Tỷ giá và Lạm Phát còn nhiều bất cập

, , , , , , , , ,

:white_check_mark:ÁP LỰC TỶ GIÁ, LẠM PHÁT - ĐIỀU GÌ VẪN CÒN VƯỚNG MẮC ?

Tỷ giá tăng xuất phát từ hai nguyên nhân chính:

_ Thứ nhất, đồng đô la Mỹ (USD) có xu hướng mạnh lên sau khi FED phát đi thông điệp về việc tiếp tục tăng lãi suất do lạm phát mục tiêu chưa về mức 2%.

Điều này dẫn tới kỳ vọng của công chúng và nhà đầu tư về việc cơ quan này sẽ duy trì một đồng nội tệ mạnh từ nay tới cuối năm, khiến chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng nhanh, qua đó gây áp lực với các đồng tiền còn lại.

_ Thứ hai, tác động từ yếu tố mùa vụ. Tỷ giá thường tăng vào tháng 8 và 9, khi nhu cầu mua ngoại tệ giao ngay tăng do nhu cầu thanh toán nhập khẩu, trả nợ vay nước ngoài và các nhu cầu hợp pháp khác.

:o: Bên cạnh đó, việc giảm lãi suất nhanh, với biên độ lớn cũng gây tạo áp lực lên tỷ giá.

Khi chênh lệch lãi suất giữa Việt Nam và Mỹ thấp, dòng vốn có khả năng đảo chiều, nhà đầu tư sẽ tìm đến thị trường có lãi suất cao và đây cũng chính là con dao hai lưỡi khiến tỷ giá tăng cao. Trong ngắn hạn, tỷ giá tăng cao sẽ tác động đến nhập khẩu lạm phát, nên NHNN cần quan sát động thái của cán cân dòng vốn.

=> Với bối cảnh hiện tại, cơ quan quản lý không nên can thiệp quá nhiều vào tỷ giá bằng dự trữ ngoại hối do nhu cầu cao nên tỷ giá sẽ tăng nóng, sau đó giảm trở lại. Nhà điều hành cần theo dõi sát sao cán cân thanh toán, đặc biệt là cán cân tài khoản vốn để có động thái can thiệp thị trường và tỷ giá phù hợp.

Trong trung hạn, để tránh việc Việc chênh lệch lãi suất giữa Việt Nam và Mỹ thấp dẫn tới rủi ro tỷ giá gia tăng và đảo chiều dòng vốn, nhà điều hành có thể lựa chọn hi sinh một phần tỷ giá, tức để VND mất giá khoảng 3-4% – lên khoảng 25.000 đồng/USD, để duy trì khả năng cạnh tranh về giá của các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam so với các đối thủ thương mại khác trong bối cảnh lĩnh vực xuất khẩu giữ vai trò động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế những năm qua.

1 Likes