Trung Quốc trước nỗi lo GIẢM PHÁT

Theo số liệu do Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố vào ngày 9-8, chỉ số giá tiêu dùng (CPI - thước đo lạm phát chính) tại nước này trong tháng 7-2023 đã giảm 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi đi ngang trong tháng 6.

Trong khi đó, chỉ số giá sản xuất (PPI - thước đo chính về giá xuất xưởng) của Trung Quốc cũng giảm 4,4% ở cùng giai đoạn, đánh dấu tháng giảm thứ 10 liên tiếp.

Như vậy Chắc chắn nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng GIẢM PHÁT. Câu hỏi là bao lâu?
Đầu tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu lại GIẢM PHÁT là gì? và nó có tác động như thế nào?

Nếu như LẠM PHÁT là tình trạng giá cả hàng hoá và dịch vụ tăng dần theo thời gian thì ngược lại GIẢM PHÁT lại là tình trạng giá cả hàng hoá và dịch vụ sẽ giảm dần theo thời gian, nguyên nhân chính là do sức cầu nền kinh tế yếu

Lạm phát ở mức cao thì gây nguy cơ cho nền kinh tế khi đồng tiền liên tục mất giá, thì Giảm phát thậm chí còn nguy hiểm hơn bởi vì khi giá cả hàng hoá và dịch vụ liên tục giảm thì hầu như chả ai muốn bỏ tiền ra đầu tư hay kinh doanh, cùng với sức cầu tiêu dùng suy yếu thì sẽ gây ra suy thoái kinh tế khá nặng nề nếu tình trạng này kéo dài lâu. Vì vậy có thể nói Giảm Phát đôi khi còn nguy hiểm hơn cả Lạm Phát. Như NHẬT BẢN cũng phải mất tới hơn 10 năm mới thoát khỏi tình trạng Giảm Phát và nền kinh tế phải chịu những hậu quả nặng nề.

Do đó thời gian tới chắc chắn chính phủ Trung Quốc sẽ phải có những biện pháp kích thích kinh tế mạnh mẽ hơn nữa để ngăn chặn hay chấm dứt tình trạng Giảm Phát này, không loại trừ khả năng đẩy mạnh hơn nữa Chính sách tiền tệ nới lỏng.

Và việc anh bạn láng giềng này vừa là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam nên chắc chắn những Chính sách tiền tệ của anh bạn cũng sẽ ảnh hưởng tới CSTT của nước ta thời gian tới.

1 Likes