Triển vọng ngành Dệt may 6 tháng cuối năm

, , ,

:eight_pointed_black_star: TRIỂN VỌNG NGÀNH DỆT MAY 6 THÁNG CUỐI NĂM 2020 :eight_pointed_black_star:

:star2:DIỄN BIẾN NGÀNH:

  • Trong năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của thế giới hầu như không thay đổi svck. Tuy nhiên, Covid 19 đã ảnh hưởng đến cơ cấu xuất khẩu các mặt hàng dệt may.

  • Xơ, sợi dệt của Việt Nam, đặc biệt là xơ tái chế, được xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc, chiếm đến gần 60% KNXK

  • Thị trường xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam chủ yếu là Mỹ (chiếm đến 45-50% tổng giá trị).

  • Mỹ chiếm gần 60% KNNK bông vào VN, tuy nhiên đến năm 2021, trị giá NK bông từ Mỹ giảm 11% svck dần đến thị phần giảm 22% còn 36%.

  • Đối với vải và xơ, sợi dệt, Trung Quốc luôn là top 1 nhà cung ứng chính khi chiếm xấp xỉ 60% KNNK các mặt hàng này vào Việt Nam

:star2:TRIỂN VỌNG NGÀNH:

:point_right: Kết quả tăng trưởng LN ấn tượng trong Q4/21 tạo lên một năm

thành công của ngành dệt may Việt Nam trong 2021

  • Lợi nhuận (LN) ròng trong Q4/21 của các công ty dệt may niêm yết tăng 57,0% svck, góp phần đưa LN ròng 2021 tăng 57,4% svck.

  • LN ròng 2021 phục hồi từ mức đáy năm 2020

:point_right: Triển vọng tươi sáng cho ngành sợi năm 2022

  • Ngành dệt may phục hồi theo thị trường Mỹ và EU

  • Các DN sản xuất sợi hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung

  • Việc tăng giá nguyên liệu đầu vào sẽ gây áp lực lên

KQKD của các công ty may mặc trong năm 2022

  • Cho thuê bất động sản KCN sẽ là động lực tăng trưởng

doanh thu chính của một số công ty dệt may trong năm 2022

:point_right: Các DN cũng chú trọng tăng năng xuất và hoàn thiện chuỗi cung ứng.

:point_right: Ngành dệt may định hướng xuất khẩu là động lực chính: nhờ những thuận lợi trong thị trường XK mục tiêu, nhiều DN dệt may Việt Nam đã ghi nhận mức tăng trưởng 2 chữ số trong năm 2021. Có thể kể đến như ADS, STK, MSH, TNG, v.v

:point_right: Việt Nam sẽ có cơ hội tăng thị phần XK xơ, sợi, dệt trong tương lai: theo kế hoạch 5 năm của Trung Quốc cho ngành dệt may giai đoạn 2021-2025, do mảng xuất khẩu dệt may của Trung Quốc đang ngày càng giảm tỷ trọng, tăng trưởng ngành dự kiến sẽ được trợ lực từ thị trường nội địa. Đồng thời, khai thác thị trường quốc tế thông qua đầu tư vào các nhà máy dệt may chủ yếu tại các quốc gia lân cận dọc theo con đường tơ lụa bao gồm Việt Nam, Thái Lan, Lào và Myanmar

:point_right: Nhiều doanh nghiệp dệt may đang có hướng đi mới trong việc triển khai thêm mảng kinh doanh bất động sản như TNG, VGT, GIL, ADS

:star2: RÀO CẢN:

  • Giá nguyên liệu sản xuất tăng
  • Giá bông nguyên liệu đã tăng khoảng 42% trong năm 2021 và dự kiến sẽ tiếp tục tăng nhẹ trong năm 2022

  • Căng thẳng giữa Nga-Ukraine ngày càng leo thang khi Nga tuyên bố mở chiến dịch quân sự tại Đông Ukraine vào cuối tháng 2/2022, đã tạo sức ép lên giá năng lượng.

Nguồn: PyraStock