Triển vọng nhóm đầu tư công & cp chọn lọc cho cuối năm 2024

, ,

TRIỂN VỌNG NHÓM ĐẦU TƯ CÔNG & CP CHỌN LỌC CHO CUỐI NĂM 2024

  • Ngày 11/12/2023, Thủ tướng Chính phủ có quyết định giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 cho các bộ, cơ quan trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, Hà Nội đã vượt TP.HCM để trở thành địa phương được phân bổ lượng vốn nhiều nhất là 81.033 tỷ đồng (+73% YoY), trong khi đó vốn phân bổ cho Đà Nẵng là 7.292 tỷ đồng (-8% YoY). Chúng tôi cho rằng việc tăng giảm nguồn vốn phân bổ giữa các thành phố đã nằm trong kế hoạch đầu tư công trung hạn của Chính phủ, tuy nhiên việc tăng nguồn vốn phân bổ cho địa phương có tốc độ giải ngân nhanh của các năm trước và ngược lại, cũng là 1 phương pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ giải ngân chung trên cả nước và tối ưu hóa nguồn vốn ngân sách.

  • Một số bộ, cơ quan trung ương có kế hoạch vốn lớn là Bộ GTVT 56.666 tỷ đồng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 9.935 tỷ đồng, Bộ Giáo dục và Đào tạo 1.506 tỷ đồng, Bộ Y tế 1.254 tỷ đồng… Trong đó, nguồn vốn phân bổ cho Bộ GTVT giảm gần 40% so với năm 2023, tuy nhiên nếu không tính nguồn vốn chương trình phục hồi kinh tế xã hội 2023 (55.549 tỷ) được phân bổ cho Bộ thì lượng vốn mới trong năm 2024 vẫn có sự tăng trưởng so với năm trước. Chúng tôi kỳ vọng tỷ lệ giải ngân của Bộ GTVT trong năm 2024 vẫn duy trì ở mức tốt và hoàn thành kế hoạch giải ngân 95% vốn theo kế hoạch của Chính phủ.

  • Xét trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 -2025, chúng tôi cho rằng năm 2024 sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tăng tốc để hoàn thành kế hoạch hiện tại cũng như bắt đầu xây dựng kế hoạch cho giai đoạn mới 2026-2030 mà nhìn xa rộng hơn sẽ hướng tới Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 của Chính phủ. Chính vì vậy, công tác giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2024 được dự báo sẽ được Chính phủ và Quốc hội rất sát sao, bên cạnh đó các vướng mắc, khó khăn như tình trạng thiếu nguyên vật liệu xây dựng, chậm GPMB hay thủ tục hành chính còn chưa tinh gọn sẽ tiếp tục được giải quyết tháo gỡ triệt để. Quyết định 1603/QĐ-TTg được Chính phủ ban hành đã giao kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 với tổng số tiền 677.349 tỉ đồng (bằng 95% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023), tuy nhiên chúng tôi cũng kỳ vọng tỷ lệ giải ngân đầu tư công sẽ được cải thiện, đạt khoảng 90 – 95% kế hoạch.

  • Dự kiến trong năm 2024, Bộ GTVT sẽ tiếp tục đầu tư và khởi công 14 dự án đường bộ cao tốc, bên cạnh đó, hệ thống đường sắt cũng sẽ được chú trọng và đầu tư hơn trong giai đoạn này. Dự kiến 1 số tuyến đường sắt quan trọng như Lào Cai - Hà Nội – Hải Phòng hay TP.HCM – Cần Thơ sẽ được đẩy nhanh tiến độ đầu tư nâng cấp. Đặc biệt, “siêu dự án” đường sắt cao tốc Bắc – Nam với số vốn đầu tư ước tính trên 70 tỷ USD cũng kỳ vọng được phê duyệt chủ trương đầu tư trong năm 2024. Nhờ việc đẩy mạnh tăng trưởng vốn đầu tư công qua các năm mà Việt Nam luôn nằm trong top các quốc gia có tỷ lệ chi cho cơ sở hạ tầng/GDP cao nhất khu vực, đạt 6,3% vào năm 2019 và trung bình 5,7% trong những năm gần đây, cao mức trung bình 5,4% của các quốc gia có thu nhập trung bình - thấp.

  • Mặc dù công tác đầu tư công đã được đẩy mạnh và triển khai trên cả nước với quy mô lớn chưa từng có trong năm 2023, tuy vậy vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn gây ảnh hưởng tới KQKD của các doanh nghiệp trong nhóm ngành này, như tình trạng thiếu hụt, biến động giá cả VLXD, chậm GPMB gây chậm tiến độ dự án… Chúng tôi đánh giá năm 2024 sẽ tiếp tục là một năm phân hóa đối với các doanh nghiệp xây dựng đầu tư công. Danh mục được lựa chọn gồm HHV, DPG, VCG.

DANH MỤC CP NHÓM ĐẦU TƯ CÔNG ĐƯỢC CHỌN CHO CUỐI NĂM 2024

1 Likes

CTCP ĐẦU TƯ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐÈO CẢ (HOSE: HHV)
LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ
• Mảng kinh doanh BOT: Lành mạnh và kỳ vọng tăng trưởng: HHV đang sở hữu và vận hành 8 trạm thu phí BOT đem về dòng tiền ổn định cho doanh nghiệp. Dự kiến trong giai đoạn 2023-2026 khi các dự án thành phần cao tốc Bắc Nam được hoàn thiện, HHV sẽ tham gia đấu thầu quản lý vận hành thêm khoảng 545km đường, từ đó phát triển thêm các trạm BOT. Bên cạnh đó lưu lương giao thông được cải thiện đáng kể sau dịch và tình hình du lịch trong nước dần khởi sắc cũng là động lực giúp doanh thu từ BOT của gia tăng.
• Mảng xây dựng: Chúng tôi tăng dự báo doanh thu thêm 16,5%, từ 1.168 tỷ đồng
lên 1.361 tỷ đồng do lượng tồn đọng lớn, khi mảng này tiếp tục mở rộng. Tuy
nhiên, tỷ suất lợi nhuận gộp giảm xuống còn 8,5%, khiến lợi nhuận giảm nhẹ 36
tỷ đồng.
• Năng lực thi công cao, backlog “dư dả”: Trong năm 2023 HHV đã trúng các gói thầu XL1, XL2 và XL3 thuộc Dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn với tổng giá trị gần 14,500 tỷ đồng, hầu hết các dự án đều được triển khai đúng tiến độ. Trong giai đoạn 2023-2025, HHV dự kiến sẽ tham gia đầu tư thêm nhiều đoạn cao tốc với tổng mức đầu tư khoảng 40.000 tỷ, tập trung vào các dự án theo hình thức PPP.
RỦI RO ĐẦU TƯ
• Đòn bẩy cao, lãi vay bào mòn lợi nhuận: Mặc dù đã giảm mạnh từ năm 2020, tỷ lệ Nợ vay tài chính/VCSH của HHV hiện vẫn khá cao ở mức 2,3 lần, kéo theo chi phí lãi vay tăng theo. Tuy nhiên trong bối cảnh lãi suất giảm và doanh nghiệp có kế hoạch tăng vốn phục vụ hoạt động kinh doanh, từ đó giúp giảm gánh nặng nợ vay trong tương lai.


(Nguồn: MAS)

1 Likes

TỔNG CTCP XUẤT NHẬP KHẨU & XÂY DỰNG VIỆT NAM (HOSE: VCG)
LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ
• Doanh nghiệp đầu ngành với năng lực thi công cao: VCG là doanh nghiệp xây dựng hàng đầu Việt Nam với quy mô tài sản lớn và năng lực thi công thi công cao đã được chứng minh qua hàng loạt các dự án trọng điểm quốc gia như Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Nhà ga hành khách T2 Nội Bài… Trong bối cảnh hoạt động đầu tư công ngày càng được đẩy mạnh, VCG sẽ là doanh nghiệp được hưởng lợi và có lợi thế cạnh tranh trong việc đấu thầu các dự án lớn.
• Backlog lớn giúp duy trì ổn định hoạt động kinh doanh: VCG là một trong những doanh nghiệp sở hữu nhiều gói thầu nhất tại CTBN giai đoạn 2, bên cạnh đó là 1 loạt các đại dự án mà VCG đã trúng thầu trong khoảng thời gian gần đây như gói thầu 5.10 sân bay Long Thành khoảng hơn 35.000 tỷ đồng, đường vành đai 4 Hà Nội khoảng 1.800 tỷ đồng. Ước tính lượng backlog hiện nay của VCG là khoảng 28.000 tỷ đồng.
RỦI RO ĐẦU TƯ
• Mảng BĐS kém khả quan, VCG rút khỏi đại Dự án Cát Bà Amatina khiến kỳ vọng tăng trưởng đối với mảng này giảm sút.
• Chi phí lãi vay cao khiến bào mòn biên lợi nhuận.

1 Likes

CTCP Tập đoàn Đạt Phương (HSX: DPG)
Luận điểm đầu tư

  • Luận điểm 1: Mảng xây dựng - Động lực tăng trưởng từ giá trị backlog lớn
    Mảng xây dựng của DPG hiện là trụ cột mang lại doanh thu ổn định nhất cho công ty. Với giá trị backlog đạt 6,000 tỷ VND vào cuối năm 2023, DPG có cơ hội lớn ghi nhận lợi nhuận từ các dự án đã trúng thầu trong giai đoạn 2024-2025. Các dự án lớn như Cầu Nhật Lệ 3, Cầu vượt sông Đáy và Đê chắn sóng cảng Chân Mây sẽ đảm bảo nguồn thu ổn định.

  • Luận điểm 2: Mảng thủy điện - Phục hồi nhờ La Nina
    Sản lượng điện thương phẩm của DPG dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh nhờ hiện tượng La Nina. DPG đang vận hành bốn nhà máy thủy điện nhỏ với công suất tổng cộng 98MW, và với điều kiện thời tiết thuận lợi, sản lượng điện có thể tăng 8% YoY vào năm 2024 và 10% YoY vào năm 2025, mang lại biên lợi nhuận cao cho công ty.

  • Luận điểm 3: Mảng bất động sản - Dự án Casamia Balanca mở ra cơ hội lớn
    Dự án Casamia Balanca tại Hội An là một trong những dự án bất động sản lớn nhất của DPG. Với quy mô hơn 311,000 m2 và 363 sản phẩm, dự án này dự kiến sẽ tạo ra dòng tiền ròng ấn tượng trong giai đoạn 2025-2028. Khi đi vào hoạt động, Casamia Balanca sẽ là nguồn thu chính cho DPG, góp phần cải thiện dòng tiền và mở rộng khả năng tài chính của công ty.

Rủi ro
1. Phụ thuộc vào chính sách đầu tư công: Mặc dù mảng xây dựng được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh, DPG vẫn phụ thuộc nhiều vào các chính sách đầu tư công của chính phủ. Nếu có sự thay đổi về chính sách hoặc các dự án bị chậm trễ, lợi nhuận từ mảng này có thể bị ảnh hưởng.

2. Biến động thời tiết: Dù La Nina giúp mảng thủy điện phục hồi, biến đổi khí hậu luôn tiềm ẩn những rủi ro bất ngờ. Điều kiện thời tiết xấu có thể gây gián đoạn sản xuất và ảnh hưởng đến doanh thu của DPG.

1 Likes


Chart HHV, vùng này nhặt nhọm dần ổn các bác nhỉ ?


DPG chart tuần khá khoẻ, đang trend tăng


Nay đóng nến trên 55 nhồi thêm được nhỉ các bác

Nay ấm hết rồi :grin:

Tóm tắt những điểm nhấn quan trọng cuộc họp giữa Chính phủ và doanh nghiệp vào thứ 7 – 21/09/2024
1. Vai trò của kinh tế tư nhân:
+ Đóng góp 45% GDP, 40% vốn đầu tư toàn xã hội.
+ Tạo 85% việc làm cho lao động.

  • Chiếm 35% kim ngạch nhập khẩu, 25% kim ngạch xuất khẩu.
  • Xuất hiện tập đoàn tư nhân vươn tầm quốc tế.

2. Cam kết của Chính phủ:

  • Đồng hành và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp.
  • Không hình sự hóa quan hệ kinh tế.
  • Bãi bỏ giấy phép con, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ.
  • Giải quyết nhanh khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.

3. Định hướng và đột phá chiến lược:

  • Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.
  • Ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo.
    + Xây dựng hạ tầng chiến lược như đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam.
  • Thực hiện an sinh xã hội, xóa nhà tạm trước năm 2025.
  • Ứng phó biến đổi khí hậu, sắp xếp dân cư vùng nguy cơ.

4. Sáu tiên phong doanh nghiệp cần thực hiện:

  • Thúc đẩy công nghệ, đổi mới sáng tạo.
  • Tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, xây dựng thương hiệu.
  • Tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội.
  • Phát triển hạ tầng số, giao thông, ứng phó biến đổi khí hậu.
  • Đào tạo nhân lực chất lượng cao, cải thiện môi trường kinh doanh.
  • Đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau, cùng phát triển.

5. Yêu cầu đối với bộ, ngành:

  • Giải quyết dứt điểm khó khăn của doanh nghiệp.
  • Không đùn đẩy, né tránh, giảm sách nhiễu.
  • Phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, địa phương tự quyết và chịu trách nhiệm.

Doanh nghiệp hưởng lợi từ cuộc họp này:

  • Doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ưu tiên, tham gia dự án quốc gia: Công nghệ cao, Hạ tầng giao thông, Năng lượng, Xây dựng hạ tầng

ĐTC khả năng cũng được hưởng lợi khá lớn

LCG thì sao bác chủ?

1 Likes

LCG mình có lướt sơ thấy cũng có nhiều dự án triển vọng đấy, backlog đâu đó khoảng 7K tỏi, mà đa phần các dự án phải từ năm 2025-2026 mới ghi nhận lợi nhuận. Mà cá nhân mình không ưu tiên LCG lắm do cơ cấu BLĐ doanh nghiệp vs tổ chức nắm ít quá, vùng này thanh khoản thấp chắc cũng chỉ có nhỏ lẻ giao dịch vs nhau

TÓM TẮT VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG cuộc họp giữa THỦ TƯỚNG cùng các Bộ Trưởng, các NGÂN HÀNG LỚN và Chủ doanh nghiệp hàng đầu như sau:

  1. Điều tiết LÃI SUẤT phù hợp với mục tiêu TĂNG TRƯỞNG KINH TẾBÌNH ỔN VĨ MÔ.

  2. Đảm bảo thanh khoản hệ thống ngân hàng, tăng trưởng tín dụng, nới ROOM tín dụng các tháng cuối năm.

  3. Đẩy mạnh thúc đẩy dự án ĐẦU TƯ CÔNG để khắc phục hậu quả sau bão, có thể tiếp tục kéo dài giảm thuế VAT 2%.

  4. Tiếp tục kiểm soát tốt LẠM PHÁT - TỶ GIÁ, hỗ trợ các doanh nghiệp lớn khắc phục hậu quả sau BÃO YAGI.

Ổn áp casamia dự quý 3 mà xong thì quý 4 mở bán

VCG ôm thôi kệ tạo lâp hết quý 4 ăn hay không ăn cũng sút

1 Likes

Vùng này thì cầm đợi thôi bác nhỉ

VCG vừa “bỏ túi” dự án 1.500 tỷ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu!
Không chỉ vậy, VCG còn đang “càn quét” mọi dự án KHỦNG:

  • Sân bay Long Thành: Cất cánh cùng tương lai!
  • Vành đai 3 TP.HCM & Vành đai 4 Hà Nội: Định hình đô thị mới!
  • Cao tốc Bắc - Nam: Kết nối đất nước!

TIỀM NĂNG BÙNG NỔ:

  • Backlog tăng vọt = Doanh thu ổn định 3 NĂM (2024-2026)

  • Lợi nhuận gộp 6 tháng 2024: 1.072 tỷ (+32% YoY)

  • Tỷ suất LN gộp BĐS: TĂNG CHOÁNG VÁNG từ 30,6% lên 76,5%

==> Quản lý tài chính xuất sắc + Hiệu quả kinh doanh cải thiện

Vcg đang gom , đánh khó chịu nhưng đành kiên nhẫn thôi

1 Likes

@LODAINHAN Kiên nhẫn sẽ có quà bác ạ