1. Tổng quan hoạt động kinh doanh ngành Ngân hàng
Tăng trưởng LNST ngành Ngân hàng đi ngang trong Q1/2023 do **tín dụng tăng trưởng chậm (**Tăng trưởng tín dụng toàn ngành Q1/2023 chỉ đạt 2,06%, thấp hơn rất nhiều so với mức tăng 5,04% cùng kỳ 2022).
(1) NIM của Q1/2023 giảm vì lí do xu hướng lãi suất tiền gửi tăng và chi phí vốn tăng nhanh hơn lợi suất tài sản. Trong bối cảnh lãi suất huy động có xu hướng tăng, chi phí vốn (COF) tăng nhanh hơn lợi tức tài sản. (2) Tất cả các ngân hàng đều bị giảm CASA do sự dịch chuyển từ tiền gửi không kỳ hạn sang tiền gửi có kỳ hạn do lãi suất tiền gửi có kỳ hạn tăng vào cuối 4Q22-1Q23.
2. Thanh khoản hệ thống
Tỷ lệ cho vay trên huy động (LDR) quay trở lại mức cao mới trong Q1/2023, tăng đáng kể so với 2022 (do tín dụng tăng trưởng cao hơn huy động). Hệ số này nhiều khả năng tiếp tục neo ở mức cao do tăng trưởng tiền gửi dự kiến không quá khả quan => Các ngân sẽ cân nhắc kỹ lưỡng và chọn lọc hơn trong việc giải ngân mới nhằm duy trì tỷ lệ này ở ngưỡng cho phép.
Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) trung bình giảm nhẹ trong quý 1/2023 (do chất lượng tài sản giảm và tăng trưởng tín dụng cao). Tuy nhiên, CAR của các ngân hàng này vẫn đang duy trì ở mức an toàn và đủ đáp ứng cho nhu cầu tăng trưởng tín dụng trong ngắn và trung hạn.
3. Chất lượng tài sản
Tỷ lệ nợ xấu (NPL) của hầu hết các ngân hàng niêm yết đều tăng mạnh trong Q1/2023. Nợ xấu (của 27 ngân hàng niêm yết - 74% tổng tín dụng nền kinh tế) đã tăng từ 1.6% trong 4Q22 lên 1.9% trong Q1/2023. Tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh chủ yếu đến từ việc lãi suất tăng cao đi kèm với tình hình kinh doanh kém khả quan.
Bên cạnh nợ xấu gia tăng, tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) cũng giảm trong Q1/2023: LLR trung bình của các NH niêm yết giảm xuống 107.3% vào cuối Q1/2023 (giảm khoảng 13.5%).
Tuy nhiên, tốc độ gia tăng nợ xấu được kỳ vọng suy giảm trong các quý còn lại của năm 2023 => Nhờ các biện pháp điều hành linh hoạt của NHNN trong việc cắt giảm lãi suất cũng như những điều chỉnh tạm thời đối với quy định ghi nhận nợ xấu nhờ vào các nghị định (NĐ 08, thông tư 02) sẽ phần nào giảm áp lực phát sinh nợ xấu mới. Kỳ vọng nợ xấu sẽ đạt đỉnh vào cuối năm 2023 hay đầu 2024.
4. Cơ hội và thử thách
Do những thách thức từ kinh tế chậm phát triển cả trong và ngoài nước, các ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận giảm tốc trong năm 2023: Theo kế hoạch được các ngân hàng công bố tại ĐHCĐ, lợi nhuận của 26 NH đặt mục tiêu tăng 13.5% svck.
Cơ hội:
(1) Nhu cầu tín dụng thấp trong Q2/2023 Nhu cầu tín dụng dự kiến vẫn thấp. Tuy nhiên, biên lãi thuần trong Q2/2023 sẽ cải thiện nhờ chi phí vốn giảm (ls giảm). Bên cạnh đó, chính sách giãn nợ gốc/lãi và duy trì nhóm nợ (thông tư 02**) sẽ giúp các ngân hàng giảm bớt gánh nặng từ nợ xấu gia tăng.**
(2) Chính sách đảo chiều dần diễn ra. Vì các chỉ số vĩ mô những tháng đầu năm thúc đẩy NHNN hạ lãi suất: Ngoài tăng trưởng GDP chậm thì các chỉ số vĩ mô khác cũng cho NHNN có dư địa và sự cấp thiết để điều chỉnh chính sách điều hành nhằm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng trung và dài hạn:PMI lần thứ 3 duy trì ở mức dưới 50 điểm trong vòng 5 tháng đầu năm;Tăng trưởng bán lẻ 5T2023 ở mức thấp 6% svck. Trong khi tiêu dùng vẫn thấp hơn so với mức trước dịch theo Tổng cục thống kê;Lạm phát tháng 5 tăng nhẹ 0.01% so với tháng trước hay 2.43% svck => Nhìn chung, NHNN có dư địa cắt giảm lãi suất điều hành.
Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487