Để có góc nhìn rõ ràng hơn về một ngành chứng khoán, cũng như nhận diện về lợi thế cạnh tranh, chúng ta phải nắm rõ mô hình kinh doanh của một công ty chứng khoán (CTCK). Hãy cùng WiGroup đánh giá nhanh các CTCK ở ba mảng kinh doanh chính: Môi giới, Cho vay margin và Tự doanh trong bài viết này nhé!
1. Giới thiệu
Việc hiểu rõ mô hình kinh doanh của một công ty chứng khoán (CTCK) là vô cùng quan trọng để định hướng đầu tư và nhận diện lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành. Đáp ứng nhu cầu này, WiChart - một công cụ phân tích tài chính hàng đầu, sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng và chi tiết về cơ cấu doanh thu của CTCK. Từ đó, bạn có thể đưa ra những quyết định thông minh và hiệu quả trong lĩnh vực đầu tư.
2. Các bước thực hiện
Bước 1: Tìm hiểu “Cơ cấu doanh thu”
Để nắm bắt mảng kinh doanh chính của doanh nghiệp, bạn cần tìm hiểu “Cơ cấu doanh thu”. Truy cập vào trang chủ của WiChart, bạn chọn phần “Doanh nghiệp”, sau đó vào “Biểu đồ tài chính” và chọn “Cơ cấu doanh thu”.
Từ đó, bạn sẽ nhanh chóng đánh giá được rằng hầu hết các CTCK đều có doanh thu đến từ mảng hoạt động cốt lõi là môi giới và cho vay margin, chiếm tỷ trọng hơn 50% trong tổng doanh thu.
Bước 2: Bóc tách chi tiết từng mảng kinh doanh
- Mảng môi giới
Đây là mảng kinh doanh mang tính rủi ro thấp vì CTCK chỉ đóng vai trò trung gian. Tuy nhiên, doanh thu từ mảng môi giới tăng lên đáng kể khi thị trường có sự gia tăng về “lượng” giao dịch, bao gồm IPO, niêm yết mới và dòng tiền nhàn rỗi.
Yếu tố quyết định thành công của mảng môi giới là “thị phần và thương hiệu”. CTCK có thị phần càng nhiều, dẫn đến số lượng mua bán càng lớn và doanh thu từ mảng môi giới càng cao. Nhiều CTCK đã cắt giảm chi phí để thu hút nhiều khách hàng hơn.
- Mảng cho vay margin
Doanh thu từ mảng này tỉ lệ thuận với thị phần của CTCK. Nhiều công ty chứng khoán chấp nhận giảm phí giao dịch để chiếm thị phần và tăng doanh thu mảng cho vay margin.
Đối với mảng này, tỷ lệ cho vay margin/vốn chủ sở hữu là yếu tố nhà đầu tư cần quan tâm. CTCK quá nới lỏng chính sách margin cho các cổ phiếu bị “thao túng” nổi tiếng trên thị trường có thể kiếm lời trong ngắn hạn, nhưng lại vô cùng mong manh trong dài hạn với số nợ xấu mà các cổ phiếu có chất lượng tài sản thấp để lại.
- Mảng tự doanh
Mảng tự doanh là hoạt động mà CTCK mua bán và nắm giữ trái phiếu, cổ phiếu để sinh lời. CTCK cũng là người tạo lập thị trường và tạo thanh khoản cho thị trường.
Nhà đầu tư cần đánh giá chất lượng danh mục tự doanh bằng việc bóc tách cơ cấu tài sản, đọc kỹ thuyết minh báo cáo tài chính và tìm hiểu các cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn.
Tại mảng này, ta thấy có 2 khoản mục đáng chú ý: HTM và FVTPL.
- Khoản mục HTM là một khoản mục có mức độ rủi ro thấp, bởi vì chủ yếu là những khoản tiền gửi ngân hàng. Từ đó, thứ chúng ta cần quan tâm nhất là khoản mục FVTPL.
- FVTPL là một khoản mục có mức độ rủi ro cao hơn. Tuy nhiên, chúng ta có thể bóc tách chi tiết từ thuyết minh báo cáo tài chính để tìm hiểu tỷ trọng của danh mục đầu tư. Qua việc này, chúng ta có thể đánh giá chính xác về chất lượng tài sản của doanh nghiệp và hiểu rõ hơn về mức độ rủi ro trong mảng này.
Bên cạnh đó, một yếu tố quan trọng cần đánh giá là cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi ta xem xét tỷ trọng nguồn vốn dài hạn đang được tài trợ bao nhiêu phần trăm cho tài sản tài chính. Bằng cách làm như vậy, ta có cái nhìn tổng quan về cơ cấu tài chính và hiểu rõ hơn về khả năng tài chính và sự ổn định của công ty trong việc quản lý rủi ro và khai thác cơ hội đầu tư một cách hiệu quả.
Video hướng dẫn thao tác chi tiết: https://www.youtube.com/watch?v=IlVsLGVBnQw&list=PLqi-8pafK4C3_k4gOQx7pb54bFaFtxtve&index=2
3. Ý nghĩa kết quả
Việc phân tích mô hình kinh doanh của các công ty chứng khoán trên WiChart đem lại nhiều ý nghĩa quan trọng cho nhà đầu tư và nhà quản lý.
Đối với nhà đầu tư, việc hiểu rõ mô hình kinh doanh của CTCK giúp xác định các yếu tố tiềm năng ảnh hưởng đến tăng trưởng và lợi nhuận của công ty. Bằng cách đánh giá chi tiết từng mảng kinh doanh, nhà đầu tư có thể lựa chọn đầu tư vào các CTCK có triển vọng và tiềm năng tăng trưởng cao. Đồng thời, việc tìm hiểu về cơ cấu tài sản trong mảng tự doanh giúp đánh giá mức độ rủi ro và hiệu quả của việc đầu tư vào từng cổ phiếu cụ thể.
Với các nhà quản lý, việc phân tích cơ cấu doanh thu của CTCK là cơ sở để xây dựng các chiến lược kinh doanh và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động. Những quyết định về tăng cường thị phần, tối giản chi phí, hoặc tập trung vào mảng kinh doanh có lợi nhuận cao hơn có thể được đưa ra dựa trên thông tin phân tích này. Đồng thời, nhà quản lý cũng có thể đánh giá sự phù hợp và cân nhắc về cấu trúc tài chính, từ đó tối ưu hóa nguồn vốn và quản lý rủi ro tài chính một cách hiệu quả.
Việc sử dụng WiChart giúp giảm thiểu rủi ro trong quá trình ra quyết định đầu tư và quản lý. Thông qua công cụ phân tích tài chính này, các thông tin và số liệu được tổng hợp và trực quan hóa, giúp người dùng nhanh chóng nhận biết và đánh giá tình hình tài chính của CTCK một cách tổng quan.
Hãy truy cập ngay WiChart để có thể trở thành nhà đầu tư thông minh, nhà quản lý tài chính hiệu quả trên thị trường chứng khoán ngày hôm nay!
Thông tin liên hệ
CÔNG TY CỔ PHẦN WIGROUP
- Địa chỉ: Tầng trệt - tòa nhà Bcons Tower II, 42/1 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
- Hotline: 1900 3109
- Website: https://www.wigroup.vn/
- Fanpage: WiGroup
- Cộng đồng Wier: Cộng đồng Wier | Facebook