Trump đắc cử lại là thời cho nhóm thủy sản?

Không chỉ thủy sản, mà những ngành liên quan đến thủy sản cũng sẽ được hưởng lợi. Hé lộ một doanh nghiệp có thể bao trọn chuỗi giá trị, đón nhận cơ hội trực tiếp từ chu kỳ mới của ngành thủy sản.

Điểm nhấn trong chính sách của Trump

Ngày 6/11, Ủy ban Bầu cử Liên bang Mỹ đã chính thức công bố kết quả thắng cử. Trong đó, ông Donald Trump đã thắng cử với 312 phiếu đại cử tri. Hiện ông Donald Trump chưa chính thức nắm quyền nhiệm kỳ thứ hai, nhưng nếu xem xét từ quan điểm và chiến lược kinh tế của ông trong nhiệm kỳ đầu (2017-2021), cùng với các phát ngôn gần đây, có thể rút ra định hướng chủ đạo mà ông có thể theo đuổi và ảnh hưởng nhiều đến Việt Nam.

Trong đó, quan trọng nhất là quan điểm “Nước Mỹ trên hết” (America First), theo đó ông Trump tiếp tục ưu tiên lợi ích kinh tế của Mỹ, tập trung vào:

  • Đàm phán lại các hiệp định thương mại để đạt được thỏa thuận có lợi cho Mỹ, giảm thâm hụt thương mại.
  • Hạn chế phụ thuộc vào nước ngoài (đặc biệt là Trung Quốc), đẩy mạnh sản xuất nội địa và tái thiết ngành công nghiệp Mỹ.
  • Áp thuế quan cao để bảo vệ các ngành công nghiệp chiến lược, đồng thời thúc đẩy các công ty Mỹ chuyển nhà máy về nước.

Việt Nam sẽ ngược sóng?

Việc này trên lý thuyết sẽ gây bất lợi cho Việt Nam, khi mà nước ta là một trong những quốc gia có thâm hụt thương mại lớn với Mỹ. Theo đó, những mặt hàng trọng điểm xuất khẩu sẽ dễ phải chịu những sắc thuế nhập khẩu, chống bán phá giá.

Thế nhưng, thực tế dữ liệu lại cho thấy câu chuyện khác hoàn toàn và nhóm thủy sản là tiêu biểu nhất. Cụ thể, trong năm đầu tiên ông Trump trở thành ông chủ Nhà trắng (năm 2017), giá trị xuất khẩu thủy sản xuất khẩu đã chính thức vượt mốc 8.3 tỷ USD (mức kỷ lục), tăng trưởng hơn 18% so với năm 2016 – mức tăng 2 chữ số hiếm hoi trong 1 thập kỷ vừa qua.
Không chỉ thủy sản, mà những ngành liên quan đến thủy sản cũng sẽ được hưởng lợi. Hé lộ một doanh nghiệp có thể bao trọn chuỗi giá trị, đón nhận cơ hội trực tiếp từ chu kỳ mới của ngành thủy sản.

Điểm nhấn trong chính sách của Trump

Ngày 6/11, Ủy ban Bầu cử Liên bang Mỹ đã chính thức công bố kết quả thắng cử. Trong đó, ông Donald Trump đã thắng cử với 312 phiếu đại cử tri. Hiện ông Donald Trump chưa chính thức nắm quyền nhiệm kỳ thứ hai, nhưng nếu xem xét từ quan điểm và chiến lược kinh tế của ông trong nhiệm kỳ đầu (2017-2021), cùng với các phát ngôn gần đây, có thể rút ra định hướng chủ đạo mà ông có thể theo đuổi và ảnh hưởng nhiều đến Việt Nam.

Trong đó, quan trọng nhất là quan điểm “Nước Mỹ trên hết” (America First), theo đó ông Trump tiếp tục ưu tiên lợi ích kinh tế của Mỹ, tập trung vào:

  • Đàm phán lại các hiệp định thương mại để đạt được thỏa thuận có lợi cho Mỹ, giảm thâm hụt thương mại.
  • Hạn chế phụ thuộc vào nước ngoài (đặc biệt là Trung Quốc), đẩy mạnh sản xuất nội địa và tái thiết ngành công nghiệp Mỹ.
  • Áp thuế quan cao để bảo vệ các ngành công nghiệp chiến lược, đồng thời thúc đẩy các công ty Mỹ chuyển nhà máy về nước.

Việt Nam sẽ ngược sóng?

Việc này trên lý thuyết sẽ gây bất lợi cho Việt Nam, khi mà nước ta là một trong những quốc gia có thâm hụt thương mại lớn với Mỹ. Theo đó, những mặt hàng trọng điểm xuất khẩu sẽ dễ phải chịu những sắc thuế nhập khẩu, chống bán phá giá.

Thế nhưng, thực tế dữ liệu lại cho thấy câu chuyện khác hoàn toàn và nhóm thủy sản là tiêu biểu nhất. Cụ thể, trong năm đầu tiên ông Trump trở thành ông chủ Nhà trắng (năm 2017), giá trị xuất khẩu thủy sản xuất khẩu đã chính thức vượt mốc 8.3 tỷ USD (mức kỷ lục), tăng trưởng hơn 18% so với năm 2016 – mức tăng 2 chữ số hiếm hoi trong 1 thập kỷ vừa qua.

Về chi tiết, số liệu từ Vasep cho thấy năm 2017, EU đã vượt qua Hoa Kỳ trở thành thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với trị giá đạt 1,46 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2016. Các thị trường khác tiêu thụ thủy sản lớn của Việt Nam bao gồm: Hoa Kỳ đạt 1,41 tỷ USD, giảm nhẹ 1,9% so với năm 2016; Nhật Bản: 1,3 tỷ USD, tăng 18,6%; Trung Quốc: 1,09 tỷ USD, tăng mạnh 59,4%; Hàn Quốc: 779 triệu USD, tăng 28,1%…

Có thể thấy rất rõ là, thị trường xuất khẩu Mỹ vẫn bị giảm, nhưng các doanh nghiệp thủy sản lại tích cực đẩy mạnh sang tiêu thụ ở các thị trường khác. Do đó, có câu chuyện tích cực ngoài dự kiến.

Với kinh nghiệm từ nhiệm kỳ trước, có thể Trump sẽ khởi động việc yêu cầu các quốc gia bù đắp thâm hụt thương mại ngay trong năm đầu nhiệm kỳ. Tuy nhiên, với kinh nghiệm đã thâm nhập được các thị trường khác từ trước các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam có thể lại một lần nữa tạo nên kì tích.

Ngoài ra, có một điểm đáng chú ý là trong năm 2017, kim nghạch nhập khẩu vào Mỹ chỉ bị giảm nhẹ. Điều này chủ yếu là do các doanh nghiệp Mỹ dự báo sớm tình hình do đó đã chủ động tích trữ tồn kho sớm, giảm thiểu tác động tiêu cực lên nhóm thủy sản.

Dựa trên tất cả những dữ liệu này, hoàn toàn có khả năng, năm 2025 các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản có thể sẽ đón một chu kỳ mới với tăng trưởng 2 con số hiếm hoi có thể thấy trong 1 thập kỷ.

Một doanh nghiệp đang có tiềm năng

Việc phát sinh một lượng đơn hàng lớn sẽ đòi hỏi các doanh nghiệp tăng công suất, mở rộng quy mô. Qua đó, sẽ tác động tích cực đến những doanh nghiệp chế tạo các thiết bị lạnh công nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp thủy sản.

Trong đó, hiện Searefico (mã SRF) là doanh nghiệp hiếm hoi trên sàn chứng khoán có công ty thành viên Arico – một trong những doanh nghiệp về lạnh công nghiệp lâu đời nhất Việt Nam và nắm top thị phần khả năng thiết kế và lắp đặt hệ thống lạnh công nghiệp phục vụ ngành thủy sản.

Trong quá trình phát triển, Searefico và Arico đã cùng thực hiện nhiều dự án lớn về hệ thống lạnh cho các nhà máy chế biến thực phẩm, thủy sản tiêu biểu như nhà máy chế biến của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, Stapimex, nhà máy bánh bao Thọ Phát, và kho lạnh Vinamilk….

Bên cạnh đó, Searefico còn có Searefico ENC chuyên thiết kế và lắp đặt các hệ thống cơ điện lạnh, kho thông minh. Greenpan cung cấp panel PIR chuẩn xanh với chất lượng Âu Mỹ. Qua đó, SRF có thể khép kín hoàn toàn chuỗi giá trị lạnh công nghiệp, đồng thời mang đến khả năng tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả vận hành cho khách hàng.

Với kịch bản ngành thủy sản sẽ có thể chứng kiến tăng trưởng vượt kỳ vọng trong năm 2025. Các công ty trong ngành thủy sản sẽ có nhu cầu mở rộng sản xuất. Đồng thời với năng lực khép kín chuỗi giá trị lạnh công nghiệp toàn diện, SRF rất tiềm năng khi đón sóng chu kỳ mới của ngành thủy sản.

phụ thuộc vào chính sách và tỷ giá nhiều quá cũng khá đáng lo