Như vậy Trump đã trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ nhưng dưới góc nhìn của nhà đầu tư thì cần phân tích những tác động sự kiện này để chọn cổ phiếu nào?
Thị trường đã phản ứng ngay lập tức khi cho rằng việc Trump trở lại nhà trắng thì thương chiến Mỹ - Trung 2018 sẽ trở lại => chính sách TQ +1 sẽ tiếp tục diễn ra => BDS KCN hưởng lợi kéo xanh tím nhóm BDS KCN tiêu biểu KBC SZC SIP DTD…
Và khi có nhiều DN FDI vào thì cần có DN xây lắp => kéo CTD
Thực tế thì khi nào ông Trump làm tổng thống?
Thực tế Trump sẽ chính thức trở thành tổng thống Mỹ vào ngày 17/12 khi các đại cử tri đoàn tại các bang nhóm họp để bỏ phiếu đại cử tri chính thức bầu ứng cử viên Donald Trump làm tổng thống tiếp theo của Mỹ.
Ông Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức tại đồi Captiol vào ngày 20/1/2025
Vì vậy ít nhất các chính sách của ông Trump có hiệu lực thì cũng phải sau quý 1-2025 nên việc phân tích dài hạn sẽ chưa có ý nghĩa quá lớn.
Trước mắt khi ông Trump chưa chính thức làm tổng thống sẽ có tác động đầu tiên là Tỷ giá tăng vọt và các bên gồm cả mua/bán tăng nhập khẩu/xuất khẩu để phòng tránh rủi ro thuế quan => tỷ giá tăng vọt, đơn hàng tăng vọt, vận chuyển tăng vọt => Cước tàu cont và xuất khẩu sang Mỹ có lợi trước mắt quý 4.
Nhóm HAH, MSH, TNG, TCM, VHC…sẽ có quý 4 bùng nổ về lợi nhuận!
Chi tiết xem kênh Youtube Linhcdb Ceiling cho rõ vì vài dòng ngắn gọn khó nói hết ý!
Như vậy đúng như dự đoán cước tàu cont tuần đầu tháng 11 đã tăng 7%. Khi các nhà bán lẻ Mỹ sẽ tìm mọi cách bổ sung tồn kho lên mức cao nhất bên cạnh đón quý mua sắm bận rộn nhất năm + lo ngại về rủi ro thuế quan nhiệm kỳ thứ 2 của ông Trump.
Chắc chắn các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ có quý 4 bùng nổ về mặt lợi nhuận. Thứ nhìn thấy đầu tiên là sau 27 tháng xuất khẩu thủy sản mới chạm lại mốc 1 tỷ đô!
Chủ tịch FED đã hé lộ những gì sau buổi họp báo tháng 11? Cước tàu cont tăng do đâu và câu chuyện phía sau? Tất cả sẽ được trả lời trong video ngày hôm nay!
6 ngành được dự báo sẽ bứt phá dưới nhiệm kỳ thứ hai của ông Donald Trump
Trong báo cáo mới đây, chứng khoán SSI đã chỉ ra 6 ngành sẽ bứt phá dưới nhiệm kỳ thứ 2 của ông Donald Trump
Một số ngành như dệt may, thủy sản và gỗ có cơ hội lớn từ việc thay thế hàng hóa Trung Quốc tại thị trường Mỹ. Trong khi đó, các ngành nhạy cảm với biến động tỷ giá hoặc phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu như hàng không, dược phẩm và thép sẽ chịu tác động tiêu cực từ sự tăng giá của đồng USD và các mức thuế quan cao hơn.
Dệt may: Ngành hưởng lợi từ xung đột thương mại
Ngành dệt may Việt Nam có tiềm năng lớn trong việc mở rộng thị phần tại Mỹ khi các sản phẩm từ Trung Quốc đối diện mức thuế cao. Theo số liệu từ SSI Research, xuất khẩu dệt may sang Mỹ hiện chiếm 44% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành. Với mức thuế cao tới 60% đối với hàng dệt may Trung Quốc, Việt Nam có thể gia tăng thị phần tại Mỹ nhờ chi phí lao động cạnh tranh và năng lực cung ứng ổn định. Đặc biệt, thị phần xuất khẩu dệt may của Việt Nam tại Mỹ đã đạt 15%, và có khả năng tăng mạnh nếu các chính sách thương mại này được áp dụng.
Thủy sản: Cơ hội cho cá tra, thách thức cho tôm
Thị trường Mỹ có thể là điểm đến tiềm năng cho cá tra của Việt Nam, đặc biệt là khi sản phẩm này có thể thay thế cá rô phi của Trung Quốc - một đối thủ chính bị ảnh hưởng bởi thuế quan cao. Theo SSI Research, cá tra Việt Nam hiện là loại cá da trơn được nhập khẩu nhiều nhất vào Mỹ, vượt qua cá rô phi trong năm 2024. Tuy nhiên, ngành tôm có thể gặp khó khăn do giá thành cao hơn các đối thủ như Ecuador và Ấn Độ. Nếu các mức thuế áp dụng đồng đều cho các quốc gia xuất khẩu tôm, sản phẩm từ Việt Nam sẽ mất tính cạnh tranh đáng kể.
Công nghiệp gỗ: Triển vọng tích cực từ chính sách thuế quan
Ngành công nghiệp gỗ của Việt Nam cũng được dự đoán sẽ hưởng lợi từ chính sách thuế cao của Mỹ đối với Trung Quốc. Việt Nam hiện là một trong những nhà cung cấp gỗ lớn cho thị trường Mỹ và có thể tận dụng cơ hội này để tăng cường xuất khẩu, đặc biệt là các sản phẩm gỗ chế biến và đồ nội thất.
Chém gió về ngành dệt may 1 chút. Khi quý 3 về cơ bản các doanh nghiệp dệt may đều bùng nổ lợi nhuận và cải thiện mạnh biên lợi nhuận gộp tiêu biểu MSH HTG VGG TNG.
Tuy nhiên nếu xét bối cảnh hiện tại mình sẽ dành riêng vài dòng tích phân MSH cho ace hiểu tại sao nó là đầu ngành trong bối cảnh hiện tại! MSH hiện tại có 1 vài điểm thuận lợi hơn nhóm dệt may còn lại:
Biên lợi nhuận gộp cao nhất ngành 15.2% và lãi quý 3 là cao nhất trong 20 quý trở lại đây.
Lãi tỷ giá cũng thuộc top đầu ngành dệt may chiếm tỷ lệ 12% LNST công ty mẹ chỉ thua HTG
Do đơn hàng chủ yếu FOB nên ít chịu tác động nhất khi giá cước tàu cont tăng. Nếu trump lên làm tổng thống kiểu gì cước tàu cont cũng tăng mạnh lại do tàu và các đối tác tổng lực đẩy hàng vào Mỹ sớm.
Nhà máy Xuân Trường sớm thì cuối 2024 muộn thì quý 1-2025 đi vào vận hành. Nhà máy liên danh tại Ai cập nếu vào vận hành sẽ cực cạnh tranh do chi phí nhân công rẻ hơn Việt Nam và ko chịu thuế khi xuất vào Mỹ.
Các nhà bán lẻ mỹ + doanh nghiệp TQ đang đẩy mạnh xuất khẩu T10 vì lo sợ rủi ro thuế quan nếu có.
Nói chung quý 4 mấy doanh nghiệp may mặc của Việt Nam như MSH TNG …lại bùng nổ cả doanh thu và lợi nhuận là có thật!
HAH không còn điểm mua nữa mà ace vẫn đẩy ác quá nhỉ
TNG MSH VHC thì phiên qua đã cho thấy gặp cản cần tích lũy vài phiên rồi.
ACE nào thích dòng vận tải biển thì cân nhắc PDV nhé, đang định giá quá rẻ mạt lại vừa nhận thêm 1 tàu hàng rời khủng khai thác quý 4 này. Đợt này nhiều bên thi nhau đóng tàu mới từ HAH đến VOS. Có vẻ ban lãnh đạo PDV có tầm nhìn tốt thật sự!
BSC đưa ra khuyến nghị mua cổ phiếu của Công ty cổ phần Vận tải và Tiếp Vận Phương Đông Việt (PDV – UPCoM) với giá mục tiêu 1 năm là 18.400 đồng/CP (Upside +20% so với giá đóng cửa ngày 08/11/2024) dựa trên phương pháp định giá PE với giá mục tiêu là 7.36 lần – đây là mức PE +0.5 SD trong giai đoạn 2021-2024, do (1) phản ánh kỳ vọng mở rộng đội tàu hiệu quả trong bối cảnh giá cước thuận lợi, (2) kỳ vọng vào hiệu quả đầu tư tàu trong trung hạn.
Luận điểm đầu tư: Thứ nhất là kết quả kinh doanh giai đoạn 2024-2025 kỳ vọng tăng trưởng tích cực, trong bối cảnh giá cước neo cao.
Năm 2024, lợi nhuận sau thuế ước tăng 297% so với năm trước nhờ mảng vận tải dầu TP/hoá chất dẫn dắt tăng trưởng với (i) giá cước trung bình tăng 14% và (ii) không có lịch tàu lên dock trong năm – duy trì công suất hoạt động trên 90%. Ngoài ra, ghi nhận lợi nhuận 1 lần do bán tàu Synergy 154 tỷ đồng.
Năm 2025, lợi nhuận sau thuế cốt lõi tăng trưởng 18%, nhờ tăng trưởng đội tàu hàng rời và tác động các hợp đồng ký mới giá tốt từ cuối năm 2024. Cụ thể, công suất đội tàu hàng rời tăng 133% tổng trọng tải và 80% tàu đã ký hợp đồng vào cuối 2024 nhằm đảm bảo hoạt động ổn định.
Thứ hai là Ban lãnh đạo của PDV sở hữu bề dày kinh nghiệm trong vận tải biển và đội ngũ thuyền viên chất lượng.
Thời gian gần đây giá cước hàng tàu hàng rời đang hồi phục và tăng mạnh. Lo ngại chuỗi cung ứng xáo trộn khi Trump lên làm tổng thống Mỹ thì chắc chắn nhu cầu vận chuyển quý 4 sẽ tăng mạnh hơn nữa. PDV kỳ vọng quý 4-2024 sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ và mục tiêu 18+ không phải là quá khó khi xét về định giá các chỉ số EPS PE đều cực đẹp trong khi định giá đang rẻ nhất ngành!
MSH cổ phiếu đầu ngành được chúng tôi chọn cũng tăng mạnh nhất trong đám dệt may rồi nhé. Tý nữa sẽ phân tích thêm PDV để vì sao đánh phải chọn con đầu đàn và định giá rẻ nhất!