Triệu phú tự thân 39 tuổi: 7 "tiết kiệm" tôi không từ bỏ dù giàu tới mức nào, rất bình thường nhưng giá trị khiến nhiều người ngỡ ngàng

Dù có ■■ khả năng tài chính để mua mọi thứ mình thích, nhưng nữ triệu phú Mỹ này vẫn tiết kiệm những thứ rất bình thường.

Bernadette đã trả hết khoản nợ 300.000 USD trong ba năm và trở thành triệu phú ở độ tuổi 30. Là một huấn luyện viên về tiền bạc, cô đã giúp hàng ngàn người thoát khỏi nợ nần, làm chủ khoản tiết kiệm của họ và bắt đầu đầu tư. Cô chia sẻ 7 “tiết kiệm” mà chắc chắn cô sẽ không bao giờ từ bỏ cho dù có kiếm được bao nhiêu tiền chăng nữa:

Với tôi, việc tiết kiệm tiền ở mọi nơi và bằng mọi cách có thể đã ăn sâu vào tâm trí từ rất sớm, khi tôi chứng kiến cha mẹ của mình cố gắng sống theo giấc mơ Mỹ. Nhưng vào năm 2016, giữa các khoản thế chấp, khoản vay sinh viên và các hóa đơn hàng ngày, tôi mắc khoản nợ 300.000 đô la khiến tôi cảm thấy lo lắng và tuyệt vọng về khả năng theo đuổi giấc mơ Mỹ đó cho riêng mình.

Tôi bắt đầu phát triển niềm đam mê tài chính cá nhân vì tôi muốn học mọi thứ có thể để giúp tôi thay đổi hoàn cảnh của mình. Tôi lập kế hoạch, trả hết nợ trong ba năm và cuối cùng trở thành triệu phú ở tuổi ba mươi. Hiện nay, tôi điều hành một doanh nghiệp của riêng mình, nơi tôi dạy những người khác cách khiến tiền làm việc cho họ. Bất kể tôi tiếp tục xây dựng được bao nhiêu tài sản, đây là 7 thói quen tiết kiệm mà tôi không có ý định từ bỏ.

Tôi mua những miếng thịt rẻ hơn

Tôi thường đi siêu thị và quan sát kỹ để tìm gói đùi gà rẻ nhất để tiết kiệm thêm 23 xu. Tôi cực kỳ thích ăn sườn bò nướng. Những miếng sườn bò hảo hạng có thể đắt tiền.

Tại cửa hàng tạp hóa ở gần nhà tôi ở Charlotte, Bắc Carolina, có các phần sườn bó giá khoảng 11,99 đô la một pound, nhưng tôi thường chọn mua loại sườn ít đẹp mã hơn 1 chút, với giá chỉ 7,99 đô la một pound. Hình thức của phần thịt này không đẹp bằng, nhưng chất lượng không kém, và chúng có ít xương hơn nên tôi thấy chúng dễ chế biến hơn. Chúng rất ngon và cuối cùng là tốt hơn cho ngân sách của tôi về lâu dài.

Tôi giữ lại dụng cụ vệ sinh cá nhân trong phòng khách sạn

Vì công việc, tôi thường đi công tác đến nhiều nơi. Tôi luôn hào hứng khi khách sạn cung cấp bộ vệ sinh cá nhân miễn phí. Những món đồ trong bộ dụng cụ này có thể hữu ích trong những tình huống bất ngờ, đặc biệt nếu bạn thường xuyên di chuyển.

Những thứ tôi yêu thích nhất là từ những chuyến đi đến Châu Á, nơi chúng thường bao gồm bàn chải đánh răng, kem đánh răng, lược và dây chun tóc chất lượng cao hơn mong đợi. Tôi sử dụng mũ tắm và dây thun buộc tóc để sắp xếp các thiết bị điện tử khác nhau của mình như bộ sạc và bộ chuyển đổi dự phòng. Tôi thậm chí còn tái sử dụng những bàn chải đánh răng và kem đánh răng dự phòng đó để làm sạch giày khi chúng bị bẩn sau những chuyến đi bộ dài.

Tôi tái sử dụng hộp đựng thức ăn mang đi của mình

Tôi thường xuyên giữ lại các hộp đựng thức ăn như hộp bơ, hộp kem để tái sử dụng đựng thức ăn hoặc sắp xếp các vật dụng nhỏ quanh nhà. Chúng hữu dụng hơn các loại hộp đựng dùng 1 lần rất nhiều mà còn thân thiện với môi trường nữa.

Tận dụng từng giọt mỹ phẩm yêu thích của mình

Tôi không xấu hổ khi nói rằng tôi sẽ bóp ống kem đánh răng đó cho đến khi chạm đến chấm cuối cùng. Tôi cũng tận dụng tương tự về các sản phẩm làm đẹp và vệ sinh cá nhân, đặc biệt là khi nói đến chăm sóc da.

Đối với một số người, cách dùng này nghe có vẻ quá tiết kiệm, nhưng phần lớn nguyên nhân bắt nguồn từ việc tôi lớn lên với căn bệnh chàm, một căn bệnh về da khiến tôi phải chi hàng chục nghìn đô la cho thuốc men và kem dưỡng da chuyên dụng. Những sản phẩm này đã giúp tôi tránh bị bắt nạt khi còn nhỏ và giờ đây giúp tôi không còn cảm thấy tự ti khi trưởng thành — đặc biệt là khi là người nói trước nhiều khán giả. Bạn có thể cá rằng tôi chắc chắn sẽ nhận được số tiền xứng đáng với chai kem dưỡng da trị giá 30 đô la đó!

Luôn xem giá thực đơn trước khi chọn món

Tôi tự hào nói rằng tôi đã đạt đến một mức độ thoải mái mới trong vấn đề tài chính của mình, có thể mua thoải mái những thứ tôi thích. Nhưng dù tôi có kiếm được bao nhiêu đi chăng nữa, khi đi ăn ngoài, tôi luôn giữ thói quen đọc giá món ăn trước khi đưa ra quyết định về bữa ăn của mình. Tôi nhận thấy rằng nhiều nhà hàng có chiến lược đặt các món có giá cao hơn ở đầu thực đơn để thu hút sự chú ý của thực khác. Vì vậy, những gì tôi làm là bắt đầu ở phần cuối của menu. Bằng cách đọc ngược lại, tôi thường sẽ phát hiện ra những lựa chọn hợp lý hơn trước tiên. Bạn vẫn có thể thưởng thức một bữa ăn cao cấp mà không phải trả quá nhiều tiền (mà không thực sự cần thiết).

Giữ lại các túi mua sắm để tái sử dụng

Lớn lên, mẹ tôi dành dụm từng chiếc túi, dù chỉ là những chiếc túi nhựa mỏng manh, để đựng rác hoặc thức ăn thừa khi bà nhặt rau. Vì vậy, tôi thừa nhận rằng tôi có bộ sưu tập túi giấu bên dưới bồn rửa bát trong bếp. Những chiếc túi mua sắm có thể dùng làm vật đựng đồ ăn nhẹ, bữa trưa hoặc những món đồ nhỏ khi tôi đi ra ngoài. Tôi cũng không cảm thấy tiếc nuối nếu làm mất chúng, hay phải vứt chúng đi cho tiện. Tôi luôn giữ một hoặc hai chiếc túi dùng một lần trong hành lý khi đi du lịch của mình.

Tôi mặc áo phông miễn phí đến phòng tập

Nhờ sự phát triển của ngành thể thao, đôi khi việc đến phòng tập thể dục giống như một buổi trình diễn thời trang hơn là một thói quen tập thể dục. Vì tôi tham dự một số hội nghị và sự kiện mỗi năm và có rất nhiều áo phông đồng phục của các sự kiện đó. Tôi sẽ vui vẻ mặc những chiếc áo phông miễn phí đó đến các lớp học khiêu vũ yoga của mình thay vì chi tiền cho những bộ quần áo tập luyện hàng hiệu. Tôi cũng đã mất quá nhiều chai nước nên không cảm thấy hài lòng khi mua một chiếc đắt tiền, vì vậy những chai nước miễn phí mà tôi nhận được trong những túi quà của sự kiện cũng rất phù hợp với tôi.

Tại sao những thói quen tiết kiệm có ý nghĩa rất lớn với tôi?

Những thói quen tiết kiệm có vẻ ngớ ngẩn này khiến tôi cảm thấy bớt tội lỗi hơn khi tiêu tiền vào những lĩnh vực mà người khác có thể cảm thấy khó khăn. Ví dụ: tôi sẽ vui vẻ chi nhiều hơn cho những trải nghiệm quan trọng với mình, chẳng hạn như xem các buổi hòa nhạc và các sự kiện hài kịch cũng như mua hàng từ các doanh nghiệp bảo vệ môi trường, ngay cả khi nó đắt hơn một chút.

Việc duy trì những thói quen tiết kiệm này cũng khiến tôi nhớ đến những lựa chọn của bố mẹ tôi để cho tôi rất nhiều lựa chọn bây giờ. Học cách nhìn thấy giá trị trong những hoạt động nhỏ nhặt hàng ngày đã giúp tôi trở thành người lập ngân sách giỏi hơn, nhà đầu tư tự tin hơn và cuối cùng trở thành triệu phú.

Lưu Ly

Link gốc

https://markettimes.vn/trieu-phu-tu-than-39-tuoi-7-tiet-kiem-toi-khong-tu-bo-du-giau-toi-muc-nao-rat-binh-thuong-nhung-gia-tri-khien-nhieu-nguoi-ngo-ngang-56118.html