Covid đã đảo ngược mọi thứ, kinh tế suy thoái, doanh nghiệp khó khăn, Lãi suất neo cao 1 thời gian dài trong 2022 đã khiến Doanh nghiệp khó khăn trong việc trả nợ. Và 1 điều ai cũng có thể đoán đc, nợ xấu sẽ tăng cao. Vậy bức tranh nào, cơ hội nào cho nhà đầu tư với ngành ngân hàng trong những tháng cuối năm 2023.
Hãy nhìn vào các thống kê của chúng tôi… Ước tính đến 30 tháng 6 năm 2023, tỷ lệ nợ xấu bình quân tăng lên 2.07% so với bình quân 1.62% hồi đầu năm. Trong tổng số 27 ngân hàng thì có 3 cái tên là ngân hàng NCB, Abbank, và VPB có tỷ lệ nợ xấu cao nhất.
Vậy, trong 6 tháng cuối năm, nhóm ngành xương sống của nền kinh tế có triển vọng nào không? Theo chúng tôi, vẫn có 1 số điểm sáng. Về nổi lo nợ xấu, hãy nhìn vào độ bao phủ nợ xấu. Điểm sáng phải kể đến khả năng dự phòng nợ xấu tốt nhất là Vietcombank , với tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên tới 385,7%, tăng 68,9% so với cuối năm ngoái. Tiếp đến là Vietinbank và BacAbank khi tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt lần lượt 168.9% và 157.7%.
Điểm nhấn chú ý thứ 2 là về tăng trưởng tín dụng. Kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2023 là 14%. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm chỉ tiêu này chỉ đạt 4,03%. Điều này sẽ gây áp lực thúc đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng 6 tháng cuối năm nếu muốn đạt mục tiêu đề ra từ đầu năm. Vậy chính sách ở đây chính là hạ lãi suất, cấp thêm room tín dụng cho các ngân hàng.
Ngân hàng nhà nước thực hiện nới room tín dụng cho nhiều ngân hàng, đáng kể nhất là 2 ngân hàng VPB, MBB được nới room mạnh mẽ. Cụ thể, VPB được nới room tín dụng lên mức gần 24% (tăng khoảng 15% so với room ban đầu), trong khi đó MBB được nới room không kém khi tỷ lệ này đạt 23% (tăng khoảng 14% so với room ban đầu). Và với bối cảnh nền kinh tế kỳ vọng sẽ hồi phục tích cực vào cuối năm thì room tín dụng của nhiều ngân hàng sẽ tiếp tục được nới mạnh hơn!
Điểm nhấn thứ 3 đó là tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) của các ngân hàng đang cực kỳ thấp nhưng có thể hiện tại là vùng đáy của NIM và kỳ vọng phục hồi dần vào cuối năm. Dự kiến các ngân hàng sau sẽ có NIM cải thiện mạnh trong những tháng cuối năm là: STB, ngân hàng này không còn áp lực lãi dự thu; ngoài ra còn có thêm VIB, CTG khi đã thành công trong việc tận dụng nguồn vốn liên ngân hàng.
Như vậy, với góc nhìn trong “Nguy” có “Cơ” của Efinkey thì ngành ngân hàng trong những tháng cuối năm sẽ có sự phân hóa mạnh, vài ngân hàng sẽ vươn mình trổi dậy thành viên ngọc sáng. Góc nhìn của anh chị thì sẽ là ngân hàng nào? Hãy để lại bình luận bên dưới nhé.