Tổng Công ty Hóa dầu PetrolimexPLC tiền thân là Công ty Dầu nhờn được thành lập ngày 09/06/1994. Đến ngày 13/10/1998, Công ty Dầu nhờn được đổi tên thành Công ty Hóa dầu trực thuộc Tổng Công ty XD Việt Nam. Lĩnh vực kinh doanh: kinh doanh xuất nhập khẩu Dầu mỡ nhờn, nhựa đường, hóa chất và các mặt hàng thuộc lĩnh vực sản phẩm dầu mỏ khí đốt; kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị chuyên ngành hóa dầu; kinh doanh bất động sản…
PLC là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hóa dầu tại Việt Nam. PLC hiện chiếm 33% thị phần nhựa đường trong nước và có thị phần đáng kể tại Lào và Thái Lan. Ngoài ra, mảng dầu nhờn và hóa chất, PLC lần lượt nắm 14% và 25% thị phần nội địa.
“Cứ ngỡ” khi đầu tư công đang đẩy mạnh PLC sẽ là doanh nghiệp hưởng lợi mạnh mẽ nhất, vậy mà gần đây PLC đang “chìm” và im hơi lặng tiếng về lợi nhuận. Kết quả kinh doanh PLC “lao dốc” trong 9T đầu năm 2024, cụ thể, doanh thu đạt 4.808 tỷ (-16,7% YoY), LNST đạt 23 tỷ (-71,8% YoY); lần lượt hoàn thành 62% và 29% kế hoạch năm. Doanh nghiệp đã phải xin ý kiến ĐHCĐ về viêc điều chỉnh giảm kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024. Liệu PLC có còn đáng để chúng ta kỳ vọng trong thời gian tới hay không? Hãy cùng đi với chúng tôi để tìm hiểu về PLC nhé!
(các bạn chưa follow chúng tôi, hãy follow để cùng tìm những quan điểm và vị thế đầu tư chính xác trong thời kỳ mới của thị trường chứng khoán Việt Nam nhé.)
CƠ CẤU CỔ ĐÔNG
Tập đoàn xăng dầu Việt Nam nắm giữ 79% số lượng cổ phần của PLC, khiến lượng cổ phiếu của PLC trở lên cô đặc, điều này hậu thuẫn cho một doanh nghiệp tốt có khả năng trở lên khan hiếm trong tương lai khi doanh nghiệp bước vào quá trình tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong tương lai.
Đặc biệt với cơ cấu cổ đông nhà nước nắm giữ phần lớn sẽ đảm bảo sự duy trì cổ tức đều đặn cho cổ đông của PLC trong tương lai (1500 đ-2500đ/năm), so với mức giá 22.000 đ/CP hiện tại chúng ta sẽ nhận được mức lãi tối thiểu bằng hoặc hơn lãi suất 5 ngân hàng lớn nhất Việt Nam.
Vốn hóa thị trường 1700 tỷ của PLC trong đó PLC đang sở hữu 600 tỷ từ 2 công ty con
SẢN PHẨM - THỊ PHẦN - NHU CẦU
Nhựa đường chiếm 45% doanh thu và ~ 40% lợi nhuận của PLC. Đặc biệt từ 2020 có lúc tỷ trọng nhựa đường chiếm đến 52% cơ cấu doanh thu, cho thấy tầm quan trọng và nhu cầu ra tăng từ sản phẩm này của PLC
Như vậy, nếu Đầu Tư Công bước vào những hạng mục cuối cùng của nó trong năm 2025-2026 thì PLC sẽ hưởng lợi chính do nhu cầu nhựa đường tăng cao trong 2 năm này.
Năm 2024 là năm mà các dự án đầu tư công có diễn ra mạnh mẽ nhưng không phải thời điểm cao điểm về nhu cầu nhựa đường mà năm 2024 nhu cầu về đá tảng, đá lót đường từ VLB CTI sẽ chiếm phần việc nhiều hơn trên các tuyến cao tốc. Việc PLC có kết quả kinh doanh kém hơn bình thường cũng là điều dễ hiểu.
Rất nhiều Cô Chú Anh Chị lo ngại về khả năng tăng trưởng của PLC trong tương lai khi nhìn vào giá trị hàng tồn kho tăng trong quý 3 năm 2024, chung tôi tin rằng với tiến độ đầu tư công hiện tại mà chúng tôi cập nhật được thì HTK sẽ còn tiếp tục tăng trong quý 4/2024 nữa, và chúng ta sẽ không cần quá bất ngờ về điều này bởi quý 4 không phải là 1 quý thuận lợi tại các khu vực Đầu tư công đang thi công do thời tiết.
Quan trọng là chúng ta sẽ có một năm 2025, đặc biệt là cuối 2025 với tốc độ diễn biến của HTK thế nào!
Nếu tốt sẽ là thời điểm mà PLC bùng nổ về giá cổ phiếu đến hết năm 2026.
Hiện tại giá đang thoái lui về vùng đáy năm 2023 và cao hơn vùng giảm quá đà năm 2022 với thanh khoản duy trì ở mức cạn kiệt.
Quay trở lại với nhu cầu nhựa đường, theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030 tầm nhìn đến 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2030 hoàn thành 5,000 km đường bộ cao tốc và 172 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài gần 30,000 km. Tỷ trọng chi phí dành cho nhựa đường chiếm khoảng 5% tổng chi phí xây dựng. Dựa trên suất vốn đầu tư mỗi km do Bộ Xây dựng quy định, đường ô tô cao tốc 4 làn xe (chưa bao gồm chi phí xây dựng cầu và xử lý nền đất yếu) có chi phí xây dựng khoảng 132 tỷ đồng; đường ô tô cấp I khu vực đồng bằng cần 70 tỷ đồng, qua đó ước tính doanh thu của PLC có thể đạt hơn 40,000 tỷ đồng trong giai đoạn này.(chú ý, doanh thu và lợi nhuận của PLC sẽ xuất hiện nhiều hơn vào cuối của thời kỳ này vì đặc thù sản phẩm nhựa đường thi công ở gần cuối công trình)
Sang thời kỳ mới, hiện nay khi thi công Đường Bộ nhựa đường chính sử dụng là nhựa đường polyme (biên lãi gộp từ 25% trở lên). Điều này sẽ giúp PLX cải thiện biên lợi nhuận nhiều hơn trong giai đoạn mới.
Về năng lực cung cấp sản phẩm, PLC có quy mô sản xuất nhựa đường 400,000 tấn/năm với 7 nhà máy sản xuất và phân phối nhựa đường từ Bắc vào Nam, cứ khoảng 400 km có một nhà máy/kho chứa sản xuất các sản phẩm nhựa đường. Với 75 xe bồn sức chứa từ 10 - 16 tấn nhựa đường mỗi xe, cho phép PLC cung cấp nhựa đường với mức giá cạnh tranh nhờ tiết giảm chi phí vận chuyển.
Với vai trò gián tiếp là doanh nghiệp Nhà nước khi Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chiếm gần 76% tại PLX (công ty mẹ của PLC) nên PLC có nhiều lợi thế để tham gia vào các dự án hạ tầng, đầu tư công trên cả nước thuộc Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Quốc phòng và các doanh nghiệp Nhà nước cấp tỉnh.
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2023, PLC cho biết tốc độ tăng trưởng mảng nhựa đường từng nhiệm kỳ là gấp rưỡi và cũng theo quy luật từng nhiệm kỳ mỗi 5 năm. Do vậy, mảng nhựa đường có thể kỳ vọng được đẩy mạnh trong giai đoạn cuối nhiệm kỳ 2024 – 2025 sắp tới.
Các đối thủ chính của Tổng Công ty Hóa dầu Petrolimex (PLC) trong mảng nhựa đường Polime tại Việt Nam bao gồm:
- Tratimex: Công ty này đã đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt với các kho bể công suất lớn ở Quảng Nam và Cam Ranh. Điều này giúp Tratimex cạnh tranh tốt về khả năng lưu trữ và cung ứng nhựa đường cho các dự án lớn.
- ICT: Một đơn vị khác có sự hiện diện mạnh mẽ trên thị trường nhựa đường Việt Nam, cạnh tranh với PLC nhờ khả năng xây dựng hệ thống phân phối rộng khắp và linh hoạt trong định giá.
- Adco: Tương tự, Adco cũng tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng kho bãi, giúp tăng năng lực cung ứng nhựa đường tại các khu vực trọng điểm
Lợi thế của PLC so với đối thủ:
-
Năng lực sản xuất và hệ thống phân phối rộng lớn: PLC sở hữu mạng lưới kho chứa và nhà máy trải dài khắp cả nước, giúp công ty duy trì nguồn cung ổn định và đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu từ khách hàng, đặc biệt là các dự án lớn
-
Quan hệ với các doanh nghiệp nhà nước: Là một đơn vị thuộc Tập đoàn Petrolimex, PLC thường nhận được các hợp đồng cung cấp nhựa đường từ các dự án đầu tư công, tạo lợi thế cạnh tranh lớn
-
Thị trường quốc tế: PLC không chỉ tập trung vào thị trường Việt Nam mà còn mở rộng sang các thị trường nước ngoài như Lào và Thái Lan, chiếm tỷ lệ lớn tại các thị trường này
Nhìn chung, PLC vẫn duy trì vị thế hàng đầu nhờ chiến lược sản phẩm và hệ thống phân phối mạnh mẽ, nhưng các đối thủ cũng đang tích cực mở rộng và cạnh tranh về cả giá cả lẫn hạ tầng, đòi hỏi PLC cần tiếp tục đổi mới để bảo vệ thị phần.
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
Ước tính doanh thu của PLC có thể đạt hơn 40,000 tỷ đồng trong giai đoạn 2021-2030, PHẦN LƠN các dự án sẽ hoàn thiện vào năm 2025-2028.
Vậy kết quả kinh doanh năm 2024 rất có thể là vùng chũng, cụ thể là quý 2/2024 chứng kiến doanh thu và lợi nhuận thấp nhất. Đến quý 3/2024 thì con số này đã tăng trưởng trở lại, biên lợi nhuận cũng cải thiện. Quý 4 thường là quý cao điểm về kết quả kinhh doanh và chúng ta cùng chờ đợi.
Nợ và cải thiện nợ
nợ/ tổng tài sản chiếm 45% ở mức an toàn, quý 3 giảm 10% nợ so với quý gần nhất nhưng vẫn cao hơn 10% so với cùng kỳ. 100% là nợ ngắn hạn phục vụ hoạt động kinh doanh và vốn lưu động của doanh nghiệp.
Đánh giá PLC
Tốt:
- 5 năm tới đặc biệt 3 năm tới của PLC thì đang để đặt cược.
- PLC giá 22 này nhận được cổ tức bằng tiền hơn ls ngân hàng trong trường hợp DN đang chờ “dài nhựa”
- cơ cấu cổ đông ổn định, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, hệ thống phân phối và thương hiệu ở mức trung bình nhưng được hậu thuẫn bởi nhà nước
Nhược điểm:
- Tương đối trống thông tin từ BLĐ hay từ doanh nghiệp không có báo cáo hàng tháng thậm chí hàng quý để theo dõi như một vài doanh nghiệp tư nhân, điều này vô hình có thể dẫn đến thiếu kết nối với các công ty chứng khoán và nhà đầu tư trung và dài hạn. Dẫn đến ở nhiều giai đoạn có thể cổ phiếu giảm sốc mà thiếu thông tin cung cấp hoặc nâng đỡ cổ phiếu.
- PLC có cơ cấu cổ đông nhà nước là một lợi thế những cũng là 1 hạn chế vì khiến nó chỉ là 1 cổ phiếu có tính chu kỳ hơn là một cổ phiếu tăng trưởng dài hạn. Sản phẩm của PLC sẽ hưởng lợi tại thời kỳ ĐTC thịnh vượng nhưng sẽ nhạt nhờ khi quá trình này qua đi. Điều này nhà đầu tư cần lưu ý khi quyết định đầu tư cần có chiến lược rõ ràng. Mua nhận cổ tức và hưởng trọn tăng trưởng sẽ cần căn mức giá thấp. Và mua lướt sóng là lướt sóng không nên nhầm lẫn dẫn đến đọng vốn. (Để nhận tự vấn chiến lược mời Cô Chú Anh Chị liên hệ với chúng tôi để chúng tôi hỗ trợ tư vấn sát sao nhất với từng tài khoản và từ danh mục cổ phiếu beacons.ai/hungdaoinvestment
Chúc Cô/Chú/Anh/Chị nhiều sức khỏe và đầu tư thành công bền vững!