Tuần sau VNINDEX mở GAP tăng nhờ BANK kéo?

Chỉ số chính đóng cửa ở mức cao nhất phiên, cũng là vùng cao điểm nhất từ đầu năm. VN-Index mất 4 tháng để vượt lại mốc 1.080 điểm. Thanh khoản gia tăng, dòng tiền chủ động nhập cuộc, cổ phiếu lớn trở lại dẫn dắt thị trường là những yếu tố quan trọng ủng hộ cho đà tăng của VN-Index.

Cổ phiếu ngân hàng góp lực kéo chủ đạo, với đóng góp lớn từ BID, VCB, CTG. Ba đại diện Big4 (ngân hàng quốc doanh) mang về gần 7 điểm cho VN-Index. BID dẫn đầu nhóm dẫn dắt thị trường với mức tăng 4,9%, cao nhất nhóm ngân hàng. CTG theo sau tăng 3,5%, EIB, OCB cùng tăng trên 2%. Sắc xanh bao phủ nhóm ngân hàng. Trên HoSE, không cổ phiếu ngân hàng nào giảm giá.

Các mã vốn hóa lớn khác cũng giao dịch tích cực, đà tăng bao trùm rổ VN30. GAS, MSN, VNM tác động tích cực đến chỉ số. Tuy nhiên, dòng tiền vào ngân hàng có dấu hiệu chậm lại, thanh khoản tăng ở nhiều nhóm ngành khác, có dấu hiệu hướng về các midcap (vốn hóa trung bình).

Nhóm chứng ghi nhận giao dịch tích cực ở các mã nhỏ, cùng với TVB, TVC cũng tăng trần. Trong khi cổ phiếu nhỏ tăng tốt thì các mã lớn, dẫn đầu thanh khoản như VIX, SSI, VND, SHS, HCM, MBS cùng giảm giá. Nhiều ngành cũng diễn ra sự phân hóa, cổ phiếu tăng, giảm đan xen như bất động sản, xây dựng.

Tuần sau là một tuần quan trọng sau đáo hạn phái sinh và mang yếu tố quyết định cho nhóm cổ phiếu Midcap. Nếu midcap không tăng được thì khi điều chỉnh sẽ bị chỉnh cùng nhóm Bank và gây đến sự chán nản cho NĐT. Một vài kịch bản anh chị NĐT có thể tham khảo tại video dưới đây nhé :point_down: :point_down: :point_down:
Chứng khoán hôm nay | Nhận định thị trường: VNINDEX tuần sau mở GAP tăng cực mạnh hướng về 1200đ

1 Likes

Giao dịch khối ngoại tuần 15-19/01: MWG “sánh vai” cùng dòng Bank khi được gom 600 tỷ đồng

Nhóm đầu tư nước ngoài đã tích cực mua ròng hơn 450 tỷ đồng trong tuần giữa tháng 1, trong đó cổ phiếu MWG là tâm điểm khi được giải ngân ròng tới gần 600 tỷ đồng. Diễn biến trong ngày giao dịch hôm nay, dòng tiền cá mập “đổ bộ” vào thị trường, cổ phiếu BID đóng góp nhiều nhất lên đà tăng của chỉ số VN-Index. Theo đó, VN-Index tăng 12,44 điểm (tương ứng mức tăng 1,06%) lên 1.181,5 điểm với 306 mã tăng, 186 mã giảm và 94 mã tham chiếu. Tổng khối lượng giao dịch trên thị trường đạt 662.757.992 cổ phiếu với tổng giá trị đạt gần 15 nghìn tỷ đồng. Cùng chiều, chỉ số VN30 ghi nhận tăng 11,32 điểm, tương ứng tăng 0,96% với 26 mã tăng cùng 4 mã giảm. Xuyên suốt tuần, các “cá mập” nước ngoài vẫn chủ yếu giao dịch các cổ phiếu Ngân hàng như: STB, VCB,… Đặc biệt, khối ngoại có động thái “gom hàng” mạnh tay vào MWG. Trong tuần từ 15-19/01, trên toàn thị trường, khối ngoại đã trở lại mua ròng 18,65 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng tương ứng đạt 454,1 tỷ đồng; trong khi tuần trước đó bán ròng hơn 13,61 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng đạt 613,37 tỷ đồng.

Trên sàn giao dịch HOSE Diễn biến tuần, khối ngoại đã mua ròng 5 phiên liên tiếp. Tổng cộng, khối này đã gom ròng 17,1 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng tương ứng đạt 585,01 tỷ đồng; trong khi 5 phiên trước bán ròng 935.670 đơn vị, tổng giá trị bán ròng đạt 412,97 tỷ đồng. Chi tiết, khối này mua vào 200,78 triệu đơn vị, giá trị đạt 5.938,28 tỷ đồng (giảm 18,64% về lượng và 3,87% về giá trị so với tuần trước); trái chiều, khối này bán ra 183,68 triệu đơn vị, giá trị bán ra đạt 5.353,27 tỷ đồng (giảm 25,85% về lượng và 18,77% về giá trị so với tuần trước).

Trên sàn HNX Khác với diễn biến trên HOSE, “cá mập” nước ngoài đã bán ròng 3 phiên và mua ròng 2 phiên. Tổng cộng trong tuần, khối này đã mua ròng 785.000 đơn vị, trong khi tuần trước bán ròng 10,69 triệu đơn vị; tổng giá trị vẫn là bán ròng 38,7 tỷ đồng, giảm 76,15% so với tuần trước đó. Cụ thể, nhóm này đã mua vào 6,08 triệu đơn vị, giá trị 112,16 tỷ đồng (giảm 2,68% về lượng và 50,35% về giá trị so với tuần trước); ngược lại, chiều bán ra đạt 5,3 triệu đơn vị, giá trị bán ra đạt 150,86 tỷ đồng (giảm 68,73% về lượng và 61,14% về giá trị so với tuần trước).

Trên thị trường UPCom Kết thúc giao dịch ngày 12/01, khối ngoại bán ròng 4 phiên và mua ròng 1 phiên duy nhất vào cuối tuần ngày 19/1. Tổng cộng, khối ngoại đã mua ròng 0,76 triệu đơn vị, trong khi tuần trước bán ròng 1,98 triệu đơn vị; tổng giá trị vẫn là bán ròng 92,21 tỷ đồng, tăng gần 142% so với tuần trước. Chi tiết, khối này mua vào 5,48 triệu đơn vị, giá trị đạt 131 tỷ đồng (tăng 27,25% về lượng nhưng giảm 32,6% về giá trị so với tuần trước); ngược lại bán ra 4,72 triệu đơn vị, giá trị 223,22 tỷ đồng (giảm 24,92% về lượng và 3,98% về giá trị so với tuần trước).

LPB: Ngân hàng của Bầu Thụy lãi đột biến - Một loạt chỉ số lập đỉnh lịch sử, mảng dịch vụ tăng sốc

Căn hộ chung cư giá từ 5 - 10 tỷ đồng sẽ chiếm lĩnh thị trường giai đoạn 2024 đến 2026

1 Likes

Theo nhận định của Savills, việc khan hiếm nguồn cung ở mọi phân khúc và sản phẩm mới được bán với giá cao sẽ khiến thị trường TP HCM chỉ còn các căn hộ từ 5-10 tỷ trong vài năm tới. Nhiều thách thức trong ngắn hạn Báo cáo thị trường bất động sản TP HCM quý IV/2023 của Savills mới công bố đã cho thấy phân khúc căn hộ đang trải qua nhiều thách thức ngắn hạn. Theo đó, nguồn cung sơ cấp trong cả năm 2023 chỉ đạt 10.700 căn, con số thấp nhất trong 10 năm qua. Riêng quý IV/2023, nguồn cung sơ cấp là 7.600 căn, không đổi theo quý nhưng giảm 5% theo năm. Nguồn cung mới chiếm 37% nguồn cung sơ cấp. Trong đó, 2 dự án nổi bật là The Privia và giai đoạn tiếp theo The Glory Heights đã dẫn dắt 88% nguồn cung mới. Trong khi đó báo cáo không ghi nhận có nguồn cung hạng A mới trong quý. Ngoài ra, lượng giao dịch căn hộ trong 10 năm qua cũng giảm đều 7% mỗi năm. Trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm và giá bán cao của năm 2023, thị trường chỉ ghi nhận 6.200 giao dịch. Riêng trong quý IV đã ghi nhận tình hình giao dịch cải thiện với 3.000 căn, tăng 52% theo quý và 120% so với cùng kỳ năm trước.

Ông Troy Griffiths, Phó Giám đốc Điều hành, Savills Việt Nam bình luận: “Thách thức ngắn hạn của phân khúc căn hộ vẫn đến từ vấn đề khan hiếm nguồn cung mới và giá bán cao. Khi tâm lý người mua nhà được cải thiện và không có quá nhiều lựa chọn đầu tư thay thế, thị trường nhà ở sẽ phục hồi”. Tỷ lệ hấp thụ cải thiện 14 điểm phần trăm theo quý và 23 điểm phần trăm theo năm lên 40%. Nguồn cung mới chiếm 78% thị phần lượng giao dịch và được hấp thụ 84%; những dự án này bán tốt nhờ đã có pháp lý rõ ràng trước khi ra mắt, thời gian thanh toán dài, hỗ trợ vay ngân hàng và mức giá dễ tiếp cận từ 2-5 tỷ đồng/căn. Nếu loại trừ nguồn cung mới, giao dịch thị trường vẫn yếu với chỉ 670 căn bán ra, tương ứng mức hấp thụ 14%.

Một điểm tích cực trong dữ liệu của Savills là trong năm 2024, nguồn cung mới dự kiến tăng gấp 4 lần so với năm 2023. Hạng B sẽ chiếm 44% thị phần, hạng A sẽ có 37% trong khi đo hạng C sẽ chỉ có 19% thị phần. Đến năm 2026, dự kiến có 40.800 căn từ 116 dự án sẽ mở bán. Căn hộ giá phải chăng chỉ tìm thấy tại các tỉnh lân cận TP HCM Cũng theo báo cáo của Savills, giá bán sơ cấp trong quý IV/2023 quay về mức ở năm 2020 với 69 triệu đồng/m2 thông thủy, giảm 36% theo quý và 45% theo năm sau khi nhiều dự án đắt tiền phải tạm đóng bớt giỏ hàng. Cùng với đó, các sản phẩm dưới 2 tỷ đồng hoàn toàn biến mất khỏi thị trường trong năm qua. Nguồn cung giá từ 2-5 tỷ đồng dẫn dắt thị trường với gần 90%. Trong giai đoạn 2024 đến 2026, nguồn cung căn hộ có giá từ 2-5 tỷ đồng giảm rõ rệt, trong khi các sản phẩm trong khoảng 5-10 tỷ đồng nổi lên chiếm lĩnh thị trường. Người mua ở TP HCM có thể lựa chọn khám phá các tỉnh lân cận để tìm kiếm những lựa chọn nhà ở giá cả phải chăng hơn. Vào năm 2024, Bình Dương, Đồng Nai và Long An dự kiến sẽ chiếm 96% nguồn cung căn hộ có giá dưới 5 tỷ đồng. Theo khảo sát của Savills trong năm 2023 tại 30 dự án hạng A và B, lợi suất cho thuê ổn định theo năm ở mức 4,8% nhưng tốc độ tăng trưởng giá trị tài sản giảm 1,9 điểm phần trăm theo năm xuống còn 2,9%/năm. Do đó, tổng lợi nhuận từ việc đầu tư căn hộ trong năm 2023 đã giảm 1,7 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn khoảng 7,7%/năm. Bà Giang Huỳnh, Phó Giám đốc, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu và S22M Savills TP HCM phân tích: “Lợi nhuận đầu tư từ căn hộ tại TP HCM có xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn 2019-2023. Theo dữ liệu của chúng tôi, các khu vực như quận 2 cũ, quận 3 và quận 10 có lợi nhuận đầu tư cao nhất trong thời gian qua".

Trong thập kỷ qua, nguồn cung căn hộ mới tại 22 quận huyện của TP HCM đã chứng kiến mức giảm 253.000 căn. Đáng chú ý, nguồn cung tại khu vực Quận 9 cũ giảm 21% kèm theo tốc độ tăng giá 15% hàng năm. Nguồn cung tại quận 1 cũng giảm 2% nhưng lại chứng kiến mức tăng giá đáng kể hàng năm là 39%. Chuyên gia này cũng cho biết, mặc dù tổng lợi nhuận đã giảm đi trong 5 năm qua nhưng vẫn cao hơn lãi suất tiền gửi. Điều này cho thấy căn hộ vẫn là kênh đầu tư sinh lời. Trong ngắn hạn, lợi suất cho thuê dự kiến sẽ tăng do số lượng căn hộ bàn giao giảm và lãi suất tiền gửi sẽ duy trì ở mức thấp.

Căng thẳng Biển Đỏ, những ngành nào hưởng lợi?

Tình hình mất an ninh tại khu vực Biển Đỏ vẫn đang tiếp diễn, tác động tới hàng hóa xuất nhập khẩu của thế giới, trong đó có Việt Nam. Biển Đỏ nối Ấn Độ Dương với Địa Trung Hải thông qua kênh đào Suez là tuyến đường huyết mạch về năng lượng và thương mại quốc tế khi vận chuyển tới 12% khối lượng thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, các cuộc tấn công của lực lượng Houthi ở vùng biển này đã khiến tuyến đường thương mại quan trọng nối châu Âu và châu Á sụp đổ trong những tuần gần đây. Theo đó, các hãng vận tải khổng lồ toàn cầu như Maersk, Hapag-Lloyd, CMA và CGM cũng như Tập đoàn dầu mỏ BP phải tạm ngừng các chuyến hàng qua vùng biển này và tái định tuyến qua mũi Hảo Vọng ở phía Nam châu Phi. Việc này khiến mỗi chuyến hàng khứ hồi kéo dài thêm khoảng 10 ngày, đồng thời chi phí cũng đội lên đột biến, ảnh hưởng không nhỏ tới hàng hóa xuất khẩu của các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

NT2: Dầu khí Nhơn Trạch 2 báo lãi sụt giảm, tiền gửi tăng thêm 1.100 tỷ

Khoản lỗ lớn trong quý III khiến kết quả kinh doanh cả năm 2023 của Dầu khí Nhơn Trạch 2 không mấy tích cực khi công ty báo lãi giảm 43% so với năm trước. Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (HoSE: NT2) công bố báo cáo tài chính quý IV/2023 với doanh thu thuần đạt 1.200 tỷ đồng, giảm 38% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý IV/2023, lợi nhuận gộp tăng 249,6; doanh thu sản xuất điện giảm 724,3 tỷ đồng, tương ứng giảm 37,6%; giá vốn bán hàng giảm 47,7% so với quý IV/2022. Doanh thu và giá vốn cùng giảm nhưng doanh thu sản xuất điện giảm ít hơn giá vốn bán hàng dẫn đến lợi nhuận gộp về sản xuất điện quý IV/2023 tăng so với cùng kỳ năm 2022. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính trong kỳ tăng 11,7 tỷ đồng so với quý IV/2022 chủ yếu do chênh lệch giữa doanh thu tiền lãi gửi ngân hàng và chi phí lãi vay tăng. Phía công ty cũng cho biết, chi phí quản lý doanh nghiệp quý IV/2023 tăng chủ yếu do trong quý IV năm trước công ty thực hiện hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi giá trị là 146 tỷ đồng. Kết quả, quý IV/2023, Dầu khí Nhơn Trạch 2 ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 240 tỷ đồng, tăng 50,2% so với quý IV/2022. Dù vậy, do khoản lỗ lớn trong quý III khiến kết quả kinh doanh cả năm 2023 của Dầu khí Nhơn Trạch 2 không mấy tích cực, khi doanh thu thuần và lợi nhuận đồng loạt giảm, tương ứng 6.382,5 tỷ đồng và 495,7 tỷ đồng - lần lượt giảm 27% và 43% so với năm 2022.

Tại ngày 30/12/2023, tổng tài sản của công ty đạt 8.471 tỷ đồng, tăng hơn 1.000 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm, trong đó khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn trên tăng từ 949 tỷ đồng lên mức 2.100 tỷ đồng - chiếm 24% tổng tài sản. Khoản tiền này mang lại cho công ty 98,6 tỷ đồng tiền lãi trong năm qua. Hàng tồn kho giảm 15% so với đầu năm; khoản phải thu ngắn hạn hơn 2.346 tỷ đồng, so với đầu năm, khoản này đã giảm hơn 560 tỷ đồng. Bên kia bảng cân đối kế toán, nợ phải trả của Dầu khí Nhơn Trạch 2 tăng thêm 1.281 tỷ đồng. Công ty đi vay ngắn hạn 1.200 tỷ đồng từ các ngân hàng, gấp 2 lần so với đầu năm. Tài sản dài hạn tăng 27,4%, lên 3.680 tỷ đồng, chủ yếu do tăng chi phí trả trước dài hạn 1.554,8 tỷ đồng. Cuối năm 2023, vốn chủ sở hữu của công ty đạt hơn 4.358 tỷ đồng, với 2.879 tỷ đồng là vốn góp. Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) đang là cổ đông lớn nhất với tỉ lệ nắm giữ 59,37%. Bên cạnh đó, công ty đang có 1.254 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại thời điểm 31/12/2023. Với kết quả kinh doanh sụt giảm, thu nhập của ban lãnh đạo Dầu khí Nhơn Trạch 2 cả năm 2023 cũng có phần giảm theo. Cụ thể, tổng thu nhập của Hội đồng quản trị là 2,47 tỷ đồng - giảm 500 triệu đồng so với năm trước, trong đó Chủ tịch HĐQT là 1,25 tỷ đồng, tương đương mỗi tháng nhận hơn 100 triệu đồng. Tổng thu nhập của Ban Giám đốc là 4,96 tỷ đồng cả năm 2023, giảm hơn 1 tỷ đồng, trong đó Giám đốc nhận về 1,18 tỷ đồng. Tổng thu nhập của Ban Kiểm soát là 1,05 tỷ đồng, giảm hơn 230 triệu đồng so với năm trước.

Nhận định chứng khoán phiên 22/1: Kịch bản tích cực được nhiều công ty chứng khoán ủng hộ

Đánh giá thị trường tuần mới, các công ty chứng khoán có cùng góc nhìn về việc VN-Index nhiều khả năng tiếp tục tăng tốt để hướng tới mốc 1.200 điểm… Tuần qua, hai chỉ số thị trường vẫn diễn biến trái ngược nhau, VN-Index giữ đà tăng so với cuối tuần trước ở mức 2,32%, kết tuần tại 1.181,5 điểm, trong khi đó HNX-Index giảm 0,36%, về mức 229,48 điểm. Thị trường có tuần giao dịch khởi sắc về điểm số, nhưng thanh khoản lại chưa đạt kỳ vọng. Cụ thể, khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HOSE giảm 31% so với tuần trước, còn gần 651,5 triệu cp/phiên. Tương tự, thanh khoản bình quân trên sàn HNX giảm 30%, xuống 63,4 triệu cp/phiên.

Tuần qua, nhóm ngân hàng thiên về xu hướng đỡ thị trường, đóng góp 4/10 mã có ảnh hưởng tích cực nhất tới VN-Index, bao gồm BID, VCB, CTG và MBB. Số cổ phiếu kể trên đã kéo tăng hơn 13 điểm cho chỉ số. Ngược lại, hai đại diện là SSB và SHB thuộc nhóm tiêu cực đến chỉ số, nhưng lực kéo giảm chỉ 0,3 điểm. Hơn cả, động lực chính kéo điểm toàn thị trường là bộ đôi BID và VCB, mang về lần lượt hơn 5,5 điểm và 5,4 điểm cho chỉ số và là hai mã tích cực nhất tuần qua. Kết phiên 19/01, thị giá BID tăng gần 5% và lập đỉnh mới 49.850 đồng/cp với thanh khoản duy trì ở mức cao. Chỉ 3 tháng trở lại đây, giá cổ phiếu của Ngân hàng BIDV đã tăng gần 40% và tăng 15% kể từ đầu năm 2024. Nhịp tăng này giúp vốn hóa nhà băng này hiện trên 284.000 tỷ đồng (tương đương 11,5 tỷ USD), chỉ đứng sau Vietcombank và bỏ xa doanh nghiệp đứng kế sau là Vinhomes (187.500 tỷ đồng). VCB cũng có phong độ ấn tượng khi tăng điểm phiên thứ ba liên tiếp ở mức 1,7%. Kết phiên 19/01, thị giá VCB dừng tại 92.600 đồng/cp, tăng hơn 15% so với cuối năm 2023 và chỉ cách đỉnh lịch sử chưa đầy 1%. Tác động tích cực đến VN-Index tuần qua còn có những cố phiếu đầu ngành như bất động sản (VHM) kéo tăng hơn 1,9 điểm; bán lẻ (MWG) kéo 1,5 điểm; thực phẩm (MSN) kéo 1,1 điểm; thép (HPG), năng lượng (GAS) và cao su (GVR) cùng 0,9 điểm mỗi mã. Sắc xanh trở lại lấn át trong rổ VN30 tuần qua khi có tới 24 mã kéo tăng, trong khi đó chỉ 6 mã kéo giảm. MWG dẫn đầu nhóm kéo tăng vơi 4,7 điểm, hơn gấp đôi mã xếp sau là HPG với 2,1 điểm. Phía bên kia, dẫn đầu là SSB nhưng chỉ kéo giảm 0,5 điểm. Ngược chiều diễn biến của VN-Index, HNX-Index tiếp tục đà giảm trong tuần qua. Gây thất vọng nhất chính là HUT kéo giảm 0,4 điểm của chỉ số, trong khi đó NET chỉ có lực đỡ hơn 0,1 điểm. Nhận định chứng khoán phiên 22/1 Kỳ vọng thị trường lên 1.200 điểm: Agriseco Research nhận định, thị trường đang tương đối tích cực sau khi đã bứt phá thành công ngưỡng kháng cự quanh 1.170 điểm. Áp lực bán có thể gia tăng trong tuần sau, tuy nhiên thị trường vẫn sẽ bám sát xu hướng tăng điểm hiện tại và tiến đến vùng đích kỳ vọng quanh mốc 1.200 điểm. Nhà đầu tư được khuyến nghị tiếp tục nắm giữ các mã cổ phiếu ngân hàng trong danh mục và có thể gia tăng một phần tỷ trọng trading ngắn hạn trong các nhịp rung lắc đối với nhóm ngành bảo hiểm, đồ uống và du lịch hàng không. Thị trường sẽ hướng lên 1.200 điểm: Trong khung tuần, VN-Index đã tăng trở lại sau nhịp rung lắc ở tuần trước đó, qua đó hướng đến mục tiêu tiếp theo tại ngưỡng Fibonacci Retracement 78,6% (quanh mức 1.200 điểm). Ở khung ngày, phiên tăng điểm ở ngày cuối tuần đã giúp thị trường vượt kháng cự gần nhất là ngưỡng Fibonacci Retracement 78,6% (quanh mức 1.170 điểm). Đáng nói hơn, nhịp tăng ở phiên này có sự đông góp chính từ nhóm ngân hàng và nổi bật nhất là bộ ba ngân hàng quốc doanh VCB, BID và CTG, qua đó tạo nên đà tăng vững chắc như giai đoạn đầu năm 2024. Ở tuần tiếp theo, vùng 1.190-1.200 điểm (ngưỡng Fibonacci Extension 100%) sẽ là mục tiêu ngắn hạn mà chỉ số hướng đến. Bên cạnh đó, vùng điểm mục tiêu này khá tương đồng với mục tiêu ở khung đồ thị tuần. Dự báo thị trường sẽ lên kháng cự 1.190 điểm: Chứng khoán Vietcap dự báo trong các phiên tới, nhóm vốn hóa lớn có thể dẫn dắt VN-Index tăng và hướng lên kháng cự tại mốc 1.190 điểm. Sự giằng co có thể diễn ra tại đây do áp lực chốt lãi ngắn hạn tại các cổ phiếu dẫn dắt và có thể thúc đẩy môt nhịp điều chỉnh giảm với VN-Index từ kháng cự 1.190 điểm. Khi đó, nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ cũng sẽ chịu ảnh hưởng nhất định từ hiệu ứng điều chỉnh này để thu hút lực mua quay trở lại ở những vùng giá thấp. Chỉ số hướng lên 1.200 điểm: Với Chứng khoán MAS, xu hướng tăng điểm của VN-Index hiện đang chiếm ưu thế mạnh khi RSI đã vượt trên mốc 70 nhưng chỉ số vẫn tiếp tục tăng mạnh. Sau khi mốc 1.170 điểm được chinh phục nhiều khả năng chỉ số sẽ hướng đến kháng cự mới là vùng 1.200 điểm. Điểm số kỹ thuật ngắn hạn đang ở mức +0 điểm (trung tính). Hệ số P/E của VN-Index ở mức 15.7x.