngân hàng, hiện lãi suất huy động và lãi suất cho vay đã về vùng thấp kỳ vọng sẽ ổn định trong giai đoạn 2024 thúc đẩy nền kinh tế phục hồi, kích thích tiêu dùng, ngành bán lợi từ đó cũng hưởng lợi - đặc biệt khi tăng trưởng ngành bán lẻ chiếm đến hơn 70% GDP của Việt Nam, muốn tăng trưởng kinh tế ổn định - thúc đẩy bán lẻ là điều tất yếu.

Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng lạm phát trong các tháng cuối năm tiếp tục có dấu hiệu hạ nhiệt, năm 2023 ghi nhận 3.25% ở con số khá hợp lý so với mức đề ra của chính phủ và là năm thứ 10 liên tiếp được kiểm soát theo mục tiêu càng tạo điều kiện củng cố tăng trưởng GDP và kích thích nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng

Sức mua với quy mô lớn và hành vi người tiêu dùng ngày càng thay đổi sẽ thúc đẩy mảng bán lẻ 2024 trong đó:

  • Mô hình dân số đông và đang ngày một tăng trưởng thúc đẩy mặt hàng thiết yếu

  • Tầng lớp trung lưu và thu nhập đầu người gia tăng sẽ thúc đây mặt hàng không thiết yếu

  • Nhận thức về bảo vệ sức khỏe kích thích mặt hàng Dược phẩm

  • Xu hướng tiêu dùng đòi hỏi tính tiện dụng thúc đẩy mặt hàng FMCG

2. Mức độ lạc quan của người tiêu dùng đang cải thiện trở lại

Mức độ lạc quan của người dân Việt Nam đang xếp thứ 2 toàn thế giới, chỉ sau Indonesia (98%), và cao hơn rất nhiều so với các quốc gia có nền kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ (71%), Trung Quốc (86%), Đức (70%), Nhật Bản (67%)…Trong đó, những người có mức thu nhập cao có mức độ lạc quan cao hơn đáng kể. Tâm lý tiêu dùng lạc quan là một trong những động lực thúc đẩy sức mua nội địa, đặc biệt đối với các mặt hàng không thiết yếu khi ghi nhân mức giảm đáng kể trước đó bởi tác động tâm lý lo ngại tài chính của người tiêu dùng

Đồng thời, chính sách hỗ trợ giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% trong 6 tháng đầu năm 2024, được kỳ vọng sẽ thẩm thấu và thúc đẩy tiêu dùng trong năm tới.

3. Mảng bán lẻ ICT kỳ vọng phục hồi trở lại sau thời gian bão hòa

Giai đoạn bão hòa

Nhu cầu tiêu thụ hàng điện tử đã chậm lại kể từ cuối năm 2022 và kéo dài đến hết năm 2023, khiến doanh thu 9T23 các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết giảm 23% svck. Trong năm 2023, tiêu dùng thắt chặt, khiến cho các nhà bán lẻ đẩy mạnh cạnh tranh về giá, áp dụng các hình thức khuyến mãi giải phóng hàng tồn kho, dẫn đến lợi nhuận các doanh nghiệp bán lẻ 2023 sụt giảm mạnh. Đến thời điểm hiện tại, việc sử lý hàng tồn kho của các doanh nghiệp bán lẻ đã được đẩy mạnh đáng kể trong 2023. Tồn kho ngành bán lẻ đã có xu hướng giảm từ cuối quý 2/2023, nhưng mặt bằng chi phí lãi vay giai đoạn này vẫn còn gây áp lực lớn đến các doanh nghiệp bán lẻ.

Nhu cầu dần hồi phục

Sản lượng tiêu thị smartphone tại Việt Nam đã có dấu hiệu phục hồi từ cuối Q1/2023. Chu kỳ thay thế điện thoại ở Việt Nam trung bình là 2.5 - 3 năm. Giai đoạn bùng nổ chi tiêu cho các sản phẩm ICT là năm 2021, cho nên kỳ vọng một sự phục hồi về tiêu thụ mặt hàng này vào năm 2024 là hoàn toàn có khả năng.

  1. Sự chuyển dịch các kênh phân phối

Sự tăng trưởng bùng nổ của mảng bán lẻ trực tuyến , TMĐT sẽ không làm giảm nhu cầu ở kênh bán lẻ truyền thống mà còn thúc đẩy hoạt động bán hàng lẫn nhau giữa các kênh. Kênh bán lẻ tại cửa hàng là kênh phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Các kênh bán lẻ trực tuyến, thương mại điện tử đang ngành càng được ưa chuộng và đang tăng thị phần trong lĩnh vực bán lẻ ở nhiều thị trường toàn cầu.

=> Chung quy lại, vấn đề của ngành bán lẻ là nằm ở sức mua người tiêu dùng.Năm 2024, sức mua được kỳ vọng sẽ cải thiện nhờ vào sự phục hồi của sản xuất cũng như môi trường lãi suất thấp sẽ kích thích tín dụng tiêu dùng. Với mức nền tăng trưởng thấp trong 2023, ngành bán lẻ sẽ có cơ hội phục hồi với mức tăng trưởng ấn tượng 2024.

1 Likes

DGW, MWG hôm nay xanh quá