Tồn kho cao, lạm phát, nhu cầu tiêu thụ ở thị trường Mỹ giảm khiến xuất khẩu thủy sản sang thị trường này sẽ khó khăn hơn trong giai đoạn cuối năm 2022. Các doanh nghiệp thủy sản chỉ có thể trông chờ vào thị trường Trung Quốc
Trong nửa đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt hơn 5,7 tỷ USD, tăng vọt 40% so với nửa đầu năm 2021, đóng góp bởi nhu cầu tăng trở lại sau khi nhiều nước nhập khẩu mở cửa trở lại nền kinh tế; Tình trạng thiếu hụt thủy sản trên toàn cầu, đặc biệt là nhu cầu cá trắng do các lệnh trừng phạt Nga của EU và Mỹ.
Lạm phát cao ở các nước lớn thúc đẩy tiêu dùng đối với các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là các sản phẩm giá rẻ.
Riêng giá trị xuất khẩu cá tra tăng 82%, mạnh hơn mức tăng 31% của giá trị xuất khẩu tôm do nhu cầu tiêu thụ cá tra tăng mạnh sau hai năm chững lại, đặc biệt trong bối cảnh thiếu hụt cá trắng toàn cầu, trong khi giá trị xuất khẩu tôm vẫn ổn định trong năm năm qua. Ngoài ra, cá tra nguyên liệu trong nước cũng đẩy giá bán tăng mạnh trong nửa đầu năm 2022.
Tình hình xuất khẩu cá tra nguy cơ suy thoái tại thị trường Mỹ: Sự bùng nổ của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine đã khiến các nhà bán sỉ của Mỹ nhập khẩu ồ ạt các sản phẩm thủy sản trong khi lạm phát đang diễn ra đã thắt chặt chi tiêu của khách hàng, dẫn đến dư cung trong Q3 2022.
Dẫu vậy, thị trường Trung Quốc có thể là điểm sáng trong nửa cuối năm 2022 khi quốc gia này có dấu hiệu mở cửa trở lại nền kinh tế. Nhu cầu tăng nhanh sau hai năm giảm sẽ là động lực cho xuất khẩu cá tra của Việt Nam trong 6 tháng cuối năm 2022.
Các danh nghiệp tiềm năng
1. Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn
Số liệu xuất khẩu tháng 6 và tháng 7 của VHC cho thấy giá trị xuất khẩu tăng trưởng chậm lại so với các tháng trước do đây là mùa thấp điểm. TVI kỳ vọng nhu cầu tăng lên vào dịp cuối năm với nhiều lễ hội tại các quốc gia xuất khẩu chính sẽ tạo động lực cho tiêu thụ thủy sản – vốn khoảng 60% sản lượng được tiêu thụ bằng kênh nhà hàng, khách sạn.
-
Đối với thị trường Trung Quốc, TVI kỳ vọng rằng chính phủ Trung Quốc sẽ nới lỏng các biện pháp hạn chế hàng nhập khẩu khi tình hình dịch bệnh Covid – 19 được kiểm soát trên thế giới.
-
Đối với thị trường Mỹ, TVI kỳ vọng tốc độ tăng trưởng cao tiếp tục duy trì trong nửa cuối năm vốn là mùa lễ hội cùng với việc thị trường Mỹ đã bị ảnh hưởng trong 2 năm dịch bệnh. Không chỉ vậy, TVI kỳ vọng các dự án đầu tư mở rộng của VHC (nhà máy thức ăn chăn nuôi, nhà máy dầu cá) cùng với sự hồi phục của sản phẩm Collagen và Gelatin cũng sẽ đóng góp vào lợi nhuận công ty.
2. Công ty cổ phần Nam Việt
TVI kỳ vọng nhu cầu tăng lên vào dịp cuối năm với nhiều lễ hội tại các quốc gia xuất khẩu chính sẽ tạo động lực cho tiêu thụ thủy sản – vốn khoảng 60% sản lượng được tiêu thụ bằng kênh nhà hàng, khách sạn.
- Đối với thị trường Trung Quốc, TVI kỳ vọng rằng chính phủ Trung Quốc sẽ nới lỏng các biện pháp hạn chế hàng nhập khẩu. Trong năm 2021, ANV gặp khó khăn tại thị trường Trung Quốc do vấn đề phân phối. Trong nửa đầu năm nay, doanh nghiệp đã bắt đầu xuất khẩu trở lại vào Trung Quốc. TVI kỳ vọng xuất khẩu sang thị trường này 6 tháng cuối năm sẽ tiếp tục phục hồi 6 tháng cuối năm 2022, TVI kỳ vọng ANV sẽ bắt đầu tiến hành khai thác thị trường Mỹ - thị trường có giá xuất khẩu cá tra cao nhất. Ngoài ra nhà máy Amicogen sản xuất Collagen và Gelatin với công suất 780 tấn/năm dự kiến sẽ đóng góp vào doanh thu và lợi nhuận của ANV trong tương lai