Vài suy nghĩ bâng quơ về thị trường

TÂM LÝ GIAO DỊCH – LÀM SAO ĐỂ CƯỠI TRÊN NHỮNG CON SÓNG MÀ KHÔNG BỊ VÙI DẬP?

Chào buổi chiều các bác, thị trường tăng tăng xanh xanh tím tím, thôi thì nói chuyện thị trường cũng chẳng biết nói gì, thị trường này nó tăng thì chỉ có 2 chữ TÍCH CỰC. Thôi thì mình chuyển chủ đề để bàn với nhau thôi các bác nhỉ, nay em muốn bàn với các bác về chuyện đầu cơ, mà dân ta hay gọi là lướt sóng, lướt lát, trader này kia.

(Bài dài tâm huyết, chúc các bác đọc vui vẻ thêm được vài góc nhìn)

Bản thân là 1 broker, kỹ năng đầu tiên để em tồn tại với nghề trước hết là kĩ năng giao dịch nhanh nhạy, chứ thời gian đầu 1 2 năm kinh nghiệm thì lấy đâu ra KH 10 20 tỉ mà 1 lệnh mua là đủ KPI 1 -2 tháng, buộc phải rèn luyện kỹ năng lướt lát, kỹ năng phân tích kỹ thuật để mà chứng minh năng lực, để mà tồn tại với nghề, muốn làm công việc yêu thích thì buộc phải “ lấy ngắn nuôi dài”. Sau một khoảng thời gian cũng kha khá làm nghề này và tự giao dịch em thấy cái quan trọng nhất đối với 1 dân lướt không phải là dự đoán tương lai chuẩn chỉ, phán đoán chuẩn xác, cái quan trọng nhất phải là : KĨ NĂNG XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

Khi một một lệnh đúng, hàng về lãi thì êm xuôi rồi, chẳng cần phân bua gì cả, thích thì chốt luôn, thấy còn ngon thì hold thêm 1 vài phiên chẳng há gì, nhưng giả sử lệnh về thị trường tăng, con khác tăng, nhưng mã mình mới mua GIẢM, đấy mới là vấn đề, đấy mới là cái cần mình xử lý. Lúc đó là khi em nhìn vào cái phanh xe của mình:
"Phanh xe không chỉ giúp ta giảm tốc độ, mà phanh xe giúp ta tự tin đi nhanh hơn "

  • Đối với các tk nhỏ ( 100tr – 1 2 tỉ) không bao giờ để mình mua quá 5 mã, việc đa dạng hóa là cần thiết nhưng việc đa dạng hóa quá mức sẽ làm các bác phân tâm, khi một biến cố lớn ập xuống, thị trường không như ý muốn thì lúc đó não bộ phải xử lý quá nhiều cái, nên giữ con nào, lên bán con nào, bán hết hay giữ hết, rồi vấn đề kiểm soát thông tin, chẳng hạn đùng cái như DXG ra tin thì phải nắm bắt được, đừng để mình tự loạn trong ma trận mình tạo ra

  • Khi mình mua lần 1 sai, cắt lỗ, sau đó mua lần 2 sai tiếp, cắt lỗ thì => NGỪNG MUA

  • Thứ nhất là đợi bình tĩnh lại
  • Thứ hai là đợi thị trường bình ổn, tiêu hóa tin tức biến động hoặc đợi mình tìm ra lý do thật sự sau cái lệnh sai đó: mình quá fomo, mình mua phải doanh nghiệp rác, mình chưa theo bộ quy tắc vào lệnh đã đề ra
  • Luôn có 1 khoản dự phòng, có thể đến từ margin hoặc tiền bên ngoài, bởi sẽ có lúc bạn thật sự cần đến nó mà không phải bán tháo, hoặc một cơ hội từ trên trời rơi xuống mà lúc đó k phải lắc đầu ngán ngẩm mà nói: ƯỚC GÌ MÌNH CÒN TIỀN.

  • Vị thế, vị thế và vị thế, các bác phải tính toán kỹ các lệnh vào, tránh các ngành giao dịch không hưởng quyền, tính toán hàng về trước các sự kiện quan trọng, tính toán điểm vào để các khoản cắt lỗ không bao giờ lớn hơn 8%. Một điểm vào mà khoản cắt lỗ dự kiến lớn hơn 8% là một điểm vào tồi, không có con này thì có con khác, tìm mã khác có vị thế tốt hơn

  • Nhớ , khi thị trường hoảng loạn hoặc hưng phấn, tuyệt nhiên đừng bao giờ đi all in 1 lệnh 1, thứ giúp ta sống sót luôn là rải ra nhiều lệnh càng tốt, càng ít rủi ro.

  • Chỉ mua gia tăng khi đã có kế hoạch trước đó, hoặc có một khoản lãi làm vùng đệm hợp lý và hàng đã về sẵn trong tk.

  • Nhớ, lãi T0 không giải quyết được vấn đề, lãi khi hàng về mới thực sự quan trọng

  • Người chiến thắng không phải vì họ có giá vốn đẹp, điểm vào đẹp, vào đúng lúc, mà vì họ luôn có kế hoạch dự phòng tốt và kỹ càng.

  • Lướt sóng vốn chẳng phải PTKT hoàn toàn, nó chỉ chiếm phần nhỏ tầm 25%, yếu tố quan trọng vẫn là trạng thái tâm lý, tránh Thua trong hoảng loạn, Hưng phấn khi chiến thắng, mà lúc nào cũng cần giữ cái đầu Lạnh, luôn luôn đề phòng, tính toán rủi ro có thể phát sinh, từ đó có phương án dịch chuyển dòng tiền , giảm dần rủi ro. Chứ ăn thì càng muốn ăn mãi, thua thì chim sợ cành cong, cuối cùng chẳng lệnh nào đi với lệnh nào toàn bộ lại đổ sông đổ bể
    Thị trường này không bao giờ đòi hỏi nó sẽ đúng như kịch bản mình đề ra được, phải luôn nhắc trong đầu là lỡ mình sai thì sao, điều gì sẽ khiến mình sai, không chủ quan trước các điểm vào lệnh.

Đôi dòng tâm sự với các bác vậy, chúc các bác luôn TÂM AN

Trân quý
:four_leaf_clover:

=====================================
:boom:Hiện tại bên em đang có ưu đãi lớn:

  • Miễn phí giao dịch trong vòng 6 tháng, quá hời!
  • Phí margin giảm từ 11.68% chỉ còn 8.98%/năm, quá rẻ!
  • Mở tài khoản trong 3 phút bằng điện thoại, quá nhanh, quá tiện!
    *Hi vọng chúng ta sẽ gặt hái nhiều thành quả trên hành trình đầu tư sắp tới!
    :point_right:Liên hệ ngay: 0337 452 503 - Em Đạt

HÈN!

Sau cuộc " BỎ RƠI" này của thị trường, em ngồi nhìn lại, nhìn những người bị thị trường bỏ rơi, những người từng hô thị trường rơi sâu, hô thị trường sập mạnh, hô thị trường về “thời tiền sử” và nhìn vào bản thân em ngày xưa em đều nhìn thấy 1 chữ : HÈN

Hèn vì không dám nhận sai từ sớm
Hèn vì không dám nhận trách nhiệm
Hèn vì không dám sửa sai
Hèn vì không đủ dũng khí chấp nhận mình yếu kém

Hèn

Bản thân em thời gian trước cũng vậy, tâm lý “sợ mắc lỗi”, chính vì sợ mắc lỗi, sợ sai nên ta luôn tìm cách chứng minh (hoặc tìm lý lẽ biện minh) mình đúng, những lý lẽ lúc thị trường mới hồi lên như: kéo trụ, vol thấp, phân hóa, cụt đầu, … tất cả đều là sự bao biện, sự cầu xin làm ơn thị trường xấu đi để còn mua, tất cả đều là biện minh cho hành động sai của mình, cũng chính tâm lý sợ sai này mà khi ngược lại, khi mua sai bị lỗ, thì lại không dám chấp nhận sai ( cắt lỗ) chỉ gồng gồng gồng đến khi nào cái sai không thể cữu vãn, đến khi sức cùng lực kiệt thì lại mang hàng ra cắt , cắt xong lại tăng mạnh lại rơi hàng x2 đau khổ

“Anh đúng hay anh sai, điều đó không quan trọng; cái chính là anh kiếm được bao nhiêu khi anh đúng và mất bao nhiêu khi anh sai”

Câu chuyện đơn giản lắm chẳng qua chúng ta HÈN không dám nhìn vào sự thật: MÌNH ĐÃ SAI.

Sai thì sửa, học từ cái sai để lần sau tốt lên, có vậy thôi, vòng vo, mất tiền thì kiếm lại được, mất nhiều tiền thì mất nhiều thời gian kiếm lại, đừng vội vã lao vào thị trường trở lại mà ăn thua đủ, coi thị trường như 1 kẻ thù cần phải tiêu diệt: ĐỪNG SỬA CÁI SAI NÀY BẰNG MỘT CÁI SAI KHÁC. ĐỪNG CỐ CHẤP NỮA!

Sau rất nhiều lần sai có người đi, có người ở lại và thấy sự tiến bộ của bản thân mình , họ sẽ càng trân trọng mình hơn, mình càng có động lực để phát triển bản thân mình hơn nữa.

Đôi dòng tâm sự vậy, trân quý và cùng ngẫm nhé!:four_leaf_clover:

1 Likes

Kiến thức để chia sẻ thì mới mang giá trị bác ạ. Cám ơn bác nhé

@LeKhoi dạ vâng ạ

1 Likes

1300 VÀ CÂU CHUYỆN MẤT LÃI

Chào buổi chiều đo đỏ các bác, thị trường nay lại làm nhiều anh em thất vọng rồi, chắc tt trêu đùa chúng ta xíu thôi, ai không chịu nổi sẽ rời tàu và tìm người có nhu cầu lên tàu, em sẽ gọi đây là 1 phiên THAY MÁU

1 phiên giảm 5 điểm sau khi tăng liên tục 50 điểm :rofl: thì quá là bình thường, không có gì phải lăn tăn cả

Về câu chuyện 1300

1300 ai cũng sợ
1300 ai cũng đòi bán
1300 rất dễ có lãi trước đó
mà phàm ở cái thị trường này, cái gì ai cũng nhìn thấy , ai cũng nhìn về 1 hướng, ai cũng biết quản trị “rủi ro” thì nó hay ngược tâm lý lắm.

Em hay có một câu thế này: CHỈNH TRƯỚC ĐỈNH SẼ ĐÁNH VƯỢT ĐỈNH

Mà thị trường này hay thật, sau 7 phiên tăng của tháng 7 thị trường giảm 7.77 :rofl:

Về chuyện mất lãi

em biết cảm giác mất lãi như thể mình mất tiền của mình vậy, nhưng rõ ràng tiền lãi chưa bao giờ là tiền của mình, tiền của mình là khi mình đút túi rồi có thằng nào lấy mất, chứ mấy con số nhảy nhảy hàng ngày trên cái tk chứng khoán, nó chưa bao giờ là tiền của mình

Em kể các bác nghe chuyện đánh BTC của em, lúc đó em non tay, em mới biết chút ít về chứng khoán, tự cao tự đại, tưởng mình hay ho lao thử vào cái tt coin củng đó sao, bắt đầu có 100 đô à, vào margin 1:2000 cũng bày đặt phân tích phân tiếc, vào short, em nhớ k nhầm là 100 đô sau 10p nó lên 1000 đô, các bác biết 1000 đô đối với 1 đứa sinh viên lớn thế nào rồi đấy, đặc biệt sinh viên nghèo ở tỉnh, tưởng là mình hay rồi, em không chốt để đó 5p sau quay lại => CHÁY , cháy sạch, đơn giản là bên đó quét stoploss rất ghê và nhanh và em còn dùng đòn bẩy lớn nữa, xong đi luôn 100 đô, đi luôn gần 1 tháng làm gia sư
Câu chuyện ở đây là gì: Những cái biến độ nho nhỏ này kia trong quá trình giao dịch của các bác nó là chuyện bình thường, là chuyện phải có, nay lỗ mai lãi là bình thường, quan trọng là cuối hành trình mình chốt ra sao, tiền vào túi thế nào, đó mới là tiền của mình

“Mãi sau này anh mới biết
Bông hoa đó không phải của anh
Chẳng qua là anh đã đi ngang qua đúng mùa hoa đẹp nhất”

Dao động buồn tủi chẳng an yên

Chúc các bác mãi an yên trong đầu tư nhé!

Trân quý :four_leaf_clover:

=====================================
:boom:Hiện tại bên em đang có ưu đãi lớn:

  • Miễn phí giao dịch trong vòng 6 tháng, quá hời!
  • Phí margin giảm từ 11.68% chỉ còn 8.98%/năm, quá rẻ!
  • Mở tài khoản trong 3 phút bằng điện thoại, quá nhanh, quá tiện!
    *Hi vọng chúng ta sẽ gặt hái nhiều thành quả trên hành trình đầu tư sắp tới!
    :point_right:Liên hệ ngay
1 Likes

SAU KHI FED GIẢM LÃI SUẤT THÌ THẾ NÀO?

Dạo gần đây các bác thấy thông tin CPI hạ nhiệt, FED có vẻ bớt diều hâu và câu chuyện giảm lãi suất của thị trường chỉ là vấn đề thời gian, và rồi có một câu hỏi nảy ra có lẽ không chỉ trong đầu em mà còn trong nhiều người khác nữa trên thị trường: thế giảm lãi suất xong thì sao nữa?

Nhìn vào mặt tích cực thì nó chỉ xoay quanh 2 chữ: ỔN ĐỊNH

ổn định để điều hành chính sách
ổn định tỉ giá
ổn định dòng vốn ra vào
mà ổn định thì làm ăn mới khấm khá mới phát triển được

Thế tích cực vậy là sau giảm lãi suất là úp cheng siêu cấp vô địch 2000 điểm VNI??

Theo thống kê thì chuyện không vui vẻ như vậy
Thống kê của BSC cho thấy, từ năm 2000 - nay, Fed đã trải qua 3 chu kỳ hạ lãi suất:

  1. Giai đoạn 2001 - 2003 (2,5 năm, 13 lần, mức giảm -5,5%);
  2. Giai đoạn 2007 - 2008 (1,2 năm, 10 lần, mức giảm -5,25%);
  3. Giai đoạn 2019 - 2020 (0,6 năm, 5 lần, mức giảm -2,52%).

Ơ kìa, cứ giảm lãi suất là thị trường bước vào siêu sóng nhưng mà là siêu sóng down trend, siêu sóng thở oxi không về bờ

Vì đâu, vì sao, đủ thứ tích cực như thế cơ mà?

Về câu chuyện dòng tiền và tâm lý giao dịch đi:
Câu nói huyền thoại trên thị trường: TIN RA LÀ BÁN

Các bác mua bán trong sóng tăng từ cuối năm ngoái đến giờ là vì gì, ngoài câu chuyện tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp ra thì cũng vì câu chuyện FED giảm lãi suất đúng không, em cũng vậy thôi, cứ mỗi lần họp, cứ mỗi lần ra CPI., cứ mỗi lần phát biểu của bác qéo thì kết quả tích cực thì lại lạc quan xúc múc, chúng ta mua vì kỳ vọng cho tương lai rồi vả lại sau cái FED giảm lãi suất không còn một cái chính sách Vĩ mô nào cao hơn nữa để chúng ta có thể kỳ vọng cao hơn nữa, bản chất chứng khoán cũng là một dạng bong bóng
Khi kỳ vọng giá cao hơn không còn nữa thì bong bóng nổ => giảm giá và lại bắt đầu 1 chu kỳ mới, với những kỳ vọng mới

Chứng khoán không khác gì bong bóng hoa lan đột biến, hoa tuy líp, điều khác duy nhất là có thêm lợi nhuận của doanh nghiệp, có thêm giá trị nội tại để kỳ vọng và định giá, vậy thôi, còn những bông hoa kia chỉ là vật trang trí không hơn không kém

=> bản chất của chứng khoán là kỳ vọng cho tương lai

Về câu chuyện kinh doanh.

Vì sao fed phải giảm lãi suất? => vì kinh tế yếu nên giảm lãi suất để kích thích lại nền kinh tế => kinh tế Mỹ yếu thì giao thương giữa Mỹ và các doanh nghiệp ngoài khu vực cũng sẽ yếu đi => VN xuất siêu, phụ thuộc vào xuất nhập khẩu sẽ bị tác động tiêu cực

Đôi dòng vẩn vơ vậy, hi vọng cũng sẽ giải đáp cho các bác phần nào thắc mắc và câu chuyện sau đó, tháng 9 nếu giảm lãi suất thật thì sẽ là ĐỈNH CỦA THỊ TRƯỜNG, lúc đó hi vọng chúng ta là những người cầm tiền, cầm chiếc xô vào hứng vàng từ thị trường rơi xuống :four_leaf_clover:

Trân quý các bác, cuối tuần an lành :four_leaf_clover:

2 Likes

Nhật ký của bác hay quá :smiley:

1 Likes

cám ơn bác

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT SẼ CÒN ĐÚNG KHI CON NGƯỜI CÒN THAM LAM, CÒN VỘI VÃ VÀ CÒN BẦY ĐÀN

Chào buổi chiều các bác, thị trường cứ dập dà dập dìu, thôi thì em lại kiếm cái gì đó hay hay để chia sẻ cùng các bác, nay chúng ta lại nói về phân tích kỹ thuật vậy

Các bác bước vào thị trường này thì sẽ được tiếp xúc với 2 dạng phân tích phổ biến nhất: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT VÀ PHÂN TÍCH CƠ BẢN
Phân tích cơ bản thì khỏi bàn rồi vì nó xuất phát từ bản thân doanh nghiệp và định giá, rất rõ ràng và dễ hiểu. Trong khi đó phân tích kỹ thuật thì thấy mấy ông broker mấy ông chiên gia, ngồi vẽ vẽ kẻ kẻ, nến vol này kia mà không hiểu sao lại đúng mới tài, và nó đã đúng rất lâu rất nhiều lần rồi, kể từ khi người Hà Lan áp dụng vào công việc bán đậu vào thế kỷ 17 và người nhật bản vẽ ra cái nến nhật vào thế kỷ 18. Xong sau đó mấy ông Tây râu ria như DOW, ELLIOT, WYCKOFF viết sách và bán đầy phố WALL vào khoảng thế kỉ 19. Đến giờ vẫn nhiều người thành công bởi phân tích kỹ thuật thậm chí thành huyền thoại và để lại những tài sản kếch sù

Thế vì đâu mà phân tích kỹ thuật đúng?

3 nguyên tắc cốt lõi của Phân tích kỹ thuật:

  • Hành động giá phản ánh tất cả mọi thứ ( mọi thứ ở đây là mọi thông tin, mọi cảm xúc, mọi vấn đề, vậy nên nếu hôm đó nến đỏ thì giá đã phản ánh thông tin rồi, vì vậy đừng mang thông tin vào và áp vào phân tích kỹ thuật)
  • Gía dịch chuyển theo xu hướng ( tăng, giảm, đi ngang, xác định được xu hướng rồi thì cứ thế mà triển thôi)
  • Lịch sử tự lặp lại

Điều làm cho phân tích kỹ thuật có tính thực tiễn chính là yếu tố thứ 3: LỊCH SỬ TỰ LẶP LẠI

Cái này nó liên quan đến tài chính hành vi, bản chất con người chúng ta không thay đổi, các bác nhìn trên thị trường trước giờ vẫn chừng đó câu chuyện: BÁN XONG TĂNG, MUA XONG LỖ, MUA NGAY ĐỈNH BÁN NGAY ĐÁY, RƠI HÀNG RỒI, NHẢY RA NHẢY VÀO RỒI LỖ, … câu chuyện muôn đời vẫn vậy, chúng ta vẫn là “con” thôi, tâm lý bầy đàn, sợ hãi, tham lam, … tất cả được bộc lộ rõ ràng, trần trụi ở trên thị trường này mà không gì có thể che giấu được.

Và khi số đông tham gia vào thị trường còn là những con người bằng da bằng thịt thì thị trường vẫn vậy và phân tích kỹ thuật sẽ còn đúng

Kết luận lại ta có gì:

  • Cảm xúc ở đâu cũng được, nhưng đừng đặt quá nhiều cảm xúc vào thị trường, giữ chữ an sẽ làm lên chuyện

  • Rèn luyện kỹ năng phân tích kỹ thuật vì nó đã đúng, còn đúng và sẽ còn đúng

Phân tích kỹ thuật ở đây em muốn nói đến kỹ năng phân tích dựa trên hoàn toàn nến và vol cũng như xu hướng, chứ k phụ thuộc vào các chỉ báo, bởi các chỉ báo luôn có độ trễn, hãy xác định chỉ báo chỉ là gia vị thêm nếm cho quá trình phân tích

Đối với mẫu hình, em hạn chế dùng mẫu hình vì đánh giá đôi khi quá trình xác định mẫu hình bị quá chủ quan, giống như cùng 1 tấm hình, có người nhìn ra con gà có người nhìn ra con công. Nên việc vẽ vời dễ bị quá chủ quan.

Đỉnh cao của phân tích kỹ thuật là dự đoán được thông tin cơ bản sắp tới, chứ không bị thông tin cơ bản chi phối phân tích

Ví dụ: các phân tích kỹ thuật cho thấy nhóm ngân hàng sắp tăng thì các thông tin khả dĩ có thể kể đến như: tăng trưởng tín dụng, nới room, tăng vốn, … Từ đó tìm các thông tin cơ bản củng cố cho việc thông tin nào sẽ 99% ra

Phân tích kỹ thuật có yếu tố chủ quan không hề nhỏ vậy nên hãy TÔN TRỌNG nhau, chẳng hạn view em thị trường vượt 1300, còn KH thì đánh giá thị trường sẽ tiếp tục giảm và đi ngang thì hãy tôn trọng ý kiến của nhau, rồi thị trường sẽ trả lời

" THỊ TRƯỜNG LUÔN ĐÚNG"

Vài suy nghĩ vậy, hi vọng hữu ích với các bác , chúc các bác lựa được phương pháp phù hợp với mình :four_leaf_clover:

Trân quý :tulip:

3 Likes

THỊ TRƯỜNG CHUNG CHO CHÚNG TA THẤY XU HƯỚNG - CỔ PHIẾU CHO CHÚNG TA TIỀN

Chào buổi chiều các bác, nay Sài Gòn lại mưa bão rồi, mưa hoài mưa mãi không ngớt, chắc không chỉ mình em lăn quay ra bệnh đâu nhỉ, các bác nhớ giữ sức khỏe nhé, bệnh vào mệt người chẳng làm được cái gì cho cam

Thị trường hồi phục tốt rồi, giờ các bác với em bàn chuyện kiếm tiền trên thị trường đi, nay sẽ hơi sách vở một xíu

Theo phương pháp CANSLIM, chữ M là chữ cái đầu tiên cần quan tâm khi tiến hành giao dịch, chữ M đại diện cho “MARKET” hay XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG. Có thể nói nguyên nhân chính của việc lãi lỗ trên thị trường là phụ thuộc vào việc chúng ta có xác định đúng được xu hướng của thị trường hay không, khi thị trường lên các bác múc cái gì chẳng đúng chẳng lãi, chẳng là thiên tài, mua sai điểm thì thời gian và thị trường sẽ sửa sai cho các bác. Còn trong thị trường giảm thì các bác có múc đúng cổ phiếu siêu cơ bản đi nữa thì khả năng thua vẫn rất cao. Theo thống kê của Canslim thì 75% cổ phiếu sẽ không thể chống lại xu hướng của thị trường

Vì thế bước đầu là xác nhận xu hướng của thị trường, chỉ cần không phải giảm là được, còn thị trường đi ngang và tăng là mua bán thoải mái rồi, tăng thì quá ngon

Sau khi xác định được xu hướng thị trường rồi thì chúng ta bắt tay vào việc lựa cổ và múc.

Việc lựa cổ thì có nhiều tiêu chí, nhưng theo góc nhìn của em, cho dù các bác có dùng phân tích kỹ thuật để lướt lát thì cũng phải biết chút ít về doanh nghiệp đó, ít nhất cũng biết họ là những người làm ra tiền chân chính, biết doanh nghiệp đó quá khứ nó có cái gì, hiện tại đang làm gì và tương lai có cái gì => đọc báo cáo phân tích của cty chứng khoán là cũng tương đối đầy đủ ròi

Sau khi đọc đọc mò mò như vậy các bác sẽ có cho mình 1 list cổ phiếu

Đoạn này càng phải lọc kỹ cổ phiếu, đây là lúc mà các doanh nghiệp trỗi dậy từ giai đoạn khó khăn, kinh tế cũng chỉ mới chớm phục hồi, vậy nên doanh nghiệp nào quản lý yếu kém, tài chính yếu, lãnh đạo không có định hướng rõ ràng, nợ chồng nợ chất , thì cho dù tt có vượt 1300 thì cổ phiếu của doanh nghiệp đó lại tiếp tục tìm đáy mới thôi

Đây không phải giai đoạn thị trường với những doanh thu kỷ lục, với việc liên tục mở rộng và kinh tế thuận lợi. Bây giờ là thời điểm trong cái xấu thì mới ló cái xinh. Ráng lựa được cái gì đó xinh xinh trên thị trường này các bác nhé

Mà khó quá thì coi các quỹ đầu tư, cty chứng khoán chọn con gì mình mua theo: Mình đừng mua cùng điểm mua với họ, mình tham khảo cách chọn cổ thôi, nhưng thường những mã như này thì an toàn, mà an toàn thì tỉ suất sinh lợi cũng tương đối “an toàn” theo. Mình dân bán chuyên thì chơi theo kiểu bán chuyên thôi, còn tự tìm được siêu cổ thi coi bộ hơi tốn thời gian đó các bác

Đó kiếm tiền trên thị trường này như vậy thôi:

Xác định xu hướng thị trường => chọn cổ => chọn điểm mua bán => có chiến lược rõ ràng, kịch bản thị trường này kia => tiền về

Có được 1 chuỗi hành động như thế này mình sẽ k phải loay hoay từng phiên với thị trường, cũng như không bị chi phối cảm xúc liên tục, đầu tư mà cả ngày vò đầu bứt tóc thì mệt lắm.

Nghe đơn giản vậy chứ cần nhiều nỗ lực cố gắng lắm đấy các bác, kiếm tiền mà có cái gì vừa nhàn vừa nhiều tiền đâu :rofl:

Chia sẻ đôi dòng vậy, hi vọng hữu ích với các bác, trân quý các bác rất nhiều, và mong các bác sẽ có rất nhiều lãi lớn nhé :four_leaf_clover:

1 Likes

Chỉ số P/E thể hiện mức giá mà sẵn sàng bỏ ra cho một đồng lợi nhuận thu được từ cổ phiếu.

Nhưng nó chẳng phải chỉ số định giá thần thánh gì, đừng có cái gì cũng mang P/E vào, đôi khi những doanh nghiệp tốt nhất, những doanh nghiệp người ta chửi là lỗ chổng vó, lại là những doanh nghiệp được sẵn sàng bỏ ra rất nhiều tiền để sở hữu cổ phần

Nếu chỉ chăm chăm đi tìm những cổ phiếu có P/E thấp có lé sẻ bỏ qua rất nhiều doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận cao, và đang trên đà tăng tốc => đó là siêu cổ mà ai cũng hằng ao ước

Đọc sách cùng em các bác nhé!
:rofl:

1 Likes

GIAO DỊCH THÀNH CÔNG CẦN…

  1. PHÂN BỔ VỐN, chia nhỏ lệnh, cả lệnh mua lẫn lệnh bán, biết mình đang làm gì với tiền của mình và bảo vệ nó, chia danh mục, đa đạng hóa phù hợp với NAV

  2. GIÁ TRỊ NỘI TẠI CỦA CỔ PHIẾU, đây là yếu tố giúp cổ phiếu chống đỡ trước những nhịp điều chỉnh của thị trường, đồng thời thể hiện khả năng tăng giá khi thị trường trở lại

  3. DÒNG TIỀN, thị trường hay có câu: cổ không lái như gái không chồng, câu này hay dùng để nói đến những cổ phiếu có giá trị nội tại tốt nhưng dòng tiền chưa tìm đến, hãy tìm những cổ phiếu đang được dòng tiền để ý và ủng hộ thông qua nến và vol

  4. QUẢN LÝ CẢM XÚC, cảm xúc sẽ làm chúng ta đưa ra những quyết định *** ngốc mà sau đó phải ôm mặt hối hận, tập nhận biết mình đang bị dẫn dắt bởi cảm xúc: tham lam, sợ hãi, sung sướng, tiêu cực, … để từ đó ra phương pháp quản lý hiệu quả, hít thở sâu chẳng hạn

  5. TƯ DUY ĐỘC LẬP, media sẽ làm xao nhãng và tốn thời gian, đừng đi lùng sục tin tức, nó sẽ chỉ làm ta ngập trong đống thông tin vô dụng không biết dùng vào đâu. Ngoài ra hãy độc lập với đám đông, đi theo đám đông là cách tồi nhất để tìm kiếm lợi nhuận

Nguồn: tự nghĩ

Trân quý và chúc các bác giao dịch thành công :four_leaf_clover:

ĐƠN GIẢN HÓA VIỆC MUA BÁN!

  1. ÍT NHƯNG CHẤT, một năm đánh 10 cổ đổ xuống là được, tối ưu nhất là 5 mã, xoay tua mà kiếm lãi, lan man dễ mỏi mệt ngập ngụa trong đống thông tin, ít nhưng hiểu rõ, đừng đứng núi này trông núi nọ rồi chẳng đâu vào đâu cả

  2. MUA KHI VOL THẤP, BÁN KHI VOL CAO, câu này đồng nghĩa với câu: hãy là người bước vào căn phòng đầu tiên và lên kế hoạch đi ra khi nó bắt đầu đông đúc.

  3. BÁN KHI AI CŨNG KHEN NGON KHEN THƠM VÀ KHOE LÃI KHẮP NƠI

  4. ĐỪNG CỐ BÁN ĐÚNG ĐỈNH VÀ BẮT ĐÚNG ĐÁY, hãy lựa vùng, vùng quanh đáy hãy ráng nhặt thật nhiều cổ phiếu, vùng quanh đỉnh hãy ráng có thật nhiều tiền

  5. MUA VÌ GÌ BÁN VÌ ĐÓ!

Hi vọng hữu ích, em chưa làm được toàn bộ đâu, đôi khi cũng bị cái tôi, cái tham, cái sân si làm mờ đi ý trí, trên thị trường muôn đời chỉ có vậy, chỉ là: BIẾT NHƯNG KHÔNG LÀM, hoặc làm chưa tới, mà nếu làm chưa tới thì ráng làm cho tới!

Trân quý các bác :four_leaf_clover:

Cuối tuần bình yên

THỪA NHẬN SAI LẦM - SAI 10 LẦN BÉ NHƯNG ĐÚNG 1 LẦN TO HỌ SẼ GỌI BẠN LÀ THIÊN TÀI!

Gần đây em bị sai quả nhận định thị trường đi ngang, cũng trằn trọc vì sự tự tin của mình, khoản tiền trong túi thì đơn giản, lỗ thì làm lại, nhưng cái mình đau đớn là chủ quan, vô tình đọc được câu chuyện này, mang lên đây chia sẻ cùng các bác!

Munger đã từng nói là, “Quên lỗi của chính mình là một sai lầm khủng khiếp nếu bạn đang cố gắng cải thiện nhận thức của mình … Tại sao không tán dương những điều *** ngốc!” Nếu xem xét lịch sử đầu tư công nghệ của Berkshire, bạn có thể thấy điều này diễn ra. Trong một thời gian dài, Berkshire đã không đầu tư vào công nghệ vì Buffett và Munger cảm thấy rằng họ chưa hiểu rõ về nó. Thông qua sự bùng nổ phi lý vào cuối những năm 1990 của công nghệ và sự sụp đổ sau đó, đây thực sự là một thái độ đúng đắn cần thực hiện. Tuy nhiên, cuối cùng, họ nhận ra rằng tại một thời điểm nào đó, công nghệ đã trở thành lĩnh vực tiêu dùng thống trị và họ đáng lẽ phải chú ý bắt đầu từ khi Google để mắt đến vào năm 2004.

Rất nhiều nhà đầu tư – bất kể quy mô của họ – sẽ hợp lý hóa những gì họ đã làm và giả vờ rằng đó là điều đúng đắn cần làm. Tuy nhiên, Buffett và Munger đã không làm điều đó. Họ không chỉ nhận lỗi về mình mà còn sửa sai bằng cách mua vào Apple một cách hào phóng. Hơn thế nữa, họ đã công khai thừa nhận sai lầm trước thế giới trong cuộc họp cổ đông thường niên và đặt câu hỏi về điều đó. Kết quả ròng là công ty của họ và các cổ đông của họ đã đầu tư tốt hơn và sinh lời nhiều hơn từ đó.

Ai cũng đang trên con đường hoàn thiện bản thân, cả trong đầu tư lẫn cuộc sống và những sai lầm sẽ dạy ta rất nhiều thứ! Hi vọng các bác cũng ngẫm được điều gì đó cùng em

Trân quý :four_leaf_clover:

1 Likes

VỪA MUA VỪA SỢ

  1. Nếu bây giờ mình mua luôn, thì lợi nhuận mình đạt được tối đa là bao nhiêu, còn nếu rủi ro xảy ra mình mất bao nhiêu? Mình có chấp nhận được điều ấy không? Nếu rủi ro xảy ra, cuộc sống của mình có ổn không?
  2. Nếu uptrend, thì phải mua ở đâu để rủi ro là thấp nhất, vị thế đẹp nhất, và để nếu rủi ro xảy ra, mình không mất quá nhiều?
    Giá cả không quan trọng, vị thế giữa rủi ro và lợi nhuận mới quan trọng!
    Đương nhiên trong đầu cơ, không chấp nhận rủi ro, thì không có lợi nhuận, nhưng đừng để cái giá phải trả quá đắt!
    Sự quyết đoán, khác với sự fomo!
    Sự thận trọng khi chưa đủ dữ kiện để ra quyết định, khác với sự rụt rè!

20 Quy luật kinh điển của George Soros khi tham gia TTCK

Quy luật số 1: cổ phiếu giá đan g giảm giá thì sẽ tiếp tục giảm giá và ngược lại.

Quy luật số 2: Người ta thắng không phải bởi vì mua cổ phiếu tốt mà là người đầu tư theo nguyên tắc.

Quy luật số 3: Nhưng nếu không mua cổ phiếu tốt sớm muộn bạn cũng sẽ rời cuộc chơi

Quy luật số 4: Xu hướng thị trường là yếu tố quyết định.

Quy luật số 5: Người khổng lồ luôn để lại những dấu chân lớn.

Quy luật số 6: Phân tích giỏi là tốt rồi nhưng còn phải biết quyết định giỏi nữa.

Quy luật số 7: Thị trường luôn được dẫn dắt bởi một nhóm cổ phiếu, nhất định phải xác định được nhóm nào.

Quy luật số 8: Nhà đầu tư thành công đến mấy cũng phải trải qua nhiều lần cắt lỗ, quan trọng là họ lại đứng lên và đi tiếp.

Quy luật số 9: Khi cổ phiếu dẫn đầu đạt đỉnh chính là lúc cân nhắc rời khỏi thị trường.

Quy luật số 10: Người ta mua bán theo cảm xúc, hay nói chính xác hơn là kỳ vọng nó tăng, không phải vì phân tích.

Quy luật số 11: Thị trường có tăng thì cũng có giảm, có cả đi ngang nữa.

Quy luật số 12: Không phải cứ tin tức tốt hỗ trợ là cổ phiếu sẽ tăng.

Quy luật số 13: Trong xu hướng giảm, khi nào thấy volume cạn kiệt là lúc nên cân nhắc theo dõi cổ phiếu đó.

Quy luật số 14: Các nhịp tăng của thị trường luôn tuân thủ theo đúng 5 nhịp sóng Elliott: 3 nhịp tăng chính và 2 nhịp điều chỉnh.

Quy luật số 15: Một cổ phiếu khi đã thực sự tăng giá sẽ tăng từ 3–6 tháng liên tục vì vậy không việc gì phải vội vàng nếu nó chỉ vừa mới tăng.

Quy luật số 16: Người tham lam luôn muốn mua ở đáy và bán ra ở đỉnh, người có kinh nghiệm thì mua ở điểm an toàn (mua là sẽ tăng) và bán ra khi sắp đến đỉnh.

Quy luật số 17: Người ta sẽ luôn tìm một lý do nào đó để biện minh cho việc cổ phiếu của bạn tăng hay là giảm. Đáng buồn là các lý do luôn được đưa ra khi cổ phiếu đã chạy mất rồi.

Quy luật số 18: Khi nào ai cũng tin mua cổ phiếu nào đó nhất định sẽ có lời thì nên cân nhắc bán chúng.

Quy luật số 19: Cổ phiếu có một khoảng thời gian gọi là “phân phối đỉnh”. Bạn phải bán cp trong giai đoạn này trước khi quá muộn.

Quy luật số 20: Các cổ phiếu tăng nhiều nhất thường chứng kiến tăng trưởng kinh doanh đột biến trong năm đó.

1 Likes

Sự tham lam và nỗi sợ hãi luôn chế ngự chúng ta.

Các cục có câu " Vua cũng thua thằng liều". Vua có rất nhiều lợi thế hơn thằng liều nhưng lại có quá nhiều cái sợ hãi luyến tiếc để mất khi thua cuộc, còn thằng liều vì sao gọi là liều thực ra là nó đã chấp nhận tất cả, sãn sàng chấp nhận điều sâu nhất có thể xảy ra xac định rõ ràng những điều ấy- thực ra là nó có hoạch định đấy chứ.

Kẻ chúng ta cần chiến thắng lại chính là bản thân chúng ta

1 Likes

VỀ CHUYỆN BẮT ĐÁY!

Lâu lắm rồi mới ngoi lên làm chuyên mục chia sẻ kiến thức, mấy nay thấy bộ môn bắt đáy lãi to “hot” quá nên em cũng chia sẻ chút góc nhìn

Cần phải rào trước rằng “Bắt đáy” là một chiến lược rủi ro cao trong đầu tư chứng khoán, đòi hỏi kỹ năng phân tích và kinh nghiệm và phần lớn là nụ cười của nữ thần may mắn nữa. Không có phương pháp nào cho hiệu quả tuyệt đối nhưng một vài chia sẻ sau đây hi vọng sẽ giúp các bác có thêm 1 vài góc nhìn để tiến hành bắt đáy 1 cách an toàn hơn

Đầu tiên về nội tại doanh nghiệp: nên chọn mã cùi đui hủi điếc hay 1 doanh nghiệp lành mạnh. phải làm rõ rằng đã ngon đã lành mạnh thì khó giảm sâu để chúng ta có thể “bắt đáy” vậy cần hiểu rằng doanh nghiệp giảm sâu bản chất bên trong đã có 1 cái gì đó không ổn, nhiều khi chỉ đơn giản là tăng trưởng không như kỳ vọng, hoặc đơn giản là bị vạ lây vì 1 thông tin không liên quan. Đối với em việc tư duy giảm càng nhiều hồi càng nhanh có rất nhiều lỗ hổng, rất nhiều cổ phiếu cũng giảm sâu và chúng cứ mãi dò đáy bất chấp thị trường, vì bản thân doanh nghiệp đó quá tệ, mà quá tệ thì lực cầu mấy ai chịu lao vào và giúp cổ phiếu đảo chiều tăng, đồng thời yếu tố thanh khoản cũng phải được xét đến để lỡ may có biến chỉ cần bấm nút MP thì ngay lập tức có bên đối ứng bán chứ k phải căn ke từng lệnh

Với ý này em sẽ chọn những doanh nghiệp tầm trung, ít nhất quý vừa rồi có lãi hoặc có sự phục hồi, ví dụ dòng thép nếu phải bắt đáy em sẽ chọn HSG NKG VGS, những cổ phiếu này cho chúng ta một biên độ giảm rộng, một sự phục hồi k cần quá nhiều tiền để đẩy giá (k như HPG) và một nội tại doanh nghiệp k quá nát như SMC TLH

Đã chấp nhận bắt đáy hãy lựa chọn 1 mức rủi ro phù hợp từ những cổ phiếu trung bình không quá tuyệt vời nhưng cũng k quá nát!

Nói thêm về yếu tố thanh khoản: hãy chọn những doanh nghiệp có free float thấp tức là cổ phiếu trôi nổi bên ngoài thấp, hoặc số lượng cổ phiếu lưu hành không quá nhiều, tại sao FTS BSI CTS VDS lại là tụi chứng khoán dễ tím: vì doanh nghiệp k quá tệ và cổ phiếu lưu hành trôi nổi thấp ( cái này coi trong cơ cấu cổ đông và tự tính 1 phiên cần bao nhiêu cổ để tím => suy ra số tiền để đánh tăng hết biên độ => hàng nhẹ mông hay đít bự)

VỀ YẾU TỐ KỸ THUẬT

Đây mới là yếu tố quan trọng tạo lên sức bật của cổ phiếu, tạo lên biên độ tăng 15 20% chỉ trong vòng 3 5 phiên

Em thường xử dụng các công cụ kỹ thuật sau để xác định cổ phiếu có thể bắt đáy

Đầu tiên là nến và vol, 1 phiên cho tín hiệu bắt đáy được là: sau một xu hướng giảm trước đó kéo dài ít nhất 5 phiên, xuất hiện 1 phiên giảm mạnh vol đột biến và cuối phiên k đóng cửa thấp nhất phiên => đây có thể là tín hiệu đầu tiên cho việc tạo đáy thể hiện việc trút sạch những ai còn cầm hàng giai đoạn giảm rồi đã chấp nhận cắt lỗ cũng như đã có lực cầu mới tham gia ( đáy là nơi nđt cá nhân full tiền)
Nếu không dám mạo hiểm bắt phiên giảm mạnh đó, có thể đợi thêm 1 phiên, nếu phiên kế tiếp giảm vol thấp và hình thành mẫu hình nến đảo chiều, nến búa, nến shooting star thì phiên kế tiếp này cũng sẽ là 1 phiên bắt đáy phù hợp

Về các chỉ báo

Chỉ báo em hay dùng nhất và theo em là chỉ báo hiệu quả nhất để xác định vùng đáy trong 1 điều kiện bình thường ( không có thiên nga đen, đại thảm họa) chính là RSI

RSI (Relative Strength Index): Dùng chỉ báo này rất đơn giản khi RSI giảm xuống dưới mức 30, nó có thể cho thấy cổ phiếu đang ở vùng quá bán và có khả năng phục hồi ngắn hạn

MACD theo em nếu đợi MACD cắt lên đường tín hiệu thì đã trễ và lúc đó khó hình thành 1 pha bắt đáy thành công đặc biệt là trong 1 thị trường T+3 vậy nên chỉ báo này sẽ củng cố thêm và không dùng cũng được

Chỉ báo quan trọng tiếp theo đối với em là Bollinger Band, BB được hình thành bởi 3 đường chính: Band trên, band dưới và ma20. Cái chúng ta cần quan tâm khi bắt đáy là band dưới
Điều kiện hoàn hảo nhất để ứng dụng bb là giá giảm thủng band dưới 1 cách nhanh và mạnh, lúc này band dưới chưa kịp mở ra, theo quy tắc của BB, giá sẽ có xu hướng quay trở lại trong band => tạo điểm mua là phiên giá xuyên qua band dưới

Em chỉ dùng 2 chỉ báo này cũng như nến và vol để xác định điểm “bắt đáy” phù hợp tuy vậy vẫn có vài lưu ý

Lưu ý:

Không nên dựa vào một chỉ báo duy nhất để đưa ra quyết định đầu tư.

Cổ phiếu phải có cơ bản tuyệt đối không bắt hàng rác hàng penny hàng dính thông tin bắt bớ hủy niêm yết

Hàng về lỗ là cắt TUYỆT ĐỐI KHÔNG TRUNG BÌNH GIÁ HOẶC GỒNG THÊM!

Nếu hàng bắt đáy về lãi, nên thận trọng chốt lãi ít nhất 1/2 để tạo sức mua sắp tới khi tạo đáy thành công cũng như hiện thực hóa lợi nhuận, tham lam sẽ giết chết chúng ta chứ k phải thị trường

Vài chia sẻ với các bác về bộ môn " thể thao mạo hiểm " này, bộ môn rất dễ cụt tay cụt chân, ,tất nhiên như các cụ vẫn nói liều ăn nhiều, cơ hội lớn sẽ nằm trong tối. Vậy nên chỉ cần các bác biết mình đang làm gì, hiểu được rủi ro và sẵn sàng chấp nhận rủi ro thì cứ thoải mái tiếp cận bộ môn này

Hi vọng những chia sẻ trên là hữu ích, chúc các bác đầu tư hiệu quả thành công và hơn hết: làm gì cũng được, đầu tư đầu cơ cũng được, bắt đáy bắt dao cũng được, miễn k ảnh hưởng đến gia đình người thân và tối cảm thấy yên lòng ngủ ngon là được!

Trân quý :four_leaf_clover:


1 Likes

1 Likes

Quản lý cảm xúc trong đầu tư là một hành trình đầy thách thức, nhưng cũng tràn đầy cơ hội. Đầu tư không chỉ là con số và biểu đồ; nó là những giấc mơ, hy vọng và cả nỗi lo âu.

  1. Nhận Diện Cảm Xúc
    Khi thị trường biến động, nỗi sợ hãi và tham lam có thể khiến chúng ta ra quyết định sai lầm. Hãy dành thời gian để nhận diện những cảm xúc này. Cảm giác hồi hộp khi cổ phiếu tăng giá, hay nỗi lo lắng khi giá giảm, tất cả đều là phần tự nhiên trong hành trình đầu tư.

  2. Giữ Vững Lập Trường
    Lập kế hoạch và tuân thủ chiến lược đã đề ra là chìa khóa. Hãy nhớ rằng, đầu tư là một cuộc đua đường dài, không phải là một cuộc chạy nước rút. Khi cảm xúc dâng trào, hãy quay trở lại với chiến lược của mình. Những lúc khó khăn chính là thời điểm để thể hiện sự kiên nhẫn.

  3. Tìm Kiếm Sự Cân Bằng
    Đừng để cảm xúc chi phối mọi quyết định. Hãy tìm kiếm sự cân bằng giữa lý trí và cảm xúc. Thảo luận với những người có kinh nghiệm, tham gia các diễn đàn, hoặc đọc sách về tâm lý đầu tư. Sự hiểu biết sẽ giúp bạn vượt qua những cơn bão cảm xúc.

  4. Chấp Nhận Rủi Ro
    Rủi ro là một phần không thể thiếu trong đầu tư. Hãy chấp nhận rằng không phải lúc nào mọi thứ cũng diễn ra theo kế hoạch. Học cách đối mặt với thất bại sẽ giúp bạn mạnh mẽ hơn và có cái nhìn tích cực hơn về tương lai.

  5. Xây Dựng Tâm Thế Tích Cực
    Luôn giữ một tâm thế lạc quan. Mỗi thất bại là một bài học quý giá, mỗi thành công là một bước tiến gần hơn đến mục tiêu. Hãy ghi nhớ rằng, đầu tư không chỉ là về lợi nhuận, mà còn về hành trình phát triển bản thân.

  6. Thực Hành Tự Chăm Sóc
    Cuối cùng, hãy chăm sóc bản thân. Tham gia các hoạt động giúp bạn thư giãn và tái tạo năng lượng. Thiền, thể dục, hoặc đơn giản chỉ là đi dạo có thể giúp bạn giữ được sự bình tĩnh và tập trung.

Quản lý cảm xúc trong đầu tư không chỉ là một kỹ năng; đó là một nghệ thuật. Hãy đối diện với những cảm xúc của mình, học hỏi từ chúng, và biến chúng thành sức mạnh để tiến bước trên con đường đầu tư.

2 Likes