I, BỨC TRANH NGÀNH
-
Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO),10 quốc gia - bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Bangladesh, Philippines, Hàn Quốc, Na Uy, Ai Cập và Chile -chiếm hơn 89.8% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.
-
Trong 10 tháng đầu năm 2024, tổng sản lượng thủy sản của Việt Nam đạt gần 7.9 triệu tấn, tăng 2.5% yoy. Trong đó, sản lượng thủy sản khai thác đạt gần 3.3 triệu tấn, tăng 0.6%; sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt hơn 4.6 triệu tấn, tăng 3.8%.
-
Riêng tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt nam ước đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 28% yoy. Lũy kế 10M2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt nam đạt 8.27 tỷ USD, tăng 11.4% yoy.
II, TRIỂN VỌNG NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM
-
Nhu cầu nhập khẩu thủy sản của một số thị trường chính như Mỹ, Trung Quốc có xu hướng gia tăng, đặc biệt vào những tháng cuối năm là mùa Lễ hội.
-
Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã công bố thuế chống trợ cấp sơ bộ (CVD) cho tôm nhập khẩu từ Ecuador, Ấn Độ và Việt Nam, trong đó, mức thuế suất cho tôm Việt Nam là 2.84%, thấp hơn đáng kể so với 4.36% của Ấn Độ và 7.55% của Ecuador. Đây là lợi thế cạnh tranh quan trọng cho tôm Việt Nam tại thị trường Mỹ.
-
Ngành thủy sản khai thác của Việt nam đang chờ đợi và hi vọng có kết quả tích cực hơn sau chương trình thanh tra Chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) của EU dự kiến vào tháng 11/2024.
III, THÁCH THỨC
-
Thuế và quy định khắt khe về chất lượng từ các thị trường lớn.
-
Biến động về khí hậu và môi trường, ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu.
-
Sự cạnh tranh về giá, chất lượng thủy sản từ các nước trong khu vực cũng đang ngày càng gia tăng.
(Nguồn: Bộ NN&PTNN, Tổng cục Hải quan, VASEP, VNEconomy, MBS)