Tỷ giá tăng nỗi lo cho ai?

, , ,

Những tuần gần đây thị trường tài chính Việt Nam đang nóng 2 từ tỷ giá.

Khi tỷ giá tăng cao sẽ tác động trực tiếp tới các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp đang có những giao dịch xuất nhập khẩu trực tiếp. Bên cạnh đó là những doanh nghiệp đang có những khoản vay ngoại tệ bằng đồng USD.

Vậy trên sàn niêm yết, tình trạng dư nợ USD của một số doanh nghiệp lớn đang ra sao?

Thứ nhất đối với Vingroup, có khoảng 49.700 tỷ đồng vay hợp vốn bằng USD trên tổng 176.000 tỷ đồng vốn vay.
Đa phần đều có kỳ hạn dài, ghi nhận lãi suất cố định theo hợp đồng hoán đổi với mức lãi suất từ 4,1% đến 9,15%. Chỉ một số khoản vay với tổng giá trị khoảng 6.600 tỷ đồng là đến hạn trả trong năm 2024.
Những doanh nghiệp vay ngoại tệ USD nhưng cơ cấu nợ vay dài hạn như Vingroup sẽ bớt chịu áp lực hơn trong bối cảnh tỷ giá tăng mạnh như hiện nay.

Thứ hai, cái tên đang được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm hiện nay là Novaland.
Tính đến hết quý 2/2023, tổng các khoản vay ngân hàng là 9.100 tỷ đồng và vay bên thứ 3 gần 9.900 tỷ đồng trên tổng số nợ 61.500 tỷ đồng.
Đáng chú ý là các khoản vay bên thứ 3 phần lớn là các khoản vay ngoại tệ bằng USD, kèm lãi suất khá cao, bao gồm 6.300 tỷ đồng vay ngắn hạn và 3.385 tỷ đồng vay dài hạn.
Ví dụ khoản vay số với Seatown Private Credit Master Fund dư nợ 2.084 tỷ đồng, ngoài lãi suất 6%/năm, lãi trả định kỳ 6 tháng/lần, Novaland còn phải trả thêm một khoản tiền để đảm bảo cho bên cho vay nhận được IRR mục tiêu là 14%/năm khi hết hạn hợp đồng vay.

Thứ 3 là FPT, tổng giá trị vay đồng USD là hơn 279,6 triệu USD, tương ứng khoảng 6.576 tỷ đồng, chiếm 33% tổng vay nợ.
Trong 6 tháng đầu năm, dư vay USD đã tăng từ 81,3 triệu đầu năm lên 279,6 triệu USD.
Nhưng FPT cho biết cũng đã phòng ngừa rủi ro bằng cách sử dụng các giao dịch hoán đổi ngoại tệ và mua ngoại tệ trong tương lai.
Bên cạnh đó FPT có nguồn thu từ các hợp đồng cung cấp dịch vụ thu bằng tiền USD và JPY để có thể chi trả cho các khoản vay.
Do vậy với FPT, dù tỷ trọng vay ngoại tệ là lớn so với tổng nợ vay, tuy vậy lợi thế giao dịch 2 chiều sẽ giúp công ty giảm thiểu được nhiều rủi ro khi tỷ giá tăng mạnh.

Cuối cùng là PC1, có lẽ là một trong số ít những doanh nghiệp vay ngoại tệ lượng lớn với lãi suất thả nổi. Báo cáo cho thấy tổng vay nợ tài chính ngắn và dài hạn của PC1 đến hết quý 2/2023 hơn 10.500 tỷ đồng, trong đó có hơn 8.100 tỷ đồng nợ dài hạn.
Các khoản vay tài chính dài hạn của PC1 có nhiều khoản vay bằng đồng USD tổng 3.838 tỷ đồng. Trong đó có 2 khoản vay tổng giá trị 1.490 tỷ đồng là vay với lãi suất cố định lãi suất từ 4,65%/năm đến 5,51%/năm.
Đáng chú ý nhất là các khoản vay với lãi suất thả nổi tổng giá trị 2.352 tỷ đồng. Đây là khoản vay kỳ hạn đến năm 2036.

Tác động của tỷ giá lên mỗi doanh nghiệp, mỗi khoản vay là hoàn toàn khác nhau. Lớn nhất là những khoản vay ngắn hạn, lãi suất thả nổi. Còn với những khoản vay dài hạn, áp lực lãi vay và lỗ tỷ giá sẽ đến chậm hơn khi đến kỳ đánh giá tại giá trị khoản vay.

https://nguoiquansat.vn/ty-gia-usd-vnd-vuot-dinh-lich-su-nhung-doanh-nghiep-nao-dang-ganh-nang-no-vay-ngoai-te-nhieu-nhat-87102.html

Vingroup, Masan là 2 thằng vay nợ USD nhiều

1 Likes

Như PC1 mới đáng lo nhất

DGC thì đang hưởng lợi từ tỷ giá.