Thị trường một tuần giao dịch tưởng chừng sẽ kết thúc trong sự hân hoan, vui mừng, hào hứng của chứng sĩ trong 2 năm vừa qua lần đầu đạt 1300. Tuy nhiên, đạt 1300 xong thì ăn ngay một phiên úp bô ATC vào cuối ngày thứ 6 (14.6) với nhiều mã về sàn hoặc gần sàn như GVR, VOS, VDS, AGR, CTI, HDG, DPM,…
Như vậy thì trong trạng thái thị trường ÚP BÔ ATC này thì liệu thị trường này có xấu hơn không - chuẩn bị vào một nhịp sập mạnh rơi xuống hay chỉ là một nhịp “‘wash out” lời để tiến chuẩn bị cho một tầm cao mới?
Trong bài viết phân tích tuần này, Quang sẽ chia sẻ góc nhìn của mình kèm phương hành động phù hợp với trạng thái thị trường này đến anh chị!
Đầu tiên, chắc chắn góc nhìn phân tích bài viết phải dựa trên việc người phân tích đang cầm hàng hay là full cash. Thì như thông lệ, Quang vẫn báo anh chị là: Quang vẫn full hàng với phần 50% hàng tại dưới 1200 ~ 1230 và 50% hàng nhập sau tại 128x. Hiện tại đang mất 1 phần lợi nhuận vì cú “úp bô” thứ 6 vừa qua nhé ^^!.
Ở đây, đầu tiên có thể xét đến yếu tố đó là ÚP BÔ ATC là một yếu tố có thể nói là quan trọng nhất trong bài phân tích này. Thì ÚP BÔ ATC là gì? Vì sao nó lại quan trọng nhất là chúng ta cần “để ý” nó nhất?
- Úp bô ATC là một hiện tượng mà tại đó trước phiên ATC cổ phiếu chỉ giảm nhẹ -0.5% đến -1.5% nhưng bất ngờ vào phiên ATC có một lực bán cực lớn lao ra bán tháo cổ phiếu. Đưa các mã về giá cận sàn hoặc sàn hẳn khiến nhà đầu tư không kịp xử lý hay thoát hàng:
Ví dụ cổ phiếu AGR - trước phiên ATC chỉ giảm nhẹ -1.5% rất là bình thường, rất là ổn và cũng chả có gì xấu. Tuy nhiên vào ATC một phát thì làm nhà đầu tư “té ngửa” hết với việc rơi về giá sàn. Tính ra thì mua tại chân nến bùng nổ 20.x lãi hơn 10% 12% vào ATC phát còn lãi 2 3%, chưa kể có thể lỗ khi thứ 2 mở cửa ra - Còn mua trên 23.x thì trước ATC lỗ nhẹ 1 tẹo, vào ATC thành -8% -9% rất là nát luôn.
Nếu đặt trường hợp là anh chị, thì anh chị có bán kịp không? Chắc chắn là anh chị sẽ không bán rồi - có khi còn không tin được vào mắt mình luôn ấy chứ? Thì như vậy việc ÚP BÔ ATC này có thể là wash out nhà đầu tư không? Hay đây là một nhịp NHỐT HÀNG NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN ĐỈNH?
Nên ở đây, với phiên úp bô ATC, các cổ phiểu có cùng mô hình tương tự như HDG, DPM, VGT, TNG,… thì Quang đánh giá đây là một nhịp nhốt hàng để có thể vừa nhốt anh chị mà sau này cũng có thể rũ bỏ ra, mà hiện tại thì cho anh chị “cầm hàng dùm cá mập” trong thời gian dòng tiền rút đi và chuyển đổi ngành nghề.
Ví dụ cổ phiếu HDG - cũng xây một vùng rất cao trên nền giá 34 - 35, sau khi bật tăng từ đáy +34% +35% tạo ra sự ảo tưởng về tương lai và kỳ vọng. Thì nhà đầu tư chúng ta lao vào “gom hàng, đầu tư trung hạn” trên 34 - 35. Thì nhốt xong hết thì lại vừa rũ hàng, vừa ép được trong 1 thời gian tầm 2 - 3 tháng.
Nên ở đây, việc ÚP BÔ ATC sẽ là một yếu tố cực kỳ rủi ro với các cổ phiếu bị dính hiện tượng này - Mà theo Quang rà soát cả thị trường thì chiếm đến 80% 90% là các mã đã có biên độ lợi nhuận từ +25% ~ +40% làm cho chúng ta quá ảo tưởng và bị kẹt hàng.
Tuy nhiên, các cổ phiếu khác khi chưa tăng giá mạnh hoặc còn đi nền vừa bật thì yếu tố gãy rũ ÚP BÔ lại ít hơn rất nhiều - đa phần theo việc xấu chung thì chỉ -1% -2% là chiếm đại đa số:
Ví dụ cổ phiếu VCI của ngành chứng, sau pha bùng nổ thì cũng bị trạng thái thị trường chung úp bô ảnh hưởng đi kèm -3% hơn. Tuy nhiên nếu anh chị không mua đuổi giá trên vùng 52.x thì vẫn lãi hoặc hoà vốn một cách bình thường. Quanh vùng 47 - 48 là hỗ trợ nền lớn của mã chạm về hỗ trợ thì xác suất bật lại cao - mà cũng không “bị động” trong quá trình mua bán cổ phiếu.
Nên ở đây, tuy việc ÚP BÔ ATC là xấu, nhưng anh chị cần xem kỹ lại là cổ phiếu của mình có bị dính vào trường hợp này hay không, và phương án xử lý là tuỳ từng cổ phiếu mà quản trị theo chiến lược “Cổ phiếu là chính, thị trường là phụ” Quang đã chia sẻ với anh chị trong 1.5 tháng vừa qua:
1 - Trường hợp cổ phiếu bị ÚP BÔ ATC như HDG ví dụ trên:
-
Đầu tiên, chắc chắn sai rồi thì không nên sai thêm - đã sai thì việc đầu tiên là cân nhắc điểm hồi phục kỹ thuật ở điểm test nào đó (tuỳ mã) ví dụ HDG là đường MA20 tại vùng 33.7 - 34.00 để xử lý (Với các mã khác anh chị có thể nhắn tin với Quang, Quang sẽ phân tích riêng từng cổ phiếu giúp anh chị).
-
Không thực hiện các hành động bán hoảng loạn, vì kiểu gì cũng sẽ có nhịp hồi kỹ thuật trở lên lại - Vì bản chất thị trường chưa gãy và lực cầu bắt đáy sẽ có, lúc đó có hồi thì từ lỗ -9% thanh lỗ -4% -5% vẫn rất ok.
-
Không thực hiện trung bình giá xuống: cái này thì tuỳ quan điểm đầu tư của hệ thống, tuy nhiên với Quang một khi đã sai thì 1 là bán, 2 là cố gắng cầm chứ không mua thêm. Như kiểu “đổ thêm dầu vào lửa” mà đang xui, lỡ nó xui thêm gãy luôn thì có mà cháy tài khoản.
-
Luôn cảnh giác, đặc biệt là hàng ăn bô - vì “lực cung” bị kẹt ở trên tương tự anh chị đang lỗ là chắc chắn rất đông. Hoặc là Nhà đầu tư có lãi nhưng bị mất lãi họ chưa bán được thì sẽ luôn chờ bán - không quá tự tin vào các tin tức tích cực, các câu chuyện tiềm năng trong tương lai ở “bên phải sườn núi” là một rủi ro rất lớn kẹt hàng trung hạn “cầm hàng dùm cá mập” trong thời gian 2 3 tháng trời!
Ví dụ cổ phiếu CTG bắt đầu sóng tăng liên tục +40% từ đầu năm tháng 1 - 2024 đợt sóng Ngân hàng vào trận. Thì gần như “rất ít” nhà đầu tư dám đi vốn lớn vào ngành này. Dù Quang có nhiều lần báo các điểm mua MBB, ACB, CTG, TPB, VIB,… cho hệ thống. Tuy nhiên, khi mã lên mức lãi +35% từ đáy thì nhà đầu tư mới thấy là nó “ngon” lao vào, dùng rất nhiều khoản NAV lớn mua và giữ hàng trong các tháng 2 3 4 mà giờ đã đến tháng 6. Tức sau 4 tháng, ngân hàng mới đang “rục rịch” có thể tăng lại - trong lúc đó thì ngành bán lẻ, chứng khoán, bất động sản bùng nổ!!!
Bị ép phải “cầm hàng” dùm cá mập trong thời gian 4 tháng - mất ăn mất ngủ trong biên độ -15% liên tục 4 tháng. Rất mệt mỏi, thì việc các cổ phiếu hiện tại có biên độ lãi >+25% tăng liên tục từ đáy trong 1 tháng vừa qua liệu có rủi ro trên? Việc cần cân nhắc các yếu tố “cảnh bảo” trên của Quang chắc không phải là không có cơ sở đâu anh chị “chén canh” này liệu còn thịt? Liệu tất cả các cổ phiếu bị ăn bô, mấy con có thể tăng lại như VGI?
Nên việc cần đặc biệt cẩn thận hoặc thu quân bớt tỷ trọng trong các mã cổ phiếu bị gãy ăn bô ATC để chờ khi nào đó trong tương lai, các mã thật sự ổn và trở lên được thì cover hàng, gia tăng tỷ trọng cũng không phải là một việc vô nghĩa. Còn hơn là tự tin quá mức, cầm và mua thêm rồi “trả giá” bằng sự hối hận!
2 - Trường hợp các cổ phiếu chưa tăng giá - đi nền và không bị úp bô ATC:
Với các mã cổ phiếu này, đầu tiên là trong giai đoạn “biến động” thì việc tự tin quá mức là điều không nên. Tuy có thể nói là không tăng thì giảm ít, nhưng cần có biện pháp quản trị rủi ro cứng tại các vùng hỗ trợ - tránh bị kẹt hàng khi thật sự có biến.
Tiếp theo, chúng ta sẽ ưu tiên chiến lược: Tỉa cỏ - trồng hoa
Trong giai đoạn trước, từ vùng 125x trở lên Quang đã đề cập chiến lược này. Vì trong những giai đoạn biến cố hỗn loạn, sẽ có những “tân binh” xuất hiện và những “cựu binh” lui xuống là chuyện rất hiển nhiên. Phải quyết đoán đảo hàng khi cơ hội đến, vì cổ phiếu Leader mới chỉ xuất hiện sau các nhịp này:
Ví dụ cổ phiếu HSG đã bật bùng nổ tăng 15% từ nền giá ngày 03/06/2024 khi thị trường vừa bùng nổ lên +18 điểm sau quá trình sideway tích luỹ dập lên dập xuống 2 3 tuần trước đó. Sau đó tuy thị trường đi ngang nhưng cổ phiếu lại tăng mạnh thành Leader lớn ngành thép thay thế cổ phiếu VGS và HPG.
Thì cái chúng ta cần là những cổ phiếu này trong những nhịp xác nhận trở lại của thị trường. Tuy nhiên hiện tại thì vẫn đang rung mạnh, úp bô nên những Leader này chắc chắn là chưa có. Nhưng chúng ta “sẵn sàng” chuyển đổi các vị thế hoà vốn, lãi nhẹ, lỗ nhẹ sang các vị thế mới LEADER khi có cơ hội - Chứ không phải sợ hãi và đứng ngoài thì cơ hội chưa thấy đâu, thấy là cứ đút tay vào là lỗ nặng!
Nói chung thì khi có ÚP BÔ ATC, tuy thị trường khả năng khó sập mà sẽ chuyển thành trạng thái sideway rung lắc, dập đìu trong biên độ này tương tự vùng phía trước trong ngắn hạn. Thì việc đầu tiên đó là cẩn trọng, nếu quá căng margin thì phải hạ bớt margin - nếu quá kẹt trong các mã bị ăn bô Quang đã đề cập trong ý số (1) thì phải cực kỳ cẩn trọng và hạ tỷ trọng khi hồi phục.
Còn các vị thế bình thường thì cẩn trọng, tuân thủ các điểm hỗ trợ mà Quang đã vạch ra cho anh chị chúng ta trong livestream hoặc tư vấn riêng. Vi phạm thì bán hoặc hạ tỷ trọng, “giữ được rừng xanh không lo thiếu củi đốt”.
Cũng như các vị thế tốt tại các mã như MBS, GVR, FTS, CSV, PLX, HSG, HPG, TCB… chúng ta đã có lợi nhuận lớn thì một số mã đã chủ động bán 50% lãi trên đỉnh. Thì đặt ra quy tắc chặn lãi - mất thì vẫn phải chốt lãi. Nhưng không mất thì tự tin nắm giữ với các điểm giá vốn thấp:
Ví dụ cổ phiếu MBS, chúng ta giải ngân tại quanh 27.9 - 28.3 quanh ngày 10, 11 tháng 5. Thì đã chốt lãi chủ động 50% vị thế trên 33.x lãi +20% +21% thì hiện tại dù bên phải có một nhịp bán -3.4% theo thị trường. Tuy nhiên cổ vẫn chưa gãy nền, tạo ra xu thế xấu hơn thì ta vẫn thoải mái gồng lãi 50% còn lại để chờ nó tạo nền. Nếu đẹp tăng tiếp thì sẵn sàng gia tăng và cover lại.
Chứ việc bán tháo cổ phiếu ra, thì làm sao anh chị có thể mua lại giá 27.x 28.x của cổ phiếu MBS? Có lẻ là có, nhưng khi đó là Vnindex đã -200 điểm từ đỉnh rồi. Lúc đó ta chỉ “hoà vốn” mà người ta đã lỗ -25% -30% thì có sướng hơn không? Tính ra vẫn tốt hơn lỗ chứ ạ?
Đây là bài viết phân tích tuần này của Quang, dựa trên vấn đề ÚP BÔ ATC để giải thích và đi theo là chủ đạo. Vì Quang đánh giá, tất cả các yếu tố khác sẽ là “phụ” nếu có ÚP BÔ ATC. Nhưng cũng chỉ là trên tinh thần tổng quan toàn bộ, lấy một số ví dụ thực tế để chứng minh “bổ sung” vào video bản tin cuối tuần Quang chia sẻ tại kênh Nhật Quang Channel: ÚP BÔ ATC TRỞ LẠI - HÀNH ĐỘNG GÌ TRONG TRẠNG THÁI RỦI RO CAO NÀY? | NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG 10/06 - để chúng ta có những hành động hợp lý.
Còn trường hợp cụ thể từng cổ phiếu, nếu anh chị bận không có thời gian xem các buổi Livestream cuối tuần của Quang. Thì anh chị có thể trực tiếp nhắn tin với Quang hoặc trợ lý Như Thảo để được hỗ trợ về các xu thế cổ phiếu, điểm hỗ trợ vi phạm cổ phiếu để có những hành động hơp lý.
KHÔNG QUÁ TỰ TIN - KHÔNG QUÁ TUYỆT VỌNG VỚI THỊ TRƯỜNG NÀY - Tất cả đúng sai theo các điểm vi phạm, xác nhận kỹ thuật anh chị nhé - tránh bị các luồng thông tin TỐT hoặc XẤU ảnh hưởng rồi đưa ra quyết định sai lầm. “Cổ phiếu, thị trường luôn đúng” chỉ có chúng ta là sai!