Triển vọng ngành thép 2024

, , , ,

Giá thép cuộn cán nóng tương lai của Trung Quốc đã tăng gần 4.000 CNY/tấn vào ngày 12 tháng 12, sau khi chạm mức thấp nhất 3 tuần vào ngày 5 tháng 12.


Nguồn: tradingeconomics.com
Sự phục hồi này được thúc đẩy bởi những dấu hiệu mới về nhu cầu mạnh mẽ hơn, bao gồm:

  • Nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ thép hàng đầu thế giới, tăng 3,4% so với tháng trước trong tháng 11. Điều này cho thấy các nhà sản xuất thép Trung Quốc đang tăng sản lượng, dẫn đến nhu cầu thép tăng.

  • Xuất khẩu thép của Trung Quốc, nhà sản xuất thép hàng đầu thế giới, tăng 1% trong tháng 11. Điều này cho thấy nhu cầu thép ở các thị trường nước ngoài vẫn ổn định.

  • Chính phủ Trung Quốc đã cam kết 1.000 tỷ CNY trái phiếu chính phủ bổ sung để nhắm vào sản xuất và cơ sở hạ tầng sử dụng nhiều thép. Điều này sẽ thúc đẩy chi tiêu cơ sở hạ tầng của Trung Quốc, dẫn đến nhu cầu thép tăng.

Dự báo giá thép cuộn cán nóng tương lai của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới, khi nhu cầu thép tiếp tục cải thiện.

Chu trình luyện thép

Thời gian sẽ trả lời

CTCP TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT (HPG)
I. KẾT QUẢ KINH DOANH
• Doanh thu thuần và lợi nhuận trong Q3.2022 của HPG cho thấy sự phục hồi so với cùng kỳ và quý liền trước. Nguyên nhân chủ yếu tới từ 1) Sản lượng tiêu thụ các sản phẩm thép tăng trưởng 2% so với nền thấp cùng kỳ; 2) Biên lợi nhuận phục hồi tới từ việc gia tăng hiệu suất hoạt động; 3) Giảm mạnh lỗ tỷ giá so với cùng kỳ.

• Trong tháng 11, sản lượng tiêu thụ thép xây dựng, thép cuộn cán nóng (HRC), và phôi thép của HPG đạt 709 nghìn tấn, đây là mức cao nhất hàng tháng từ tháng 4/2022, với tăng trưởng 11,7% so với tháng trước và 60% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng tiêu thụ vượt xa sản lượng sản xuất, đạt 623 nghìn tấn, do một lò cao ở Khu liên hợp Hải Dương đang trong thời kỳ bảo dưỡng định kỳ. Sản lượng tiêu thụ trong tháng 11 tương ứng với tỷ lệ công suất hoạt động gần 100% trên tổng công suất thép thô của Công ty, khoảng 8,5 triệu tấn/năm.

• Sự gia tăng này chủ yếu được thúc đẩy bởi sự phục hồi mạnh mẽ của sản lượng tiêu thụ thép xây dựng, tăng 62,7% so với cùng kỳ năm trước và 20,9% so với tháng trước, đạt 410 nghìn tấn. Nguyên nhân bao gồm yếu tố mùa vụ cùng với việc tăng cường đầu tư công trong nước, ổn định sản lượng xuất khẩu khoảng 95 nghìn tấn trong tháng (giảm 14% so với tháng trước nhưng tăng 228% so với cùng kỳ năm trước), và tăng giá thép tháng trước, khuyến khích các nhà phân phối tăng cường tích trữ hàng tồn kho.

• Sản lượng HRC duy trì ở mức cao, đạt 270 nghìn tấn (giảm 1% so với tháng trước và tăng 50% so với cùng kỳ năm trước), nhờ cải thiện nhu cầu thành phẩm và sự phục hồi mạnh mẽ của kênh xuất khẩu. Sản lượng tiêu thụ thép mạ kẽm và thép ống của HPG cũng tăng lần lượt 37,8% và 60,1% so với cùng kỳ năm trước, đạt 73 nghìn tấn và 37 nghìn tấn.

II. TRIỂN VỌNG ĐẦU TƯ
• Thị trường xây dựng nội địa hồi phục là cơ hội lớn nhất cho Hòa Phát. Tăng trưởng diện tích xây dựng tại Việt Nam được dự báo sẽ giảm tốc trong 2023 với mức tăng trưởng khoảng 1,5% - tương đương mức thấp năm 2020 khi xảy ra Covid-19, chủ yếu đến từ sự sụt giảm của nhóm xây dựng dự án nhà ở dân dụng vốn chiếm tới 2/3 sản lượng ngành.

• Sự hồi phục được kỳ vọng sẽ ở mức 3% trong năm 2024 và giúp cho nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng hồi phục Tuy nhiên đây là cơ hội cho HPG gia tăng thị phần. HPG có lịch sử gia tăng thị phần trong giai đoạn thị trường khó khăn và bứt phá khi thị trường hồi phục.


Nguồn: VCBs

• Nhờ ưu thế về chi phí, HPG thường duy trì mức biến động sản lượng tích cực hơn so với toàn ngành. Sản lượng tiêu thụ thép xây dựng và thép HRC có mức hồi phục ấn tượng trong Q3.2023 với động lực lớn tới từ kênh xuất khẩu. Mặc dù biên lợi nhuận thấp hơn so với tiêu thụ nội địa tuy nhiên điều này giúp gia tăng hiệu suất tiêu thụ thép.

• Biên lợi nhuận khó phục hồi mạnh trong Q4.2023 mặc dù sản lượng tiêu thụ tăng trở lại do giá than cốc và quặng sắt tăng mạnh trong Q2 và Q3.2023. Kỳ vọng mức lợi nhuận ròng/tấn thép của HPG tương đương so với quý trước.
• Áp lực từ tỷ giá giảm bớt. Nhìn chung, với những doanh nghiệp chủ yếu nhập khẩu với hàng tồn kho dự trữ lớn như HPG sẽ phát sinh chi phí chênh lệch tỷ giá khi đồng USD biến động mạnh trong thời gian ngắn. Với diễn biến điều chỉnh giảm của đồng DXY giúp hạ nhiệt cho tỷ giá. Theo đó, lỗ chênh lệch tỷ giá trong Q4.2023 sẽ được giảm bớt.

III. RỦI RO

  • Trong ngắn hạn, việc giá than cốc, thép phế và quặng sắt có đà giảm mạnh trong Q2.2023
  • Giải ngân ĐTC diễn ra chậm hơn so với kế hoạch, Ngành BĐS phục chậm trong 2024
  • EU vừa công bố chính sách Cơ chế Điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), áp đặt thuế carbon đối với các nhà sản xuất xuất khẩu vào thị trường EU. Chính sách này sẽ có hiệu lực từ tháng 1/2026, tạo ra thách thức cho các nhà sản xuất trong nước, đặt ra yêu cầu đầu tư vào công nghệ xanh để tiếp tục xuất khẩu vào thị trường này, điều này có thể gây tăng chi phí đáng kể. Điều này vừa là thách thức nhưng cũng đem lại cơ hội cho doanh nghiệp có tiềm năng mạnh như HPG

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HSG: HOSE)

I. KẾT QUẢ KINH DOANH

  • Lợi nhuận ròng của HSG đạt 438 tỷ đồng trong quý cuối cùng của năm tài chính 2023 (kết thúc vào tháng 9), cao hơn ước tính là 340,5 tỷ đồng nhờ chi phí SG&A giảm, hoàn nhập dự phòng hàng tồn kho và lãi tỷ giá. Công ty ghi nhận lợi nhuận ròng năm tài chính 2023 đạt 28 tỷ đồng (giảm 89% svck) do khoản lỗ đáng kể 680 tỷ đồng trong quý đầu tiên.

  • Sản lượng tiêu thụ của HSG tăng 24,5% svck và tăng 4,3% so với quý trước. Sản lượng xuất khẩu phục hồi mạnh 90% svck từ mức đáy năm 2022 nhưng giảm 2,7% so với quý trước theo xu hướng chung của ngành. Mặt khác, sản lượng tiêu thụ nội địa của HSG cũng tăng cao hơn đạt 11,1% so với quý trước, mức cao nhất trong 4 quý gần nhất là 211 nghìn tấn dù vẫn giảm nhẹ 3,4% svck.

  • Biên lợi nhuận gộp đạt mức cao nhất trong 5 quý gần nhất: Biên lợi nhuận gộp của HSG trong Q4/2023 cải thiện lên 13,2% so với mức -2,6% trong Q4/2022 và 10,3% trong Q3/2023 nhờ sản lượng tiêu thụ cải thiện, hoàn nhập dự phòng hàng tồn kho 89 tỷ đồng (trái ngược với khoản dự phòng hàng tồn kho 26 tỷ đồng trong Q3/2023), và giá bán trung bình giảm 10% so với quý trước và giảm 18% svck sau khi giá HRC đầu vào trung bình giảm làm tăng tỷ lệ biên lợi nhuận theo % trên doanh thu. Tuy nhiên, nếu loại trừ khoản hoàn nhập dự phòng hàng tồn kho và xem xét theo giá trị tuyệt đối, tỷ suất lợi nhuận cho thấy dấu hiệu ổn định hơn khi lợi nhuận gộp/ tấn trong Q4/2023 đạt 2,52 triệu đồng/ tấn, so với 2,45 triệu đồng/ tấn trong Q3/2023 và 1,12 triệu đồng/ tấn trong Q4/2022.

  • Lãi tỷ giá và chi phí SG&A giảm nhẹ: HSG ghi nhận khoản lãi tỷ giá 89,14 tỷ đồng trong Q4/2023 so với 2,9 tỷ đồng trong Q3/2023 và 59,3 tỷ đồng trong Q4/2022. Do HSG có xuất khẩu ròng nên công ty sẽ được hưởng lợi từ việc đồng USD tăng giá trong quý. Ngoài ra, chi phí SG&A giảm 18% svck và giảm 25% so với quý trước đạt 627 tỷ đồng cũng hỗ trợ sự phục hồi của lợi nhuận trong quý.

  • Nợ vay ròng tiếp tục giảm xuống mức thấp kỷ lục nhờ dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh ổn định: Nợ vay ròng tính đến cuối tháng 9 giảm 40% đạt 2,34 nghìn tỷ, tương đương tỷ lệ nợ ròng/ vốn chủ sở hữu đạt 22% so với mức 35% vào cuối năm tài chính 2022. Điều này là nhờ dòng tiền từ hoạt động kinh doanh đạt 1,66 nghìn tỷ đồng (giảm 42% svck) trong năm 2023 so với số vốn đầu tư nhỏ 182 tỷ đồng (giảm 61% svck). Đòn bẩy thấp và dòng tiền ổn định cũng giúp công ty huy động được lãi suất thấp, do đó chi phí lãi vay giảm 49% svck xuống còn 36 tỷ đồng trong Q4/2023.

II. TRIỂN VỌNG DOANH NGHIỆP

  • Nhu cầu Thép toàn cầu: Dự kiến nhu cầu thép toàn cầu tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2024, với mức dự kiến là 1,9%, tương đương với mức tăng trong năm 2023.Nhu cầu từ các thị trường xuất khẩu trọng điểm như Mỹ, EU và ASEAN dự kiến sẽ tăng lần lượt là 5,2%, 5,8% và 1,6% svck, cải thiện từ mức âm trong năm 2023.

  • Hỗ trợ ngắn hạn từ thị trường Mỹ: Trong ngắn hạn, nhu cầu xuất khẩu thép được hỗ trợ bởi thị trường Mỹ, với mức tăng giá bình quân tại thị trường Bắc Mỹ đạt 30% từ giữa tháng 9.Chênh lệch giá giữa HRC (Cuộn cán nóng) bình quân tại Bắc Mỹ và Việt Nam tăng hơn 2 lần trong hai tháng qua, đạt khoảng 400 USD/tấn do nguồn cung hạn chế và thời gian giao hàng kéo dài.

Dù đà tăng giá có thể không bền vững, nhưng sẽ thúc đẩy nhu cầu xuất khẩu thép của Việt Nam trong các tháng tới. Thị trường Bắc Mỹ chiếm khoảng 25% sản lượng xuất khẩu của HSG, một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành sản xuất thép tại Việt Nam.

  • Biên lợi nhuận cải thiện nhờ giá thép ổn định, sản lượng bán cao hơn và lãi suất thấp hơn: Kỳ vọng tỷ suất lợi nhuận gộp của HSG sẽ cải thiện lên mức mức 11,6% trong năm 2024 từ mức 9,7% trong năm 2023, do kết quả kinh doanh năm 2023 bị ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh kém bất thường trong quý do biên lợi nhuận gộp giảm xuống 2% trong Q1/2023. Theo đó, lợi nhuận gộp/tấn ước đạt 2,45 triệu đồng/tấn (tăng 12,1% svck)

  • Từ 26 tháng 12, HSG được đưa ra khỏi danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ. Điều này tạo điều kiện cho giao dịch của HSG có thể sẽ sôi động hơn.

  • HSG vừa thông qua việc thành lập CTCP Hoa Sen Sài Gòn có vốn điều lệ 100 tỷ đồng (Hoa Sen sẽ sở hữu 40% vốn điều lệ). Công ty sẽ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Doanh nghiệp mới sẽ tìm kiếm bất động sản trị giá 1.000 - 3.000 tỷ đồng để phát triển dự án văn phòng - trung tâm thương mại - nhà ở; bố trí văn phòng làm việc cho tập đoàn Hoa Sen. Hoa Sen quyết định sẽ trở lại mảng bất động sản một lần nữa sau nhiều lần trắc trở.

III. Rủi ro

  • Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh toàn cầu nhiều khả năng sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường trong những tháng cuối năm 2023 và các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc phục hồi sản xuất-kinh doanh.
  • Ngoài ra, rủi ro tỷ giá tạo sức ép lên chi phí nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu.

CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP NAM KIM (NKG)

I. Kết quả kinh doanh


• Lợi nhuận ròng Q3/2023 của NKG đạt 24 tỷ đồng, cải thiện từ mức lỗ kỷ lục 419 tỷ đồng trong Q3/2022, nhưng giảm 81% so với quý trước do sản lượng tiêu thụ và giá thép trung bình đều giảm. Lũy kế 9T2023, tổng lợi nhuận ròng giảm 65,5% svck đạt 100 tỷ đồng, hoàn thành 25% kế hoạch năm 2023

• Xuất khẩu giảm là yếu tố chính đẩy lùi sự tăng trưởng của sản lượng tiêu thụ: Trong quý 3 năm 2023, sản lượng tiêu thụ của NKG đạt 208 nghìn tấn, tăng 18,9% so với mức thấp nhất trong 3 năm trong quý 3 năm 2022, nhưng giảm 12,1% so với quý trước. Đây là mức giảm cao hơn so với sự giảm nhẹ 0,6% của nguyên ngành. Nguyên nhân chủ yếu do xuất khẩu giảm 19,2% so với quý trước, do lực cầu từ một số thị trường phát triển giảm sút. NKG phụ thuộc nhiều hơn vào kênh xuất khẩu, với sản lượng tiêu thụ trong quý 9 năm 2023 chiếm khoảng 60% tổng sản lượng tiêu thụ của công ty, cao hơn so với mức 45% tại HSG và 40% của toàn thị trường.

• Sản lượng tiêu thụ trong 9 tháng đầu năm 2023 giảm 7,9%, đạt 638 nghìn tấn, trong đó sản lượng xuất khẩu và nội địa giảm lần lượt là 6,1% và 10,3% so với cùng kỳ năm trước.

II. Triển vọng
• Sự phục hồi của sản lượng xuất khẩu và biên lợi nhuận có thể diễn ra trong các quý sắp tới nhờ vào sự hồi phục của giá thép. Dự kiến rằng nhu cầu từ các thị trường phát triển sẽ đóng góp vào việc làm tăng sản lượng xuất khẩu. Giá thép HRC tại Mỹ và Châu Âu đã có sự tăng trưởng đáng kể, lần lượt là trên 50% và 10%, từ mức đáy trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2023.

• Chênh lệch giá giữa các thị trường phát triển, đặc biệt là ở thị trường Bắc Mỹ, đã tăng lên trong hai tháng gần đây. Những yếu tố như nguồn cung giới hạn do thời gian giao hàng kéo dài, tăng giá nguyên liệu đầu vào, hoạt động dự trữ hàng, và sự tăng thuế của Châu Âu đối với thép xuất xứ từ Nga đã đóng góp vào sự gia tăng này. Mặc dù sự tăng giá tiếp theo tại các thị trường này do nhu cầu thực tế vẫn chưa mạnh mẽ, nhưng chênh lệch giá gia tăng sẽ hỗ trợ việc xuất khẩu thép của Việt Nam trong thời gian sắp tới.

• Trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 11, sản lượng bán hàng của NKG đã đạt 137 nghìn tấn, đánh dấu sự gia tăng tích cực với mức tăng 18% so với cùng kỳ năm trước.

III. Rủi ro
• Việc nhu cầu thép Châu Âu và Mỹ tăng đột biến sẽ là trợ lực tốt nhưng khó có thể kéo dài. Vì trong tương lai nhu cầu sẽ được cân bằng và thép Trung Quốc cũng sẽ dần cạnh tranh hơn.
• Cổ phiếu NKG phù hợp hơn với nhà đầu tư ưa thích rủi ro do tính biến động của cả giá thép và biên lợi nhuận của công ty

TRIỂN VỌNG NGÀNH THÉP 2024 – VỰC DẬY ĐỂ PHỤC HỒI VÀ TĂNG TRƯỞNG

I. Tăng trưởng mạnh mẽ trong tháng 11.

Sản lượng và tiêu thụ thép trong tháng 11 đã tăng mạnh hơn 30% so với cùng kỳ 2022. Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) dự đoán rằng sự ấm lên của đầu tư công và thị trường bất động sản sẽ tích cực hỗ trợ nhu cầu thép trong những tháng cuối năm. Cụ thể, sản xuất thép thành phẩm đạt gần 2,5 triệu tấn, tăng 3% so với tháng 10 và tăng 34% so với cùng kỳ năm 2022. Tiêu thụ thép đạt hơn 2,5 triệu tấn, tăng 13% so với tháng trước và tăng 30% so với cùng kỳ 2022.

II. Điểm sáng từ xuất khẩu mạnh mẽ

  • Trong toàn bộ 11 tháng, sản xuất thép giảm 8% xuống còn 25 triệu tấn, trong khi tiêu thụ thép giảm 6% xuống gần 24 triệu tấn. Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hơn 7.4 triệu tấn thép, tăng 29% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu đến các thị trường ASEAN, EU, Mỹ, Ấn Độ và Đài Loan. Các doanh nghiệp như Hòa Phát ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là trong lĩnh vực thép xây dựng.

  • Thị trường thép xây dựng trong nước tăng mạnh trong tháng 11/2023 do bắt đầu mùa xây dựng và sự hỗ trợ từ các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Hòa Phát ghi nhận tăng trưởng đặc biệt ở khu vực phía Nam, với mức tăng 47% so với tháng trước. Trong cùng thời kỳ, Hòa Phát cung cấp 37.000 tấn tôn mạ và 73.000 tấn ống thép, với tăng trưởng lần lượt là 44% và 34% so với tháng trước.

III. Triển vọng và dự báo cho năm 2024

  • Dự báo cho năm 2024 cho thấy triển vọng tích cực cho ngành thép, với lượng tiêu thụ dự kiến tăng 7% lên 21,7 triệu tấn. Sản lượng có thể đạt gần 29 triệu tấn, tăng 7% so với năm 2023. Dự kiến nhu cầu thép sẽ phục hồi mạnh mẽ khi thị trường bất động sản hồi phục từ năm 2024, đặc biệt là trong lĩnh vực căn hộ.
  • Các chuyên gia dự đoán rằng giá thép trong nước sẽ phục hồi nhẹ trong quý IV/2023, do giải ngân đầu tư công đạt 51,38% kế hoạch năm 2023 đến hết tháng 9. Sự gia tăng đầu tư công trong những tháng cuối năm được kỳ vọng sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ thép, đặc biệt là thông qua các dự án giao thông và sân bay mới.
  • Dự báo giá thép sẽ tăng nhẹ trong quý IV/2023 và đồng thời, dự kiến sự phục hồi của thị trường bất động sản từ giữa năm 2024 sẽ đẩy mạnh nhu cầu và tác động tích cực đến giá thép nội địa. Với sự đẩy mạnh của giải ngân đầu tư công, thị trường thép được kỳ vọng sẽ hồi phục và tăng trưởng, đặc biệt trong ngữ cảnh thị trường bất động sản và xây dựng tích cực.
  • Theo dự báo của Hiệp Hội Thép thế giới (WSA), sang năm 2024, nhu cầu trên thế giới dự kiến sẽ phục hồi 1,9% so với năm 2023 lên mức 1,8 tỷ tấn, khi thị trường EU và Ấn Độ hồi phục lần lượt 5,6% và 7,5% so với cùng kỳ. Nguồn cung thép toàn cầu dự kiến giảm nhẹ 1% trong năm 2024 do tác động từ việc Trung Quốc thực hiện kế hoạch cắt giảm sản lượng 2% trong năm tới.
  • WSA dự báo giá thép thế giới trong năm 2024 dự kiến tăng nhẹ 3,5% so với năm 2023 trong bối cảnh nhu cầu hồi phục và nguồn cung thắt chặt.

IV. Các doanh nghiệp triển vọng

  • CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT (HPG)

Thị trường xây dựng nội địa hồi phục là cơ hội lớn nhất cho Hòa Phát. Tăng trưởng diện tích xây dựng tại Việt Nam được dự báo sẽ giảm tốc trong 2023 với mức tăng trưởng khoảng 1,5% - tương đương mức thấp năm 2020 khi xảy ra Covid-19, chủ yếu đến từ sự sụt giảm của nhóm xây dựng dự án nhà ở dân dụng vốn chiếm tới 2/3 sản lượng ngành.

Sự hồi phục được kỳ vọng sẽ ở mức 7% trong năm 2024 và giúp cho nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng hồi phục Tuy nhiên đây là cơ hội cho HPG gia tăng thị phần. HPG có lịch sử gia tăng thị phần trong giai đoạn thị trường khó khăn và bứt phá khi thị trường hồi phục.

Nhờ ưu thế về chi phí, HPG thường duy trì mức biến động sản lượng tích cực hơn so với toàn ngành. Sản lượng tiêu thụ thép xây dựng và thép HRC có mức hồi phục ấn tượng trong Q3.2023 với động lực lớn tới từ kênh xuất khẩu. Mặc dù biên lợi nhuận thấp hơn so với tiêu thụ nội địa tuy nhiên điều này giúp gia tăng hiệu suất tiêu thụ thép.

Biên lợi nhuận khó phục hồi mạnh trong Q4.2023 mặc dù sản lượng tiêu thụ tăng trở lại do giá than cốc và quặng sắt tăng mạnh trong Q2 và Q3.2023. Kỳ vọng mức lợi nhuận ròng/tấn thép của HPG tương đương so với quý trước.

Áp lực từ tỷ giá giảm bớt. Nhìn chung, với những doanh nghiệp chủ yếu nhập khẩu với hàng tồn kho dự trữ lớn như HPG sẽ phát sinh chi phí chênh lệch tỷ giá khi đồng USD biến động mạnh trong thời gian ngắn. Với diễn biến điều chỉnh giảm của đồng DXY giúp hạ nhiệt cho tỷ giá. Theo đó, lỗ chênh lệch tỷ giá trong Q4.2023 sẽ được giảm bớt.

  • CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN (HSG: HOSE)

Hỗ trợ ngắn hạn từ thị trường Mỹ:Trong ngắn hạn, nhu cầu xuất khẩu thép được hỗ trợ bởi thị trường Mỹ, với mức tăng giá bình quân tại thị trường Bắc Mỹ đạt 30% từ giữa tháng 9.Chênh lệch giá giữa HRC (Cuộn cán nóng) bình quân tại Bắc Mỹ và Việt Nam tăng hơn 2 lần trong hai tháng qua, đạt khoảng 400 USD/tấn do nguồn cung hạn chế và thời gian giao hàng kéo dài.

Dù đà tăng giá có thể không bền vững, nhưng sẽ thúc đẩy nhu cầu xuất khẩu thép của Việt Nam trong các tháng tới. Thị trường Bắc Mỹ chiếm khoảng 25% sản lượng xuất khẩu của HSG, một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành sản xuất thép tại Việt Nam.

Biên lợi nhuận cải thiện nhờ giá thép ổn định, sản lượng bán cao hơn và lãi suất thấp hơn: Kỳ vọng tỷ suất lợi nhuận gộp của HSG sẽ cải thiện lên mức mức 11,6% trong năm 2024 từ mức 9,7% trong năm 2023, do kết quả kinh doanh năm 2023 bị ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh kém bất thường trong quý do biên lợi nhuận gộp giảm xuống 2% trong Q1/2023. Theo đó, lợi nhuận gộp/tấn ước đạt 2,45 triệu đồng/tấn (tăng 12,1% svck)

Từ 26 tháng 12, HSG được đưa ra khỏi danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ. Điều này tạo điều kiện cho giao dịch của HSG có thể sẽ sôi động hơn.

HSG vừa thông qua việc thành lập CTCP Hoa Sen Sài Gòn có vốn điều lệ 100 tỷ đồng (Hoa Sen sẽ sở hữu 40% vốn điều lệ). Công ty sẽ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Doanh nghiệp mới sẽ tìm kiếm bất động sản trị giá 1.000 - 3.000 tỷ đồng để phát triển dự án văn phòng - trung tâm thương mại - nhà ở; bố trí văn phòng làm việc cho tập đoàn Hoa Sen. Hoa Sen quyết định sẽ trở lại mảng bất động sản một lần nữa sau nhiều lần trắc trở.

  • CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP NAM KIM (NKG)

Sự phục hồi của sản lượng xuất khẩu và biên lợi nhuận có thể diễn ra trong các quý sắp tới nhờ vào sự hồi phục của giá thép. Dự kiến rằng nhu cầu từ các thị trường phát triển sẽ đóng góp vào việc làm tăng sản lượng xuất khẩu. Giá thép HRC tại Mỹ và Châu Âu đã có sự tăng trưởng đáng kể.

Chênh lệch giá giữa các thị trường phát triển, đặc biệt là ở thị trường Bắc Mỹ, đã tăng lên trong hai tháng gần đây. Những yếu tố như nguồn cung giới hạn do thời gian giao hàng kéo dài, tăng giá nguyên liệu đầu vào, hoạt động dự trữ hàng, và sự tăng thuế của Châu Âu đối với thép xuất xứ từ Nga đã đóng góp vào sự gia tăng này. Mặc dù sự tăng giá tiếp theo tại các thị trường này do nhu cầu thực tế vẫn chưa mạnh mẽ, nhưng chênh lệch giá gia tăng sẽ hỗ trợ việc xuất khẩu thép của Việt Nam trong thời gian sắp tới.

Trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 11, sản lượng bán hàng của NKG đã đạt 137 nghìn tấn, đánh dấu sự gia tăng tích cực với mức tăng 18% so với cùng kỳ năm trước.


TT xấu, thép đỡ