Trước giờ giao dịch sáng ngày 27/9/2021

, , , , ,

BẢN TIN TÀI CHÍNH CHỨNG KHOÁN
TRƯỚC GIỜ GIAO DỊCH SÁNG NGÀY 27/9/2021
1.THÔNG TIN VĨ MÔ
• Trung Quốc bơm 71 tỷ USD vào hệ thống tài chính giữa lo ngại từ bom nợ Evergrande
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã bơm ròng hơn 460 tỷ nhân dân tệ (~71 tỷ USD) vào hệ thống tài chính thông qua các hợp đồng mua lại đảo ngược trong tuần vừa qua, mức lớn nhất kể từ cuối tháng 1/2021.
Hành động hỗ trợ khẩn cấp này không chỉ đảm bảo đủ thanh khoản cho cuộc khủng hoảng nợ của Evergrande mà sẽ đáp ứng được nhu cầu tiền mặt ngay trước kỳ nghỉ lễ 1 tuần trong đầu tháng 10 ở Trung Quốc.
Trước đó, Bắc Kinh đã hối thúc Evergrande thực hiện tất cả các biện pháp nhằm tránh vỡ nợ trong thời gian tới. Tuy nhiên, chưa có dấu hiệu nào cho thấy chính phủ Trung Quốc sẽ can thiệp trực tiếp nhằm cứu lấy Evergrande.
Hành động mạnh tay bơm tiền cho thấy cam kết của PBoC nhằm giữ vững tính thanh khoản trong hệ thống tài chính và trấn an nhà đầu tư. Tuy nhiên, việc Evergrande hiện vẫn đang im lặng về khoản lãi trái phiếu ngoại tệ 83.5 triệu USD đã đáo hạn vào ngày 23/9 vẫn đang gây lo ngại về khả năng vỡ nợ ngày một rõ rệt của Evergrande.
• Khủng hoảng chuỗi cung ứng ngày một trầm trọng hơn
Cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng đang ngày một nghiêm trọng hơn khi dịch COVID-19 khiến các cảng không thể hoạt động hết công suất hoặc bị quá tải. Những gián đoạn chuỗi cung ứng khiến thời gian giao hàng bị kéo dài kỷ lục – sản phẩm chip bây giờ đang cần đến 21 tuần để có thể hoàn thành một đơn giao hàng.
Chuỗi cung ứng ngày một trở nên rối ren khiến nhiều ngành bị ảnh hưởng tiêu cực, như ngành ô tô toàn cầu dự báo sẽ mất 210 tỷ USD doanh thu do khan hiếm chip. Điều này sẽ chỉ khiến giá cước vận tải và hàng hóa tiếp tục trở nên nóng hơn khi các đơn hàng bị gián đoạn trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ sau COVID-19 tăng cao.
• Thế giới lo ngại sẽ phải trả thêm tiền để giữ ấm mùa đông năm nay
Giá khí tự nhiên đang ở mức cao nhất trong 13 năm trở lại đây ở mức 5,105 USD/mBtu khi thời tiết cực đoan ở Mỹ và châu Âu đang khiến nhu cầu tiêu thụ tăng cao và tồn kho giảm mạnh.
Tình trạng thiếu khí diễn ra đặc biệt nghiêm trọng ở Mỹ và châu Âu. Tại Mỹ, nắng nóng kỷ lục trong tháng 6 và tháng 7, cũng như bão Ida khiến tiêu thụ khí đốt tăng mạnh.
Ở châu Âu, thời tiết nắng nóng, sản lượng điện gió thấp và giảm nhập khẩu từ Nga đang khiến giá khí cao hơn bao giờ hết, khiến giá điện tăng vọt. Giá điện tại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã tăng gần 3 lần từ đầu năm lên đến 175 euro/MWh.
Việc chỉ còn vài tháng nữa sẽ tới mùa đông, thời điểm tiêu thụ khí đốt nhằm giữ ấm tăng mạnh nhất trong năm, sẽ khiến giá khí còn biến động mạnh hơn. Các doanh nghiệp sản xuất khí và cung cấp điện sẽ được hưởng lợi nhờ nếu giá khí tiếp tục tăng khi chưa có giải pháp nào cho trường hợp thiếu khí.
• Việt Nam sản xuất thành công vaccine Sputnik V
Công ty TNHH Vaccine và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech) công bố sản xuất thành công vaccine Sputnik V và sẽ bắt đầu gia công, đóng ống vaccine với số lượng lớn nhằm cung cấp cho chương trình tiêm chủng phòng chống COVID-19 toàn quốc.
Quy mô gia công, đóng ống của Vabiotech hiện tại sẽ đáp ứng 5 triệu liều/tháng, dự kiến mục tiêu nâng lên 100 triệu liều/năm và nhận chuyển giao hoàn toàn công nghệ sản xuất vaccine từ viện Gamalaya, Nga.
Nhà sản xuất vaccine Sputnik V cho biết vaccine đạt hiệu quả 91.6% khi thử nghiệm lâm sàng, và sau khi tiêm có hiệu quả bảo vệ 97.6%.
Việc có thể tự sản xuất vaccine COVID-19 trong nước sẽ giúp Việt Nam có thế sớm đạt mục tiêu 70% miễn dịch cộng đồng, qua đó thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh và xã hội sớm mở cửa hơn trở lại và phục hồi kinh tế.
2. LÃI SUẤT, TIỀN TỆ & NGÂN HÀNG
• Tăng trưởng tín dụng dự báo hồi phục trong quý 4
Đến 31/8/2021, tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 9,87 triệu tỷ, tăng 7,42% so với cuối năm 2020.
Nếu so với tháng ngay trước đó, tăng trưởng tín dụng của tháng 7 và tháng 8 vẫn tiếp tục duy trì dương, với mức tăng 0,69% và 1,13%. Đây là mức tăng trưởng rất tích cực trong bối cảnh nền kinh tế đang chịu thiệt hại từ đại dịch Covid-19
Trước đó, vào T7.2021 nhiều ngân hàng được cấp thêm hạn mức tín dụng (TCB và TPB - 17%; MSB -16%; MB-15%…).
Khi dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn và việc tiêm vaccine Covid-19 tiếp tục được triển khai tích cực, dự báo cầu tín dụng sẽ bật tăng trở lại tương tự quý IV/2020 dư nợ tín dụng tăng từ 6,08% tại cuối tháng 9 lên 12,13% vào cuối năm.
• Fed có thể bắt đầu giảm mua tài sản từ tháng 11, nâng lãi suất từ 2022
Sau 2 ngày họp 21-22.9, FED thông báo có thể bắt đầu cắt giảm chương trình mua tài sản vào tháng 11 và kết thúc chương trình vào khoảng giữa năm 2022. Việc nâng lãi suất dự kiến sẽ được thực hiện nhưng sẽ diễn ra rất chậm, dự kiến lên 1% vào 2023 và 1,8% vào 2024.
Tỷ lệ thất nghiệp tháng 8 ở Mỹ là 5,2%, giảm mạnh từ mức đỉnh 14,8% vào tháng 4/2020 nhưng vẫn cao hơn mức 3,5% vào tháng 2/2020 – thời điểm trước khi xảy ra đại dịch.
Những bước đi của Fed được truyền thông trước rõ ràng, tâm lý thị trường đã có sự chuẩn bị Hạn chế phần nào ảnh hưởng tiêu cực đến dòng tiền của các nhà đầu tư trên TTCK.
3. KÊNH CỔ PHIẾU
• Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển
Các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài đã và đang mở rộng mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam, thể hiện rõ qua tốc độ gia tăng tổng tài sản rất nhanh. Ví dụ như FWD, Sunlife,…vv
Với nguồn lực tài chính rất lớn từ tập đoàn mẹ, các doanh nghiệp bảo hiểm ngoại mới gia nhập thị trường Việt Nam không ngần ngại chịu lỗ để gia tăng thị phần (Sunlife 2020 lỗ trước thuế 729 tỷ đồng, FWD lỗ 1.703 tỷ đồng, Manulife lỗ 2.043 tỷ đồng).
Ở chiều ngược lại, các thương hiệu đã có mặt lâu năm lại bắt đầu hưởng trái ngọt, với lợi nhuận tăng nhanh và ở mức rất lớn.
Tại các nước khu vực châu Á, khoảng 20-40% dân số mua bảo hiểm, chi phí cho bảo hiểm từ GDP ở các quốc gia phát triển khoảng 10-15%, trong khi ở Việt Nam số người mua bảo hiểm hiện chiếm chưa đầy 10% dân số, chi phí cho bảo hiểm chỉ chiếm khoảng 2% GDP.
Với dân số 100 triệu người, thu nhập bình quân tăng dần, Việt Nam là thị trường bảo hiểm đầy màu mỡ với dư địa còn rất lớn.
• Novaland tiếp tục dùng cổ phiếu đảm bảo cho khoản vay 500 tỷ bằng trái phiếu
Novaland (NVL) vừa thông qua quyết định về việc huy động 500 tỷ trái phiếu, được đảm bảo bằng cổ phiếu NVL. Theo thống kê, NVL đã huy động khoảng 10.000 tỷ trái phiếu từ đầu năm.
6T2021, NVL ghi nhận doanh thu thuần hơn 7,050 tỷ đồng (gấp 4 lần svck) và lãi ròng hơn 1,857 tỷ đồng (+53% svck)
Tỷ lệ Nợ/VCSH từ năm 2020 duy trì ở mức cao. Và sẽ còn tiếp tục tăng trong bối cảnh DN liên tục phát hành trái phiếu huy động vốn.
Không chỉ NVL, tỷ lệ dùng cổ phiếu đảm bảo cho phát hành trái phiếu của nhóm doanh nghiệp bất động sản tiếp tục tăng mạnh. Tỷ lệ trái phiếu bất động sản được đảm bảo một phần bằng cổ phiếu hiện tại chiếm 64% tổng lượng trái phiếu bất động sản phát hành trong 6 tháng đầu năm.
Nhà đầu tư cần theo dõi sát triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp để nhận diện được rủi ro trong bối cảnh doanh nghiệp liên tục gia tăng đòn bẩy.
4. KÊNH TÀI SẢN KHÁC
• Hàng hóa: Liệu có siêu chu kỳ hàng hóa mới bắt đầu từ Trung Quốc?
1993: Định hướng kinh tế sản xuất, xuất khẩu sau khi Giang Trạch Dân làm Tổng bí thư  Xây dựng nhà máy, nhập khẩu nhiều nguyên liệu.
2003-2012: Tiếp tục mở rộng sản xuất, định hướng thành công xưởng thế giới sau khi gia nhập WTO  thu hút đầu tư, nhập khẩu nguyên liệu thô nhiều hơn.
2013: Giới thiệu sáng kiến “vành đai, con đường”  đầu tư ra bên ngoài nhiều hơn, chuyển các nhà máy ra ngoài Trung Quốc.
2020: Trung Quốc cam kết trung hòa carbon trước 2060  siết sản xuất với nhà máy ô nhiễm (giấy, điện than,…)
2021: Sáng kiến “Bầu trời xanh” giảm ô nhiễm cho Bắc kinh và Thiên Tân trong thế vận hội mùa hè 2/2022  Cắt giảm sản xuất với các nhà máy ở Hà Bắc (thủ phủ thép), các tỉnh sản xuất than gồm Thiểm Tây, Sơn Tây và Hà Nam.
Trung Quốc xây dựng kế hoạch giảm ô nhiễm  nhu cầu cơ bản về hàng hóa khó tăng  siêu chu kỳ hàng hóa khó xảy ra trong trung hạn.
Trung Quốc cắt giảm sản xuất  cung các mặt hàng là đầu ra của công nghiệp nặng như kim loại, phân bón, hóa chất giảm.
• BĐS: Sông Hồng và sự dịch chuyển tạo ra những trung tâm mới của Thủ đô
Hà Nội hiện đang có 8 cầu bắc qua sông Hồng và dự kiến xây dựng thêm 10 cây cầu.
Quy hoạch phân khu sông Hồng được duyệt cũng thúc đẩy thị trường bất động sản hai bên bờ sông Hồng.
Thay đổi suy nghĩ nhà để ở từ trước đây mua nhà trung tâm đi lại thuận tiện đến không gian sống xanh
Cộng thêm việc chủ đầu tư chuyên nghiệp hơn (phát triển đại dự án với tiện ích đầy đủ) thúc đẩy người dân chuyển ra khu vực ngoại ô
Giá bất động sản khu vực phía Đông sông Hồng (Đông Anh, Mê Linh, Gia Lâm, Văn Giang) có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn các khu vực khác.
5. CÂU CHUYỆN ĐẦU TƯ
• Charlie Munger
Charlie Munger sinh năm 1924: là Phó Chủ tịch tập đoàn Berkshire Hathaway. Khối tài sản trị giá khoảng 1,2 tỷ USD. Và bạn có biết 40 năm trở lại đây, tất cả những thương vụ đầu tư thành công đều có bóng dáng của Charlie.
Cuộc đời sóng gió: Năm 29 tuổi, ly dị vợ sau 6 năm chung sống. Phải nuôi 3 đứa con và vợ lấy gần như hết mọi tài sản. Năm 30 tuổi, đứa con Teddy bị bệnh ung thư bạch cầu và qua đời 1 năm sau đó. 32 tuổi: cưới vợ (đã có 2 con), sau này tổng cộng ông có 8 người con. 50 tuổi: bị đục thủy tinh thể, và Ông là người nằm trong nhóm 2% phẫu thuật bị thất bại.
Xây dựng sự nghiệp: 38 tuổi: Munger thành lập công ty luật. Nhưng rất nhanh chóng nhận ra không giàu được. Khát khao mãnh liệt: độc lập tài chính. 1 giờ học tập: tự trau dồi kiến thức đầu tư sau ngày làm việc. Giai đoạn 1962-1975, hiệu suất quỹ Munger là 20%/năm so với 5% của S&P 500. 1976 (52 tuổi): sáp nhập với Berkshire Hathaway
Câu nói nổi tiếng:

  • Sự thận trọng: “Nếu bạn nghĩ IQ của mình là 160 nhưng thực chất chỉ là 150 thì đó là một thảm họa. Sẽ tốt hơn nếu IQ của bạn là 130 nhưng bạn lại nghĩ rằng nó là 120.”
  • Về học tập: “Thế giới thì không ngừng đổi thay còn những đối thủ cạnh tranh thì không ngừng trau dồi kiến thức. Vì vậy bạn phải luôn luôn học hỏi. Khi đi ngủ, bạn phải trở nên thông thái hơn so với khi thức dậy.”
  • Chọn công việc: “Nếu Warren Buffett đi học múa ballet, có lẽ sẽ chẳng ai biết đến tên tuổi của ông như ngày nay. Hãy làm việc mà bạn yêu thích và có đam mê, bạn sẽ làm tốt hơn rất nhiều.”
  • Về đòn bẩy: “Buffett – học trò xuất sắc nhất trong 30 năm giảng dạy của Graham – lại trở nên vượt trội và có thành tích nổi bật hơn cả thầy của mình. Nhờ đứng trên vai Graham, Buffett đã nhìn xa hơn và làm tốt hơn.”
    NHẬN ĐỊNH CÁ NHÂN KHUYẾN NGHỊ MUA BÁN
    Khuyến nghị không mua bán trước 10h-10h30, xác nhận xu thế của thị trường , Hạn chế đễ mua đỉnh bán đáy. NĐT nển theo dõi mã khỏe giai đoạn này, hiện tại chưa nên mua mới trong thời điểm này, có mua thì chỉ giải ngân 20-30% thăm dò, Quán sát theo dõi điễn biến thị trường nhiều hơn giai đoạn tranh sáng tranh tối

:+1::grinning::+1: LH Chiến: 0986784736 ( ■■■■, viber)

TT
Mở tài khoản bên vndirect hỗ trợ đầu tư