Chào Tu huynh, giờ mới thấy lầu mới của huynh
Chào bác. Bần đạo đang xây cái thư viện cho các bác thích nghiên cứu VSA.
Chào Thầy tu oánh chứng ! Hôm nay em mới biết đến nhà mới của thầy…quá hay rồi. Từ nay ae KLL có thư viện để ghé thăm mỗi khi rỗi rãi :))
ĐÔI LỜI KẾT THÚC PHẦN 1
Vậy là chúng ta đã đi hết phần 1 của cuốn sách. Trước khi bước vào phần 2, bần đạo có một vài lời lưu ý với các bác mới tìm hiểu cũng như các bác có chút hiểu nhầm trong phương pháp VSA thuần túy.
- Thứ nhất, VSA dùng để đo lường sự mất cân bằng cung cầu để từ đó xác định hướng đi sắp tới của thị trường, của cổ phiếu bằng Khối lượng, Biên độ và Giá đóng cửa. Chính vì vậy, việc áp dụng VSA thường có hiệu quả hơn ở các thị trường tự do, các thị trường hay cổ phiếu có thanh khoản lớn vì nơi đây cung cầu được phản ánh rõ nét, trung thực hơn. Ngược lại ở các thị trường hay cổ phiếu có thanh khoản nhỏ, có sự can thiệp mạnh mẽ bởi yếu tố bên ngoài, việc áp dụng VSA có phần thiếu hiệu quả hơn. Tại sao vậy? Vì chúng dễ bị thao túng hơn, cung cầu vì thế cũng dễ bị bóp méo hơn.
Chẳng hạn, ở một cổ phiếu với lượng lưu hành thấp (thanh khoản thấp), cổ phiếu hầu hết nằm trong tay tổ chức chuyên nghiệp, họ có thể dễ dàng bóp méo thông tin khối lượng bằng nhiều cách khác nhau. Do đó, nếu máy móc áp dụng VSA, tin tưởng vào khối lượng giao dịch ở cổ phiếu này, chúng ta sẽ rất dễ mắc bẫy bởi việc phân tích, nhận định của chúng ta đang bị chệch hướng. Trong trường hợp này, khối lượng lớn hay nhỏ chỉ nói với chúng ta rằng họ đang hoạt động nhiều hay ít mà thôi. Do đó, chúng ta cần tiếp cận bằng một cách khác, hoặc ít nhất là kết hợp cách đó với VSA. - Thứ hai, VSA KHÔNG sử dụng các đường trung bình (MA20, MA50…), không sử dụng RSI, không sử dụng các công thức toán học (Tom Williams sử dụng duy nhất 1 thứ đó là Fibonacci, ông thường sử dụng mức thoái lui 50%)… Trên các biểu đồ của Tradeguider, chúng ta chỉ có thể nhìn thấy các đường xu hướng trên và dưới tạo thành kênh xu hướng (uptrend, downtrend hay sideway). Lý do không sử dụng những thứ này được Tom Williams giải thích cặn kẽ ở các phần sau của cuốn sách và trong 4 vol của The Weekly Newsletters.
Điều này có nghĩa là nếu có ai đó nói với các bác rằng họ đang sử dụng VSA mà còn có những đường MA, RSI… thì họ đang sử dụng một phương pháp VSA không thuần túy của Tom Williams. Đó là một VSA pha tạp, dung hợp của nhiều phương pháp khác nhau. - Thứ ba, toàn bộ phương pháp VSA chỉ gói gọn trong hai hệ thống lớn. Một là HỆ THỐNG XU HƯỚNG ĐƠN GIẢN, hai là HỆ THỐNG TÍN HIỆU bao gồm các tín hiệu mạnh (Sign of Strength - SOS) và các tín hiệu yếu (Sign of Weakness - SOW). Như bần đạo đã nói, Tom Williams đã dành ra cả một phần của cuốn sách (phần 2) để nói về hệ thống xu hướng đơn giản. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của xu hướng trong phân tích, nhận định thị trường hay cổ phiếu. Hệ thống xu hướng đơn giản và hệ thống tín hiệu giống như cánh tay trái và cánh tay phải vậy. Tuy nhiên, khi sử dụng hai hệ thống này, chúng ta cần kết hợp chúng với nhau, đặt chúng trong một bức tranh toàn cảnh, kết hợp với Background để đưa ra nhận định được chuẩn xác hơn.
Bên cạnh đó, trong quá trình thực chiến, chúng ta sẽ tự phát triển thêm một hệ thống mà trong hầu hết các cuốn sách, Tom nhắc đến rất ít (có lẽ ông để cho chúng ta tự phát triển theo phong cách giao dịch của mỗi người) đó là HỆ THỐNG QUẢN TRỊ RỦI RO. Có thể xem đây là hệ thống thứ ba bên cạnh hai hệ thống kia. - Thứ tư, VSA KHÔNG sử dụng và không theo mẫu hình (chẳng hạn Tách tay cầm, 2 đáy, nền phẳng, lá cờ…). VSA đi vào phân tích cụ thể từng bar (nến) giá dựa vào Biên độ và giá đóng cửa của nó, kết hợp với Khối lượng bên dưới để nhận định nó là tín hiệu mạnh hay yếu. Đồng thời kết hợp với background, xu hướng hiện tại để nhận định. Như chúng ta biết, việc nhận định thị trường hay cổ phiếu chỉ dựa trên các mẫu hình thường có độ chuẩn xác hạn chế vì nhiều lý do khác nhau, bởi nó không phản ánh hết bản chất của cung cầu bên trong. Thậm chí với nhiều cổ phiếu, các nhà chuyên nghiệp trong khả năng của mình hoàn toàn có thể vẽ ra mẫu hình trông rất hoàn hảo, rất trung thực để đánh lừa chúng ta. Tất nhiên, khi sử dụng VSA, chúng ta có thể tham khảo thêm các mẫu hình để tăng độ chuẩn xác cho nhận định của mình.
- Thứ năm, Biểu đồ sử dụng trong tất cả những cuốn sách được chia sẻ ở đây là biểu đồ thanh (bar chart), nếu bác nào đang sử dụng biểu đồ nến thì chịu khó làm quen, ban đầu cảm thấy có chút khó khăn nhưng khi đã quen thì nó không còn là vấn đề. Quan trọng nhất vẫn là hiểu được bản chất của vấn đề.
- Thứ Sáu, VSA có thể được sử dụng để phân tích hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả các thị trường tài chính, miễn là có thông tin về khối lượng. Đồng thời, VSA cũng sử dụng được trong tất cả các khung thời gian. Đây là một trong những điều rất tuyệt vời của VSA. Sau này, nếu các bác có quan tâm đến chơi Phái sinh, vàng, hàng hóa, fx, coin…., VSA là một lựa chọn không tồi.
Trên đây là một vài lưu ý của bần đạo trước khi bước sang phần 2 của cuốn sách. Còn rất nhiều vấn đề nhưng tạm thời bần đạo chỉ nhớ được như vậy, hẹn các bác vào các bài viết sau. Chúc các bác thu nhặt được nhiều kiến thức VSA bổ ích. Bần đạo hân hạnh được làm người chỉ đường cho các bác. Hãy tự đi và viết câu chuyện của riêng mình. Khi nào trở thành một cao thủ VSA, chiến thắng được thị trường thì hãy báo tin vui cho bần đạo.
Sau khi vào KLL tẩm quất, giác hơi, massage, tẩy trần… thì vào thư viện đọc sách cho nó tịnh tâm bác ạ.
Bác mới tìm hiểu từ tháng 7/2021 thì tới giờ là được 6 tháng. Chưa nói được điều gì bác ạ, thấm được kiến thức thầy Tom thì 4 - 5 năm mới có thể coi là đắc đạo thành tài được
Vâng bác. Bần đạo chỉ dám xem mình là 1 dịch giả, 1 học giả, chưa dám xem mình là 1 hành giả của VSA. Post những quyển sách lên đây để nhiều bác có điều kiện tiếp cận, nghiên cứu & thực chiến. Còn sự học thì cả đời bác ạ.
Có đam mê và nỗ lực thì việc tìm tòi học hỏi sẽ có thành quả, tuy nhiên đọc kiến thức là 1 chuyện nhưng để hiểu sâu và đi vào từng khái niệm và áp dụng kiếm ra được tiền thì cần có thời gian va chạm trên thị trường thì mới ngộ ra chân lý được. Dù sao cũng cảm ơn bác đã chia sẻ cho nhiều anh em chưa biết. VSA là 1 bộ môn kiên trì, vì phân tích từng giai đoạn nhưng nhiều biến tướng khác nhau, mỗi ngày 1 cây nến thì đa phần anh em mới khó theo. Nên để master được thì thời gian vô cùng gian nan dòi hỏi sự kiên trì. Bác chủ mới theo 6 tháng nhưng thị trường VN chưa có bán khống, lúc vào thị trường con gấu mà phân tích phân teo ấm ớ cũng bỏ phương pháp như chơi chứ chả đùa đâu á bác.
Đúng bác ạ. phải nói VSA rất kén người học. Bảo nó khó thì cũng ko hẳn, dễ lại càng sai. Bần đạo cũng hiểu được rằng cần phải có thời gian, ít nhất là vài năm mới có thể thấm được. Chỉ là thấy điều mình phát hiện nó hay & có ích nên chia sẻ lên đây. Mong rằng với những cuốn sách này, trong tương lai sẽ xuất hiện nhiều cao thủ VSA. Bần đạo mở cái thư viện này cũng chỉ mong muốn vậy thôi.
Trong 1 thị trường giá lên thì phương pháp nào cũng đúng cả bác ạ. Từ Sepa của mark minervini, macd của alexander elder, vwap của BNF, canslim của william oneil, vsa của tom , … cái gỉ cái gi cái gì cũng đúng hết. Vì sao uptrend lại tạo ra lắm chuyên gia anh hùng mõm ảo tưởng vỗ ngực tự xưng là vì lẽ đó. Cứ phải qua 1 chu kỳ up down của thị trường mới biết được ai là anh hùng võ lâm được. Lúc ấy bác chia sẻ thì anh em sử dụng đón nhận sẽ đỡ bị thua lỗ hơn
Với vsa thì phân tích 1 case study kiểm tra năng lực đã đạt đến tầm nào rồi và để sửa sai thì có thể mất cả năm đợi chờ và quan sát. Đấy là cái khó cho đa phần anh em trader vì khó có sự kiên trì để chờ đợi phân tích mỗi ngày 1 cây nến như vậy được. Tuy nhiên vượt qua được rào cản kiên trì và đã chín về phương pháp rồi thì anh em sẽ nhận được thành quả xứng đáng.
Cám ơn những chia sẻ của bác, mong rằng các bác mới tìm hiểu VSA sẽ nhận được nhiều kiến thức bổ ích từ những chia sẻ của bác.
Cảm ơn bác @Thaytu_danhchung đã chia sẻ kiến thức bổ ích . Cho phép tôi được follow bác học hỏi thêm. Chúc bác và gia đình cuối tuần vui khỏe
Phần Cụm xu hướng này bần đạo chưa hiểu rõ lắm. Có cao nhân nào đã rõ xin chỉ bảo & minh họa giúp. Xin cám ơn!
Chúc thầy tu cuối tuần vui vẻ…nay lên thư viện sớm thế thầy ?
Chào bác. Chúc bác & gia đình cuối tuần vui vẻ. Bần đạo muốn đẩy nhanh tiến độ xây cái thư viện này cho xong để về Lâu tắm gội. Mấy hôm nay hơi lu bu với cái thư viện này nên có phần chểnh mạng việc của Lâu kkk
Các bác lưu ý, Khái niệm “Quá mua”, “Quá bán” giữa VSA & VPA là khác nhau.
Vâng bác. Dịch xong cũng tính để làm của riêng, mà nghĩ lại lỡ đứt bóng ngang chừng cũng không mang theo được. Thôi thì quăng hết lên đây, mong đồng bào mình chứng cháo giỏi lên để Tây nó bớt vặt lông lại. Tiền chảy ra nước ngoài thấy cũng xót quá.
Chào cụ chủ. Xây cái thư viện để sau mỗi lần vào KLL, anh em vào đây đọc sách cho nó tĩnh cái tâm
cảm ơn bác Tu đã chia sẽ. Tài liệu hay quá