Tỷ giá tăng mạnh và bộ ba bất khả thi

, , ,

Sau khoảng 1 năm không ai nhắc đến thì hiện tại tỷ giá lại bắt đầu đang nóng trở lại. Tất cả hiện giờ có lẽ đều đang hướng về FED xem ngày 21 này sẽ tăng tiếp lãi suất hay duy trì mức lãi suất hiện tại. Tỷ lệ cược hiện tại 98% sẽ duy trì mức hiện tại còn 2% sẽ tăng tiếp. Nhưng thôi, tăng hay không thì phải chờ đến ngày 21 mới biết được. Còn hôm nay chúng ta sẽ nói đến một vấn đề mà chưa nhiều người nói đến ( sẽ lạ với những người mới) đó là " bộ ba bất khả thi ".

Vậy bộ ba bất khả thi là gì? Nghe đến bất khả thi là hiểu nó không có khả năng thi hành được. Hiểu một cách đơn giản đó là một quốc gia sẽ không thể thực hiện cùng lúc 3 chính sách: Tỷ giá cố định, dòng vốn tự do luân chuyển và chính sách tiền tệ độc lập. Chỉ có thể thực hiện 2 trong 3 mà thôi.

Ví dụ

Trường hợp 1: Một quốc gia chọn tỷ giá hối đoái cố định và dòng vốn tự do luân chuyển ( 1 + 2 )

Chọn kịch bản này nếu lãi suất của một quốc gia nào đó ( đồng USD chẳng hạn) đang tăng trong khi lãi suất VND không tăng. Thì theo nguyễn lý “nước chảy chỗ trũng” thì dòng tiền sẽ chảy về nơi có lãi suất thực dương và sinh lợi cao hơn. Vậy thì chúng ta bắt buộc phải can thiệp vào lãi suất → Không thể giữ một chính sách tiền tệ độc lập.

Trường hợp 2: Một quốc gia chọn tỷ giá hối đoái cố định và chính sách tiền tệ độc lập ( 1 + 3 )

Nếu như thế giữ tỷ giá cố định và chính sách tiền tệ đi ngược với phần còn lại ( ví dụ giảm), thi vẫn nguyên lý " nước chảy chỗ trũng" dòng tiền sẽ chảy về nơi có lãi suất cao hơn ( lãi suất thực dương ). Vậy nếu muốn giữ một tỷ giá hối đoái cố định và chính sách tiền tệ độc lập thì phải kiểm soát dòng vốn, không cho tự ý rút ra rút vào → Dòng vốn không thể tự do luân chuyển

Trường hợp 3: Một quốc gia chọn dòng vốn tự do luân chuyển và chính sách tiền tệ độc lập ( 2 + 3 )

Trường hợp này chính sách tiền tệ độc lập ( không phụ thuộc ai) giảm để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu và dòng vốn tự do luân chuyển thì lúc này tiền lãi sẽ chảy về nơi có suất sinh lợi cao hơn, lúc này sẽ có xu hướng mua USD để mang ra ngoài gửi từ đó gây áp lực lên tỷ giá → không thể giữ tỷ giá cố định

Tóm lại, ba trường hợp này vẫn là câu chuyện dòng vốn luân chuyển ( capital flows), nơi nào " ngon" thì đến còn hết rồi thì “em ơi em ở lại, anh phải ra đi”, lên máy bay và đi tìm vùng đất mới.

Quay lại về tỷ giá hiện tại của Việt Nam

Tỷ giá hiện tại đang tăng mạnh nhưng theo tôi không đáng lo. Hiện tại gần như ai cũng nhìn ra rõ ràng NHNN đang chấp nhận hi sinh tỷ giá để kích thích xuất khẩu ( nhưng sẽ không mất kiểm soát). Vì thứ nhất thặng dư thương mại vẫn đang dương ( điểm cộng). Tiếp đó là về dòng vốn FDI, trong thời gian vừa qua đặc biệt khi Tổng Thống Biden qua thì đã có rất nhiều doanh nghiệp Mỹ muốn đầu tư vào Việt Nam ( và cả các doanh nghiệp nước khác). Nếu thặng dư càng lơn, FDI vào càng mạnh thì sẽ trung hòa được dòng vốn → tỷ giá sẽ không đáng lo.

Còn nếu căng hơn thì NHNN thì sẽ phải dùng đến dự trữ ngoại hối ( tôi nghĩ khả năng sẽ không cần dùng đến biện pháp này).

→ Nói chung, thị trường hiện tại thì đang tâm lý vì vấn đề lớn nhất là tỷ giá. Thấy nước ngoài bán ròng là thấy sợ ( nhưng nước ngoài bán ròng một phiên căng lắm đến 1k tỷ nói thẳng chả thấm vào đâu). Tỷ giá thì như đã nói ở trên chưa có gì đang lo nên vẫn cứ thoải mái.

2 Likes