Triển Vọng Ngành Hóa Chất 2024 - DGC Dẫn Đầu Với Đà Tăng Trưởng Ngành Bán Dẫn, Sáng Giá Nhờ Quy Hoạch và Phát Triển KCN

1. Phân tích vĩ mô ngành hoá chất cơ bản

  • Nhìn lại năm 2023

Các tác động của suy thoái kinh tế ở châu âu, lạm phát ở Mỹ và tăng trưởng kinh tế chậm lại ở châu Á - Thái Bình Dương là những yếu tố chính dẫn đến nhu cầu hóa chất toàn cầu suy yếu trong năm 2023. Nhiều công ty hóa chất trên khắp thế giới đã phải ghi nhận tăng trưởng âm về doanh số hóa chất trong 3 tháng đầu năm 2023. Nhưng các công ty đã có triển vọng tích cực đối với quý IV/2023, dự kiến tình trạng suy giảm chung sẽ dịu bớt.

Trong năm 2023, số lượng việc làm trong ngành hóa chất toàn cầu đã giảm, tuy sản lượng hóa chất tăng trưởng 1,2% so với năm 2022. Trong cùng thời gian đó, một số công ty đã phải đóng cửa các dây chuyền sản xuất.

Tại Mỹ, nhu cầu hóa chất trong 9 tháng đầu năm 2023 đã suy yếu do tác động của suy thoái kinh tế và lạm phát trong nước. Nhưng tình hình bắt đầu được cải thiện trong quý IV khi nhu cầu hồi phục nhẹ.

Tại châu Âu, nhu cầu hóa chất đã giảm đáng kể trong năm 2023 do nhu cầu suy yếu từ tất cả các ngành sử dụng cuối. Trong khi đó, chi phí năng lượng và nguyên liệu cao, chiến tranh Nga - Ucraina, sự gia tăng tác động suy thoái do lạm phát cao và lãi suất tăng đã tiếp tục ảnh hưởng bất lợi đến công nghiệp hóa chất tại châu lục này.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương chứng tỏ là động lực tăng trưởng của thế giới. Với tốc độ tăng trưởng năm 2023 ở mức vừa phải, tuy không đạt được như kỳ vọng đầu năm. Khu vực này sẽ tiếp tục chiếm 2/3 thị phần trên thị trường hóa chất toàn cầu trong năm 2024.

  • Triển vọng 2024

Trong năm 2024, các công ty công nghiệp hóa chất sẽ tiếp tục đi theo con đường chuyển đổi từ năm 2023, tập trung vào các phương thức phát triển bền vững, chuyển đổi năng lượng, tăng cường các sáng kiến kỹ thuật số và các công nghệ đổi mới, thích ứng với môi trường địa chính trị thay đổi, các quá trình sản xuất theo yêu cầu và phi toàn cầu hóa.

Những lo ngại về các vấn đề địa chính trị sẽ dẫn đến những yêu cầu về quản trị rủi ro, sản xuất liên tục, cung ứng đúng thời điểm, quản lý tốt chuỗi cung ứng. Công nghiệp hóa chất sẽ phải đối mặt với những tiêu chuẩn khác nhau trong các chuỗi cung ứng và trong các hoạt động kinh tế hoặc chuỗi kinh doanh khác. Hầu hết các hóa chất đều có bản chất đa khu vực, vì vậy giao dịch liên lục địa vẫn là yếu tố quan trọng đối với nhiều công ty trong ngành.

Theo báo cáo của Công ty phân tích thị trường MarketsandMarkets, những lĩnh vực hàng đầu của công nghiệp hóa chất thế giới sẽ tăng trưởng từ 2.265 tỉ USD năm 2023 lên 2.411 tỉ USD năm 2024, với tốc độ tăng trưởng 8%/năm.

Giảm phát thải cacbon, kỹ thuật số, phát triển bền vững, sản xuất tuần hoàn và chuyển đổi năng lượng sẽ là một số xu hướng chính, tạo động lực cho công nghiệp hóa chất toàn cầu năm 2024 và những năm tiếp theo.

Khuyến nghị cổ phiếu : DGC - Nhu cầu chất bán dẫn tăng cao, cổ phiếu DGC “sáng cửa” vượt đỉnh lịch sử

2. Luận điểm đầu tư

Giữ vai trò là doanh nghiệp có sản lượng xuất khẩu photpho vàng lớn nhất châu Á, DGC được cho là sẽ hưởng lợi lớn từ xu hướng của ngành công nghiệp bán dẫn. DGC được kỳ vọng rất nhiều khi ngành công nghiệp bán dẫn trở thành từ khoá “hot” trong thời gian gần đây. Photpho vàng và Acid phosphoric là các nguyên liệu đầu vào quan trọng trong sản xuất vi mạch điện tử, chất bán dẫn. Giá của hai nguyên liệu này được dự báo sẽ diễn biến tích cực hơn khi ngành công nghiệp bán dẫn phát triển.

Kết thúc năm 2023, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoá chất Đức Giang đạt doanh thu thuần gần 9.747 tỷ đồng, giảm 32,5% so với năm 2022. Trong đó, P4 và Axit Phosphoric (H3PO4) ghi nhận doanh thu giảm 38%; Axit Photphoric trích ly (WPA) giảm 28%; phân bón ghi nhận doanh thu giảm 12%. DGC báo lãi ròng 3.108 tỷ đồng, giảm 44% so với mức đỉnh của năm 2022.

Dựa trên dự báo của Hiệp hội ngành SEMI, doanh số chất bán dẫn toàn cầu sẽ tăng 12% vào năm 2024 dẫn tới nhu cầu hóa chất phốt pho công nghiệp (IPC) sẽ tăng theo. Với việc nhu cầu tăng lên, DGC được sẽ hưởng lợi rất nhiều bởi doanh nghiệp đã thâu tóm một nhà máy vào đầu năm 2023, nâng công suất photpho từ 60.000 tấn/năm lên 70.000 tấn/năm. Theo phân tích của CTCK Vietcap (HOSE: VCI), nhà máy này của DGC sẽ đi vào hoạt động vào giữa năm 2024, giúp sản lượng bán IPC (tính theo hàm lượng photpho) của DGC sẽ tăng 20% so với năm 2023, đạt 68.888 tấn.

Vietcap cũng cho rằng DGC sẽ tiếp tục giành thị phần trên thị trường IPC trong trung hạn. Tổng sản lượng bán IPC của doanh nghiệp sang Đông Nam Á và Hoa Kỳ đã tăng gấp đôi vào năm 2023 dù nhu cầu toàn cầu yếu; do các công ty Hoa Kỳ đa dạng hóa nguồn cung khỏi Trung Quốc.

Vietcap kỳ vọng các nhà máy chế tạo chip mới bên ngoài Trung Quốc sẽ mang lại lợi ích cho DGC vì Trung Quốc không còn xuất khẩu photpho vàng (P4) trong khi DGC chiếm gần 1/3 tổng xuất khẩu P4 toàn cầu. Vietcap tiết lộ chủ sở hữu một số nhà máy sản xuất pin xe điện (EV) đang được xây dựng tại Nhật Bản và Hàn Quốc đã bày tỏ sự quan tâm đến việc thu mua P4 từ DGC khi họ đưa nhà máy vào hoạt động vào năm 2025.

Doanh thu hồi phục nhờ nhu cầu chất bán dẫn, giá phốt pho vàng được dự báo hồi phục trong năm 2024: Ước tính doanh thuần năm 2024 DGC có thể đạt 12,331 tỷ đồng, tăng trưởng 26.5% so với năm 2023, đến từ gia tăng công suất từ nhà máy phốt pho 6 và nhu cầu phốt pho hồi phục từ ngành điện tử bán dẫn. Thị trường chất bán dẫn trên toàn thế giới được kỳ vọng sẽ tăng trưởng 13.1% trong năm 2024, đạt mức kỷ lục 588.36 tỉ USD. Nhu cầu phốt pho còn được thúc đẩy mạnh mẽ bởi nhu cầu chip dùng cho công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), pin LPF (Lithium Ferrous Phosphate) và sự bùng nổ về thiết bị công nghệ 5G ngày càng gia tăng.

3. Rủi ro đầu tư

  • Rủi ro biến động giá phốt pho vàng ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận DN.
  • Rủi ro về chậm tiến độ dự án, rủi ro vận hành và hiệu quả hoạt động đối với sản phẩm mới là xút và hạt nhựa PVC: Tổ hợp hóa chất Đức Giang -Nghi Sơn được Đại hội đồng cổ đông DGC thông qua quyết định đầu tư dự án từ 26/05/2020 tuy nhiên cho đến nay dự án vẫn chưa được khởi công xây dựng. Vướng mắc hiện tại chủ yếu của dự án hiện nay là công tác GPMB; nhiều hộ dân kiến nghị đơn giá bồi thường thấp, không thống nhất nhận tiền. Ngoài ra chúng tôi lo ngại về việc vận hành cũng như biên lợi nhuận của dự án khi Việt Nam chưa thể tự chủ sản xuất muối công nghiệp-nguyên liệu quan trọng để sản xuất xút.

4. Khuyến nghị cổ phiếu

  • PDR ( Cao su )

Doanh thu năm 2023 đạt 1019 tỷ ( giảm 15,85% svck ) , LNST đạt 206,14 tỷ ( giảm 16,87% svck ). Doanh thu và lợi nhuận giảm do ảnh hưởng xấu của toàn thị trường cao su . Tuy nhiên :

DPR có 9300 Ha đất trồng cao su với phần lớn đang trong tuổi khai thác cho năng suất cao được hưởng lợi từ việc giá cao su 1/2024 tăng 3,7% (SVCK ) ,nhu cầu tăng mạnh ở Trung Quốc ,ít cạnh tranh với Thái Lan ( Nước sản xuất Cao su lớn nhất thế giới )

Theo Quy hoạch giai đoạn 2020-2030, DPR có 2,000 ha sẽ được bàn giao và tỉnh Bình Phước sẽ đền bù cho DPR với giá trị dự kiến 250 tỷ mỗi năm, giai đoạn 2023-2029. Và 2,000 ha còn lại sẽ được DPR dùng để phát triển thêm mảng KCN.

Ngoài ra, kế hoạch thanh lý trung bình 200-400 ha cây cao su già hàng năm cũng mang lại nguồn thu ổn định cho PDR.

Dự án mở rộng KCN Bắc Đồng Phú có diện tích 317ha so với quy mô hiện hữu 189 ha và bắt đầu cho thuê từ 2023 với giá cho thuê trung bình từ 70-80 USD/m2 là động lực tăng trưởng trong ngắn hạn của DPR. Bên cạnh đó, dự án mở rộng KCN Nam Đồng Phú 480ha so với quy mô hiện hữu 69 ha và dự kiến cho thuê từ năm 2026 sẽ là động lực tăng trưởng trong dài hạn của DPR. 2 KCN này đều có vị trí rất thuận lợi khi nằm gần Bình Dương và đặc biệt là cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, khi dự án cao tốc hoàn thành sẽ thúc đẩy giá cho thuê cao hơn.

1 Likes