Cảm ơn Ad chuỗi này nha
một chút vui vẻ bác ạ
đoạn này em trả lời cho 1 post trên mxh khác, thấy cũng hay nên muốn chia sẻ với các bác ở đây, đồng thời cũng muốn lưu lại luôn
Em chỉ biết kể bác câu chuyện này, câu chuyện làm nghề của em, từ đợt em chuyển qua làm ở FTS thì số nhân sự vào ra liên tục, làm sale mà nên áp lực kpi, áp lực từ KH và áp lực từ tt giảm nữa, lúc tăng ai cũng vui nhưng lúc giảm là lúc cả broker cả KH nói chung ai ở cái thị trường này cũng vậy vã mệt mỏi, và họ chọn rời đi. Thị trường này cũng vậy, lúc tăng thì ai cũng vui ai cũng hay ai cũng thiên tài, nhưng lúc giảm mình vượt qua được, mình học gì đó được để sau này khi trải qua lúc giảm 1 lần nữa mình là người giữ được thành quả. Có người chọn tin vào câu chuyện 95-5, 95 người thất bại 5 người thành công, nhưng em được cái ngoan cố, mỗi lần sai là 1 lần học, em muốn làm 5 người kia, vậy nên em chỉ biết chúc bác mọi điều tốt đẹp, khó quá mệt quá thì tạm nghỉ 1 thời gian cũng được, còn tìm một nơi khác để kiếm tiền cũng được, còn không cứ ở lại và thưởng thức phong vị của thị trường, nhiều khi thành 5 người thành công lúc nào k hay
Đầu tư đầu tiên là vì lợi nhuận, nhưng khi k có lợi nhuận hoặc thua lỗ thì chắc chắn sẽ buồn, sẽ giá như. Nhưng cái gì cũng cần có hành trình, k đổ lỗi, học hỏi và nhận diện được lỗi sai là 1 hành trình sửa mình, phát triển bản thân. Mình k biết trong lòng mình có gì cho tới khi đổ nó ra và gọi tên từng cảm xúc. Bộ môn này giúp mình nhìn thấy những góc khuất trong tâm lý và hành vi. Đáng sợ nhưng cũng thú vị. À, mình vẫn trong 95% dân số vì mỗi khi mình cảm thấy mình có vẻ học được mớ kinh nghiệm thì tt lại vả cho 1 cái nhắc cho nhớ sự học chưa thấm vào đâu.
cám ơn chia sẻ của bác
FTD ÍT THÔI, SÁCH GIÁO KHOA ÍT THÔI!
Chào buổi chiều các bác, nay lại tiếp tục hồi vol thấp các bác nhỉ, thế là tốt hay xấu, tốt tất nhiên là tốt rồi, giá tăng thì có lãi, đỡ lỗ hoặc an tâm, hiển nhiên chúng ta là người kinh doanh chênh lệch giá, giá tăng là mê cái đã rồi tính đến mấy cái khác sau
Kịch bản tt thì em có viết vào bài thứ 6 tuần rồi, các bác tham khảo nhé!
Nay thị trường chẳng có gì mới mẻ, vậy nên ngồi lướt lướt mấy cái diễn đàn coi có gì hay ho không, lướt qua 100 bài thì hết 99 bài là FTD rồi, không FTD thế này thì FTD thế kia, không có FTD thì không sống được hay sao vậy??? Đọc sách giáo khoa xong là cứ áp vào như mấy em học sinh chăm ngoan nhưng không hề thực tế gì cả, k hề biết là thị trường này nó biến ảo khôn lường, con người trong đó, với đủ thứ tâm trạng tạo lên sự biến động của thị trường và họ những người đợi FTD mong FTD như mẹ đi mua bánh về vậy, phải có FTD thì mới vui cười được. Mệt thật
Em thấy ngứa ngáy tay chân nên cũng muốn góp vui vào cái chuyên mục FTD này.
Đầu tiên FTD là cái gì? cái thuật ngữ này xuất phát từ cuốn sách “Làm giàu từ chứng khoán" của William O’Neil
Đây chính là tín hiệu mua thường xuất hiện sau ngày thứ tư của Đợt Nỗ Lực Hồi Phục. Là ngày các chỉ số thị trường có mức tăng tối thiểu từ 1% trở lên cũng như từ 1.5-2% kèm khối lượng trên trung bình và cao hơn ngày hôm trước. Thường xuất hiện ở ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 của đợt nỗ lực hồi phục từ một đáy
Theo thống kê, có 1/3 số lần FTD thất bại và thị trường tiếp tục giảm điểm
Ngày bùng nổ theo đà chỉ là điều kiện cần. Điều kiện đủ là phải chọn các cổ phiếu thoải mãn tiêu chí CANSLIM, thoát ra khỏi nền giá tốt sau ngày thị trường chung xuất hiện bùng nổ theo đà.
Và thực tế là Neil cũng k phải 1 chuyên gia kinh tế gì cao siêu lắm, ổng chỉ đơn giản là 1 broker, ổng bắt đầu làm broker vào năm 25 tuổi (1958) 2 năm sau ổng thành công với 3 deal: 1 là cp bán oto. 2 là cp bán thuốc tránh thai và 3 là cổ phiếu bán lẻ, và rồi năm 5 năm sau ông giàu, ông đi làm quỹ, ông bán sách và từ đó chúng ta có 2 cuốn sách ảnh hưởng lớn nhất đến đầu tư hậu thế kỉ 20
- Cuốn thứ nhất là" làm giàu từ chứng khoán"
- Cuốn thứ 2 là CANSLIM
Sơ bộ là vậy, tức là ổng là 1 broker dùng kinh nghiệm của mình để tìm ra phương pháp mà ông cho là " tìm được siêu cổ phiếu và thực hiện mua bán hiệu quả"
=> tức là không phải khoa học, tức là không phải định lý Pytago: bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương 2 cạnh góc vuông. KHÔNG PHẢI LUÔN ĐÚNG VÀ NẾU CÓ ĐÚNG THÌ NÓ ĐÚNG NHẤT SẼ ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ VÀO THỜI ĐIỂM ÔNG VIẾT
Và nhớ thêm rằng thị trường Mỹ đã có từ 1792 là đã từ rất lâu rất lâu rồi các bác ạ
Cái em muốn nói đến ở đây là gì:
Đây là kinh nghiệm từ 1 người đầu tư thành công, và đã là kinh nghiệm thì mang tính chất tham khảo và chúng ta nên linh hoạt áp dụng vào từng bối cảnh khác nhau, không thể bê y nguyên 1 lý thuyết có từ 100 năm trước ở 1 đất nước cách ta nửa vòng trái đất và cứ ôm khư khư cái lý thuyết đấy một cách đầy bảo thủ, lý thuyết ấy đã đúng với ông ấy, đúng với nước Mỹ, đúng với nhiều người khác nhưng không có nghĩa nó đúng HOÀN TOÀN với chúng ta tại VN và lúc này.
Học phải đi đôi với hành, lý thuyết mà thực hành sai thì cũng chỉ là lý thuyết suông
Đôi dòng vậy, mà sách của ổng cũng có nhiều cái mình ngẫm được á các bác, chẳng hạn việc ổng k dùng P/E để định giá doanh nghiệp. Đọc sách thì không bao giờ thừa rồi, nhưng đọc xong áp vào sao cho linh hoạt, chứ cái gì cũng phải chuẩn chỉ như sách giáo khoa thì chỉ có trong mơ, hoặc trong 1 mô hình mang tên " ảo tưởng"
Trân quý các bác, hi vọng hữu ích, ngứa tay ngứa chân viết vài dòng bàn luận vậy ấy mà . Chúc các bác buổi chiều mát mẻ nhé!
Đầu tư mà như sách vở thì chắc ai cũng lời lắm bác nhỉ :)))
Chúng ta phải thực tế. Không có lối tắt. Cần có thời gian để trở nên tốt - chứ đừng nói đến việc trở nên tuyệt vời.
THAM LAM, FOMO VÀ SỰ LẠNH LÙNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Nay là ngày mà nhiều cp break xịt, là ngày nhiều người đu tím xong nhìn lại cp lăn ra giảm mạnh, may mắn thì nó còn xanh, đen hơn thì đỏ lè đỏ lét, suy cho cùng cũng chỉ vì không chống lại được cảm xúc, có hai cảm xúc mạnh mẽ mà bất kỳ ai ở trong thị trường cũng phải đối mặt: tham lam và nỗi sợ bỏ lỡ (FOMO). Hai yếu tố này có thể dẫn dắt đến những quyết định sai lầm, sai lầm nối tiếp sai lầm rồi lại kêu gào hoặc sợ hãi thị trường, mong muốn thị trường " trả tiền lại cho tôi" nhưng họ quên mất 1 điều rằng, sai chỉ có cách chấp nhận mình đã sai từ từ làm lại, thị trường này không có chỗ cho sự tủi thân, sai là mất tiền, đặc biệt khi thị trường chứng khoán đơn giản là 1 đám đông lạnh lùng, không chút tình cảm.
Tham lam và fomo xuất hiện khi đang gà gật thì thấy giá cổ phiếu tăng vọt. Nghe đâu tiếng thì thầm vào tai: “Mua đi, đừng bỏ lỡ cơ hội này!” Nhưng thực tế, khi chúng ta bị cuốn vào cơn sóng tham lam, chúng ta thường đánh giá thấp rủi ro và dễ dàng quên đi nguyên tắc đầu tư cơ bản. Kết quả có thể là MẤT TIỀN khi cp không đi đúng kế hoạch, à mà quên làm gì có kế hoạch nào . FOMO giống như một con ma ám ảnh tâm trí, làm chúng ta cảm thấy như mình là người thừa, là người ngoài cuộc, mình là người thất bại vì không có khoản lãi đó, mà quên mất khoản lãi đó chưa bao giờ dành cho chúng ta vì chúng ta chưa chuẩn bị cho nó, lộc đó là của người khác, người đã mua cp đó ít nhất là vào 3 ngày trước. Thay vì bình tĩnh, tự tin tắt bảng thì lại lao vào mua, vội vã bấm nút enter, làm người cuối cùng cầm hòn than hồng, là người đã mua ở mức đỉnh.
Thị trường chứng khoán không quan tâm đến cảm xúc của chúng ta. Nó hoạt động dựa trên cung và cầu, và không có chỗ cho sự yếu đuối. Khi ta tham lam hay sợ hãi, thị trường vẫn tiếp tục di chuyển theo cách của nó. Những cú sốc thị trường có thể xảy ra bất cứ lúc nào, và khi điều đó xảy ra, sự lạnh lùng của thị trường sẽ cho chúng ta thấy rằng chỉ có ai có sự chuẩn bị mới có được thành quả.
Thế có cách khắc phục nào không? Đơn giản thôi, kiến thức kinh nghiệm trải nghiệm, học học và học
Chúng ta phải thực tế. Không có lối tắt. Cần có thời gian để trở nên tốt - chứ đừng nói đến việc trở nên tuyệt vời.
Trân quý
MUA BÁN THẾ NÀO CHO TỐI NGỦ NGON?
Chào buổi chiều các bác, thị trường đang ở một giai đoạn tương đối nhạy cảm, cuối tuần là một kỳ nghỉ lễ " ăn mất" 2 phiên giao dịch đầu tháng 9 kèm với việc thị trường đã tăng 1 đoạn rồi, chỉ cần 1 tín hiệu tiêu cực là sẵn sàng bán thốc bán tháo ngay cốt để bảo vệ thành quả => điều này là hiển nhiên, nhưng chúng ta luôn phải chống lại 1 nỗi sợ vô chừng là " lỡ bán xong mất hàng thì sao?" lỡ cắt xong nó hồi thì sao?"
Câu chuyện bán xong tăng là câu chuyện muôn thuở trên thị trường rồi, vậy nên nhân 1 ngày k biết viết gì em muốn cùng trao đổi với các bác một cách để tránh tình trạng buồn lòng dằn vặt tối mất ngủ
Nguyên tắc vàng: KHÔNG BAO GIỜ MUA BÁN TOÀN BỘ LƯỢNG HÀNG LƯỢNG NAV TRONG 1 PHIÊN
Đơn giản vậy thôi, muốn ngủ ngon thì từ tốn bình tĩnh là ngủ ngon, chẳng hạn thị trường có biến sàn hết, thay vì bán hết toàn bộ, nếu muốn bán hãy bán trước 1 phần, thường là 1 nửa, đó là cắt lỗ. Còn chốt lời cũng vậy, cũng chốt trước 1 phần. Ví dụ mục tiêu TNG của em là tầm 28 thì lên 28 em chốt 1/2 còn lại thấy chart chưa xấu thì cầm tiếp, nếu thấy có gì đó k ổn , chẳng hạn đi ngang lâu quá k tăng được thì chốt!
Đặc biệt là margin thì tìm cách trả càng sớm càng tốt. Đừng quên margin là tiền đi vay, nó còn được gọi là đòn bẩy, vậy nên đã là bẩy thì bẩy cả lãi lẫn cả lỗ, lỗ thì lỗ chổng vó, lãi thì lãi đầy nhà.
Đơn cử như tuần này tt cũng gần cản lớn rồi, các vị thế lãi kha khá mà có sử dụng margin thì chốt dần là vừa, còn bao nhiêu hàng nếu các bác view tt lên như em, view thị trường tăng tiếp qua lễ thì cầm lượng hàng còn lại qua lễ thôi
Hãy để mọi thứ thật đơn giản => tối ngủ ngon lành là được!
Trân quý và chúc các bác buổi tối tốt lành
ĐUA MUA - MỒI CHO CÁ MẬP
Chào buổi chiều các bác, nay em lại quay trở lại với chuyên mục tâm sự chuyện đầu tư, nay nói về 1 vấn đề muôn thuở trên thị trường: mua cao và nghĩ rằng mình sẽ được bán cao hơn
Đầu tiên thì chuyện mua break xuất phát từ các lý thuyết hộp davas và chiến lược mua break out, mua break là khi cổ phiếu vượt 1 vùng kháng cự nào đó + kèm khối lượng và giá tăng nhanh và mạnh, bản chất tất cả các mẫu hình đều là vượt qua 1 vùng kháng cự. Thế nếu mua theo chiến lược này thì có gì sai? Không sai, kiến thức thì sao sai được, nhưng vấn đề là thứ gì cũng có " bối cảnh" nếu tách ra khỏi bối cảnh thì dễ bị hiểu sai và lạm dụng vô tội vạ, chẳng hạn break out còn có chiến lược mua pull back, chứ k phải break cái là đu vào như thể k còn điểm vào nào, hay là nến đảo chiều cũng vậy, mua sẽ có 1 vùng, và k mua ngay thì vẫn sẽ có điểm mua về sau, hoặc đơn giản là quan sát và tìm cơ hội khác.
Việc thua lỗ nặng nhất hay đến từ việc mua bán chẳng có kế hoạch gì cả, chỉ đơn giản là cổ phiếu tăng mạnh, nơi nơi nhà nhà hô hào, mình bị fomo lao vào xúc cho " có bạn có bè, đông mà chết thì chết cùng nhau" nhưng bản chất lúc nào cũng vậy, việc vội vã chẳng đưa lại được kết quả tốt lành. Âu cũng vì " THAM"
TẠI SAO ĐOẠN NÀY MỌI NGƯỜI LẠI THAN KHÓ?
Đơn giản là đã qua lúc thị trường đẩy giá liên tục, múc là có ăn, lỡ cái nhịp đó thì giờ đến đoạn phải ngồi đợi, phải lựa kỹ, nhưng không nhận ra là phải lựa kỹ, chỉ chăm chăm nghĩ rằng cp đó đoạn trước tăng mạnh thì đáng ra nó phải tăng mạnh tiếp " nhất là khi mình đã múc nó"
Cứ thấy nổ lên là hồ hởi múc lấy múc để, chẳng quan tâm là tt đang gần kháng cự, rằng tt đang thiếu tiền, rằng tt đang không phù hợp cho chiến lược múc " nổ vol"
Việc nhồi 1 ít lệnh đánh vọt lên cho nđt thấy tiếc nuối, hoặc bỏ lỡ cơ hội lại cuống cuồng đua lện.
ĐUA MUA THEO BẤT KỲ HÌNH THỨC NÀO HOẶC HƯỚNG NÀO VỀ CƠ BẢN ĐỀU RỦI RO
VÍ DỤ: VND sáng nay vừa nổ lên cái là nhanh chóng bón ngập hành cho hội đua mua mới, hiệu ứng câu cá này cũng lan sang bank
Hãy hiểu 1 vấn đề rằng: cây nổ lên này dành cho những ai đã có sẵn hàng từ trước, giờ là lúc đi chốt lời, chẳng phải dành cho việc mua mới. Lộc cho người đến trước
TT đánh sideway từ cuối năm ngoái đến nay, bản chất vẫn phải mua thấp mới có ăn, mua nền và kiên nhẫn chờ nổ, nhưng khổ cái đâu ai thích chờ đợi đâu. Thích cái cám giác mua cái lãi ngay, nhưng quên mất T0 lãi, T1 lãi, sáng hôm hàng về vẫn lãi, chiều hàng vừa về cái là lăn quay ra.
Thật ra tham gia thị trường ngoài việc kiếm lãi to còn là việc sống sót sau 1 cú táp của cá mập, lỗ ít cũng gọi là 1 thành công rồi, nhưng nhiều người k muốn vậy, chỉ muốn bước vào đây là chỉ có lãi - không chấp nhận việc lỗ ngắn hạn, đến lúc cần hành động cũng k dám hành động, nói chung là chẳng dám làm gì nhưng lại muốn có lãi
Nay tay chân hơi loạng quạng nên muốn viết vài dòng vậy
Trân quý và chúc các bác bình tâm giữa thị trường🍀
NGỘ NHẬN NGUYÊN NHÂN
Chào buổi chiều tươi mát các bác, mới nghỉ lễ về các bác ạ, sáng mới đáp cái chân xuống SG cái là nghĩ nên viết gì tâm tình với các bác chứ nghỉ dài ngày quá nó bị ngứa nghề các bác ạ
Chuyện là đêm qua trằn trọc vì không ngủ được thì chợt nhớ đến một cái thí nghiệm em từng đọc được lâu lắm rồi, thấy có thể liên kết đến việc đầu tư nên muốn lên đây chia sẻ với các bác:
Thí nghiệm như sau: 1 chú bồ câu được nhốt vào 1 chiếc lồng kín, chỉ có một cái khay thức ăn có thể được bỏ vào từ bên ngoài, và một nút bấm màu đỏ bên trong lồng của chú chim bồ câu này
Thời gian đầu cứ định kỳ 3 tiếng người ta sẽ cho thức ăn và nước uống vào cho chú chim bồ câu này ăn, nhưng rồi sau đó ngừng không cho ăn nữa. Chú bồ câu lúc này rất đói nhưng người ta vẫn không cho ăn, nhưng rồi khi chú bồ câu bấm vào cái nút màu đỏ 1 lần, người ta lại cho chú ta ăn, lại lặp lại như vậy, cứ mỗi lần bồ câu bấm nút đỏ 1 lần thì người bên ngoài lại cho thức ăn, thế là tạo 1 thói quen là bấm nút có đồ ăn. Nhưng rồi bấm 1 lần người ta cũng k cho bồ câu ăn nữa, đợi con bồ câu bấm 5 lần mới cho ăn, lại lặp lại quá trình, bồ câu tưởng bấm 5 lần là đồ ăn lại từ trên trời xuất hiện, đơn giản vì bồ câu k biết có người bên ngoài chi phối đồ ăn. Luật chơi được tạo bởi những nhà khoa học chứ không quan trọng con chim bồ câu ấn cái nút đó bao nhiêu lần, chưa bao giờ con bồ câu có quyền quyết định
Các bác thấy câu chuyện này hơi dở hơi đúng không, nhưng nghĩ kỹ lại thì cũng đúng trên thị trường chứng khoán này, lúc chúng ta tưởng rằng đã tìm kiềm được chén thánh " bấm 1 nút" là lãi thì luật chơi lại thay đổi và bản thân chúng ta chẳng biết luật mới là gì. Điều này càng dễ thấy hơn với những ai hay đi tìm “tin” trên thị trường, cứ mỗi diễn biến giá xảy ra là lại loay hoay câu hỏi " có tin gì thế em" và mặc định rằng cái tin đó là “lý do, là bấm nút đỏ” cho vấn đề tăng giá của cổ phiếu
Một cổ phiếu tăng giá phải là cộng hưởng từ nhiều nguyên nhân và đôi khi nguyên nhân mình nghĩ là đúng thật ra chẳng tác động gì đến yếu tố hiện tại
Ví dụ nhóm chứng khoán, cứ mỗi lần nhóm chứng khoán tăng là y như rằng có một thông tin nào đó liên quan đến KRX hoặc nâng hạng được tung ra, nhưng đôi khi bản chất đến từ việc cp giảm sâu quá và dòng tiền đầu cơ vào hoạt động, đơn giản và những cú hồi phục thôi thì sao? Bởi vậy nên mới có thằng vượt đỉnh thằng dò đáy, hay dễ hiểu hơn có nhóm cp cao su, phần lớn nhóm cp cao su ở vn mình là hàng pha tạp , ngoài cao su ra thì KCN cũng đóng góp lớn vào kết quả kinh doanh, vậy việc chỉ phân tích giá cao su tăng thì cp cao su tăng => múc có phải là quá vội vàng không, quá là " ngộ nhận không" hay đơn giản là doanh nghiệp mới có cú bắt tay trong mảng KCN thì sao?
*
Bài này cũng chẳng có kết luận gì, chỉ đơn giản là đưa lên để chúng ta cùng ngẫm, cùng đánh giá lại phương pháp của bản thân, coi có phải chúng ta đang ngộ nhận nguyên nhân không, và tìm cách hoàn thiện phương pháp của bản thân mình
Hi vọng hữu ích, chúc các bác nghỉ lễ vui vẻ và ngày mai chúng ta lại trò chuyện cùng nhau tại đây nhé. Trân quý
--------Gà con nhặt thóc---------
cứ tiền ngay thóc thật như SAC mà húc, khi tin ra giá vượt 50k x2 giá này
Trên một thảo nguyên rộng lớn, nơi mà những chú ngựa hoang sinh sống.
Thảo nguyên này rất lạ, cứ đến chập tối lại có loài dơi quỷ đến cắn, hút máu các chú ngựa hoang này, thế là ngựa hoảng loạn, chạy bạt mạng…
Vài con chạy đến mức kiện sức mà chết…
Nhưng thực tế là những chú dơi hút máu này, vốn dĩ hút lượng máu khá ít, không thể làm ảnh hưởng đến tính mạng 1 chú ngựa hoang to lớn được, thế nhưng ngựa lại chọn cái chết trong sự hoảng loạn, đến kiệt sức.
Trong giao dịch cũng vậy, đôi khi đường giá chạy rất bình thường, nhưng do đánh giá chưa kỹ hoặc mải nhìn đường giá đâm ra hoảng loạn, lo sợ, nhất là nhìn vào lượng tiền đang âm dần, và rồi hành động thiếu suy nghĩ, cắt lệnh rồi tự vào lại, rồi lại cắt lệnh…
Cuối cùng tài khoản cháy lúc nào không hay
Chuyện nhỏ nhưng tự ta hóa nó thành chuyện lớn, tự ta phá bỏ mọi nguyên tắc và rồi ngẩn ngơ tiếc rẻ và thốt ra 2 từ: GIÁ NHƯ
Trân quý
SAO CỨ PHẢI TỰ GIÀY VÒ TÂM TRÍ MÌNH NHƯ VẬY NHỈ!
TT phân hóa, dòng nào ngon thì cứ ngon mà dòng nào nát thì cứ nát, mình mua được dòng ngon cổ ngon rồi thì cứ ôm khư khư thôi, nó xả dòng kia mặc xác nó, tt đỏ mặc xác nó, danh mục lỗ nhẹ 3 4% thì 1 2 phiên tăng lại là xong, cp mình vẫn ngon lành vẫn giữ được xu hướng thì cứ ôm thôi.
TT khó k tạo lợi nhuận ngay thì việc của mình là kiên nhẫn chờ đợi, em thấy có nhiều cái lạ đời, ai đâu có thể mua đúng đáy mà bán đúng đỉnh được, mua xong nó giảm nhẹ 3 5% thậm chí cho 5 7% đi trong khi đó tt giảm cả 50 điểm thì rõ ràng cp mình khỏe, thì việc của mình cứ ôm tiếp thôi
Kiên nhẫn 1 chút k chết ai cả, cứ muốn mua mà ăn ngay thì chỉ có ra đánh bạc, ra bet bóng đá 90p biết kết quả
Đi gửi tiết kiệm 1 năm 6 7%, 1 năm lận còn đợi được thì 1 2 tuần có há gì
Chọn sai cổ thì chấp nhận sai rồi thì cắt thôi, còn quyết định gồng tiếp thì gồng, chọn không cắt nhưng nó giảm tiếp thì chửi, tự mình hành hạ mình!
KHÔNG THUA LỚN LÀ CHÌA KHÓA ĐỂ THẮNG LỚN!
Chiều mưa ở Sài gòn lại hợp tâm trạng để ngồi ngẫm nên em lại ngâm cứu 1 cái gì đó để tám với các bác.
-
Bản chất chúng ta đến với cái thị trường chứng Việt này âu cũng để kiếm tiền, mà đã kiếm tiền thì cũng mong kiếm lớn kiếm nhiều, chẳng ai muốn đến đây để gồng lỗ và mong hòa vốn cả. Nhưng mà nhiều khi cũng thấy các trạng thái giao dịch ngắn hạn chẳng khác mấy với các cửa đặt, các bác cho 1 tỉ lệ thành công, mở vị thế và chờ đợi vị thế vận hành đúng như những gì chúng ta kỳ vọng, cũng k khác mấy con bạc đặt cửa, 3 0 cho quỷ đỏ rồi cũng ngồi nhìn 90 phút trận bóng, có cái khác là ngoài may mắn ra thì chúng ta vẫn có cơ hội về bờ, chứ k có mất trắng như đánh bạc, chúng ta được quyền " chọn mức độ lỗ"
Chính bởi việc chúng ta được chọn " mức độ thua lỗ" nên thành ra mới sinh ra cái quản trị rủi ro, rõ ràng là bạn được quyền chọn mình sẽ thua bao nhiêu, chỉ là chúng ta quên điều đó và hay dùng từ kẹp hàng để miêu tả sự sợ hãi ra quyết định, trạng thái trắng bên mua ít khi xảy ra tại thị trường này, ví dụ như NVL xảy ra cây sàn đầu tiên , các bác hoàn toàn có thể chấp nhận cắt, nhưng rõ ràng những ai đang kẹp NVL đang k chấp nhận thua ít, họ k chọn thua ít -
Kế đến là hãy chấp nhận thị trường, thị trường đang bày ra trạng thái gì thì hãy chấp nhận trạng thái đó, đừng tự huyễn hoặc bản thân. Có một câu rất hay là “Vẻ đẹp của cổ phiếu không nằm trên bảng điện mà nằm trên ánh mắt của kẻ full hàng” rõ ràng việc tự huyễn hoặc bản thân xảy ra rất nhiều trên thị trường, nhiều khi tất cả mọi thứ đều chống lại xu hướng tăng giá của cổ phiếu, nhưng chàng trai si tình này lại cứ cố chấp khen đẹp
-
Làm gì có vụ đưa tiền vào chứng khoán mà k có thua lỗ, ai cũng từng thua lỗ hết á, ngay cả mấy ông thiên tài nổi tiếng vĩ nhân viết sách thì cũng từng thua lỗ cả, đó là điều hiển nhiên phải có và phải chấp nhận khi bước vào đây, k thua lỗ thì chỉ gửi tiết kiệm thôi
*Có hai quy tắc cơ bản để chiến thắng trong giao dịch cũng như trong cuộc sống:
- Nếu bạn không đặt cược, bạn không thể chiến thắng.
- Nếu bạn thua sạch tiền, bạn sẽ không thể đặt cược
Cược ở đây có thể hiểu rất rộng, cược vào những phân tích cơ bản của mình, cược vào dòng tiền, cược vào mẫu hình, cược vào nhận định, đã nói đến xác suất đừng nghĩ đến 2 chữ chắc chắn, kiểu gì cũng phải “cược” 1 phần nào trong đó!
Ngày mưa đôi dòng vậy, hi vọng hữu ích, trân quý và chúc các bác cuối tuần an lành, hạnh phúc, vui vẻ bên gia đình và một sự tăng giá mạnh mẽ của thị trường vào tuần sau!
Chiến lược mua thăm dò hay mua lấy vị thế là một phương pháp đầu tư mà nhà đầu tư thực hiện mua vào một lượng nhỏ cổ phiếu hoặc tài sản trong giai đoạn đầu tiên để thăm dò và đánh giá tình hình thị trường trước khi thực hiện các giao dịch lớn hơn.
Lợi ích của chiến lược mua thăm dò:
- Giảm rủi ro ban đầu: Thay vì đầu tư một số tiền lớn ngay lập tức, nhà đầu tư chỉ bỏ ra một lượng nhỏ để kiểm tra phản ứng của thị trường. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro trong trường hợp xu hướng không diễn ra như dự đoán.
- Theo dõi và đánh giá xu hướng: Khi thực hiện mua thăm dò, nhà đầu tư có thể quan sát thị trường, xác định xu hướng tăng hoặc giảm rõ ràng hơn và điều chỉnh kế hoạch đầu tư. Điều này giúp họ tránh được các quyết định cảm tính và gia tăng xác suất đầu tư thành công.
- Tăng khả năng linh hoạt: Sau khi nắm được vị thế nhỏ, nhà đầu tư có thể dễ dàng quyết định tăng hoặc giảm vị thế tùy vào biến động của thị trường mà không bị quá ảnh hưởng về tâm lý.
- Tối ưu hóa giá mua: Nếu giá tài sản tăng sau khi mua thăm dò, nhà đầu tư có thể tiếp tục mua thêm để mở rộng vị thế. Nếu giá giảm, nhà đầu tư có thể chờ thêm hoặc rút ra khỏi vị thế nhỏ mà không phải chịu thiệt hại lớn.
Hạn chế của chiến lược mua thăm dò:
- Lợi nhuận bị giới hạn trong giai đoạn đầu: Vì nhà đầu tư chỉ mua một lượng nhỏ tài sản ban đầu, họ có thể bỏ lỡ cơ hội gia tăng lợi nhuận khi xu hướng thị trường đi đúng dự đoán ngay từ đầu.
- Cần theo dõi liên tục: Mua thăm dò yêu cầu nhà đầu tư theo dõi chặt chẽ thị trường để đưa ra quyết định mở rộng hoặc rút bớt vị thế. Điều này đòi hỏi nhiều thời gian và sự chú ý.
- Chi phí giao dịch cao hơn: Việc chia nhỏ giao dịch thành nhiều lần có thể làm tăng chi phí giao dịch như phí mua bán, đặc biệt khi mỗi lần mua vào với khối lượng nhỏ.
Khi nào nên áp dụng chiến lược này:
- Khi thị trường có nhiều biến động: Trong điều kiện thị trường không ổn định hoặc thiếu chắc chắn, chiến lược này giúp giảm thiểu rủi ro và thăm dò trước khi có động thái lớn.
- Khi nhà đầu tư chưa chắc chắn về xu hướng: Đối với các nhà đầu tư mới hoặc trong trường hợp xu hướng thị trường chưa rõ ràng, mua thăm dò là cách để lấy vị thế mà không đặt toàn bộ vốn vào nguy cơ.
- Trong đầu tư dài hạn: Chiến lược này phù hợp với các nhà đầu tư dài hạn, giúp họ có thể dần xây dựng một vị thế tốt trong một cổ phiếu hoặc tài sản mà họ tin tưởng.
Tổng kết:
Chiến lược mua thăm dò là một cách khôn ngoan để bước vào thị trường khi có sự không chắc chắn, giúp quản lý rủi ro và tối ưu hóa vị thế đầu tư. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần theo dõi chặt chẽ và đưa ra các quyết định kịp thời để tận dụng tối đa lợi thế mà chiến lược này mang lại.
So găng giữa Lăn Cầu Tuyết và Mua Thăm Dò - Cách nào kiếm đậm mà không sấp mặt?
Chào các bác, thị trường đang tăng nhiệt, và nhiều bác cũng hỏi về mấy cái chiến lược này nọ. Hôm nay, chúng ta sẽ so sánh giữa chiến lược Lăn Cầu Tuyết và chiến lược Mua Thăm Dò - nghe thì tưởng giống nhau, nhưng thực chất là hai kiểu đánh hoàn toàn khác biệt đấy nhé!
Chiến lược Lăn Cầu Tuyết – Đánh Full Margin, Lãi Gấp Nhiều Lần
Full Margin thẳng tay từ đầu!
Bác nào chơi kiểu này thì cứ phải mạnh dạn nạp đủ margin ngay từ đầu, không cần ngại ngần. Cứ cổ phiếu lên giá, sức mua lại nở ra như bóng bay, thì ta lại tiếp tục… mua thêm! Cứ thế mà đánh, giống quả cầu tuyết càng lăn càng to.
Đỉnh điểm là khi lên đỉnh!
Khi thị trường lên đỉnh, bác sẽ có vị thế lớn nhất, tài sản phình ra cực đại. Ngon chưa? Nhưng, nếu có biến cố thì phải biết cách giảm tỷ trọng ngay và luôn, không thì nguy cơ sấp mặt là rất cao!
Ưu điểm?
- Khi thị trường tăng mạnh thì bác là người lãi đậm nhất, bởi vì bác chơi lớn, ăn nhiều.
- Chiến lược này đánh vào sự nhanh nhạy, không để mất cơ hội.
Nhược điểm?
- Rủi ro cực cao!: Đánh full margin mà không kịp thoát khi thị trường đảo chiều thì thôi xác định, lỗ nặng là có thật.
- Phải theo dõi sát nút: Kiểu này bắt buộc bác phải mắt luôn dán vào bảng điện, chỉ cần lơ là một nhịp là có thể ăn bô ngay lập tức.
Chiến lược Mua Thăm Dò – Chơi từ từ nhưng chắc ăn
Từng bước thăm dò thị trường
Không như chiến lược lăn cầu tuyết, mua thăm dò dành cho những bác cẩn trọng hơn. Mua từ từ từng phần nhỏ để thăm dò xem thị trường thế nào đã, không vội đổ hết tiền vào ngay.
Tăng dần vị thế khi chắc chắn
Khi thấy thị trường bắt đầu vào guồng, bác có thể tăng thêm vị thế, nhưng vẫn giữ lại một phần vốn dự phòng. Nhỡ đâu thị trường bất ngờ quay xe thì mình còn cửa rút.
Ưu điểm?
- Giảm thiểu rủi ro: Chơi kiểu này thì dù thị trường quay đầu, mình cũng chỉ mất một phần vốn nhỏ, chứ không phải tất tay hết sạch.
- An toàn cho giai đoạn biến động: Thị trường cứ nhảy múa lên xuống thì kiểu thăm dò này giúp bác bảo vệ tài khoản tốt hơn.
Nhược điểm?
- Lợi nhuận kém hấp dẫn: Không dồn hết tiền vào từ đầu nên khi thị trường tăng mạnh, lãi cũng không lớn bằng anh em chơi full margin.
- Có thể bỏ lỡ cơ hội: Thị trường chạy nhanh mà mình còn chần chừ thăm dò thì dễ trễ sóng.
So sánh giữa Lăn Cầu Tuyết và Mua Thăm Dò
Tiêu chí | Lăn Cầu Tuyết – Đánh Full Margin | Mua Thăm Dò – Đánh Từ Từ |
---|---|---|
Cách vào vốn | Full margin từ đầu | Mua từng phần nhỏ, thăm dò thị trường |
Mức độ rủi ro | Cao, dễ sấp mặt khi thị trường đảo chiều | Thấp hơn, chỉ mất một phần vốn nhỏ |
Lợi nhuận tiềm năng | Tối đa khi thị trường tăng mạnh | Ít hơn, nhưng an toàn hơn |
Phù hợp với thị trường | Thị trường tăng nhanh, mạnh và liên tục | Thị trường biến động, khó lường |
Yêu cầu theo dõi thị trường | Phải cực kỳ sát sao, không lơ là phút nào | Thoải mái hơn, không cần quá sát sao |
Khả năng bảo vệ vốn | Phải nhanh chóng giảm tỷ trọng khi có biến | Luôn giữ một phần vốn để phòng thủ |
Tóm gọn lại cho anh em:
- Lăn Cầu Tuyết: Đánh lớn, ăn đậm, nhưng rủi ro cao lắm nhé. Phù hợp cho bác nào máu me, muốn lướt nhanh lãi lớn khi thị trường tăng mạnh.
- Mua Thăm Dò: An toàn, chắc cú, giảm thiểu rủi ro, nhưng cũng chấp nhận rằng lợi nhuận sẽ không được nhiều bằng. Thích hợp cho những bác muốn ngủ ngon, không phải hồi hộp theo dõi từng phút.
Lựa chọn chiến lược nào thì còn tùy vào khẩu vị rủi ro của các bác. Chơi lớn thì phải chấp nhận mạo hiểm, còn thích an toàn thì cứ từ từ mà thăm dò thôi!