Vài suy nghĩ bâng quơ về thị trường

Ngẫm…

Mỗi người tham gia thị trường chứng khoán đều có cách riêng, giống như việc chọn trang phục mỗi khi xuống phố. Có người thích phong cách đơn giản, người lại ưa màu mè, không ai ép ai phải đi theo lối của mình, nhưng tựu trung lại họ đều muốn đẹp, hay trong chứng khoán ai cũng muốn lãi.

Có người đầu tư dài hạn, vì họ tin vào tiềm năng tăng trưởng của cổ phiếu trong tương lai.
Có người lại lướt sóng, chớp lấy cơ hội trong từng đợt tăng giảm ngắn hạn.
Người đầu cơ nhanh gọn, chỉ mong lợi nhuận tức thời, trong khi người đầu tư thận trọng lại kiên nhẫn chờ đợi kết quả trong dài hạn.
Nhưng đôi khi, người ta không phải lúc nào cũng làm đúng với kế hoạch của mình.

“dài hạn” và “lướt sóng”

Có người nói họ giữ cổ phiếu dài hạn, nhưng thật ra là vì lỗ quá nặng, đành phải ôm mà không bán được.
Còn người khác thì không giữ quá 3 phiên, thấy cổ phiếu khác tăng là nhảy vào với tâm lý “chớp thời cơ”, nhưng sau đó lại ân hận vì quyết định vội vàng.
Nhiều người tự nhủ không mua bán liên tục, nhưng rồi không hiểu sao cứ thế mà lại nhảy vào và ra khỏi thị trường hết lần này đến lần khác.

Tin tức và lòng tham

Tin tức thị trường nhiều khi cũng khiến nhà đầu tư dao động. Có người theo “lái”, mua cổ phiếu theo lời đồn hoặc dựa vào những tin tức hấp dẫn, kiếm được vài “deal” ngon lành. Nhưng khi lỗ, họ lại không chịu bán, ôm cổ phiếu lâu hơn dự định ban đầu.

Không ít nhà đầu tư lãi mà lại ăn mỏng, đến mức không đủ kiên nhẫn để giữ cổ phiếu dài hạn. Khi cuối cùng họ thề “thề non hẹn biển” với cổ phiếu tiếp theo, thì lại bị cuốn vào vòng xoáy gồng lỗ.

Thực tế là: Đánh bại thị trường không dễ. Ai cũng có thể kể lại chiến thắng hoặc thất bại trong quá khứ, nhưng tương lai luôn là một điều bí ẩn. Còn hiện tại thì luôn khiến ta phải suy ngẫm và nghi ngờ.

Khi thị trường ảm đạm, đáng lẽ đây là cơ hội để săn hàng giá rẻ, nhưng đa phần nhà đầu tư lại chán nản, bán tháo và tạm nghỉ.

Khi thị trường sôi động, tất cả nhà đầu tư đều cùng chung niềm vui, nhảy vào mua bán. Thế nhưng, đây cũng có thể là thời điểm " chiếc bô thần kỳ", lúc mọi người đều hưng phấn nhất lại chính là lúc rủi ro tiềm ẩn nhất.

Thị trường vẫn như vậy, vì đám đông vẫn như vậy, để kiếm tiền, suy cho cùng cũng cũng là tách mình khỏi đám đông, để soi kỹ lại những hành động của mình

Có đánh giá, có cải thiện, có cải thiện có thành công!

Trân quý :four_leaf_clover:

CHUYỆN ĐI LỰA QUÁN ĂN

Em không ưa thích đua mua lắm, giống như việc em đi kiếm gì đó bỏ bụng vậy, em sẽ chọn quán trước, coi review coi có ngon không, người ta chấm mấy sao rồi cứ vậy thong thả chọn giờ, đến lúc đó thì ghé quán ăn , từ từ tận hưởng dư vị của món ăn mình đã chọn, đã thấy hợp với mình. Em không thích cái cảnh chen lấn xếp hàng vào 1 cái quán chỉ đơn giản vì thấy nó đang đông người ăn, thứ nhất là nó bon chen, mệt mỏi sau cùng là chắc gì món đó đã hợp miệng mình

Ví von vậy, thị trường tăng lên khen nữa dễ bị lại thành ra mèo khen mèo dài đuôi

Thong thả chờ đủ target canh chốt thôi các bác, con nào nay chưa tăng thì từ từ nó tăng, ai cũng có phần cả

Còn cái việc chúc mừng nhau, ca tụng nhau vì có lãi thì nó cũng không khác gì ra ngoài đường giữa trưa và thốt lên là sao mặt trời nắng vậy, các bác hiểu ý em mà đúng không, kiểu nó bị vô thưởng vô phạt

Trân quý các bác :four_leaf_clover:

TIN TỐT TRÊN ĐỈNH, TIN XẤU DƯỚI ĐÁY - MỘT KỊCH BẢN LẶP ĐI LẶP LẠI

Lạ mà quen, cứ mỗi lần cổ phiếu phục hồi một chút là tin tốt lại “rần rần” trên các trang báo, như thể chẳng có gì xấu đang xảy ra. Nhưng khi cổ phiếu đang chìm sâu dưới đáy, thứ mà nhà đầu tư cần nhất là lòng tin để bám trụ, thì tin xấu lại được tung ra ồ ạt. Câu chuyện về nhóm cổ phiếu thép vào tháng 7, tháng 8 vừa qua là minh chứng sống động cho điều này.

Cứ tăng là khen, cứ giảm là dìm! Khi cổ phiếu thép vừa nhúc nhích lên được một chút, tin tức tích cực về tương lai ngành này nhanh chóng được lan truyền. Nào là “giá thép phục hồi”, nào là “lượng cầu tăng mạnh”, nào là “kỳ vọng Trung Quốc sẽ bơm tiền vào hạ tầng”… Những thông tin này ngay lập tức thổi thêm niềm hy vọng cho nhà đầu tư, làm họ tin rằng chu kỳ tăng trưởng mới đã bắt đầu.

Nhưng quay ngược lại tháng 7 và tháng 8, khi cổ phiếu thép lao dốc mạnh, báo chí lại rộn ràng với những bản tin bi quan: “Kinh tế Trung Quốc suy yếu”, “Cầu thép giảm mạnh”, “Doanh nghiệp thép phá sản hàng loạt ở Trung Quốc”. Những dòng tin này chẳng khác nào đổ thêm dầu vào lửa, khi nhà đầu tư đang chật vật trong bối cảnh cổ phiếu mất giá, cần niềm tin để giữ vững vị thế của mình. Thế nhưng, thay vì hỗ trợ, các thông tin tiêu cực chỉ càng làm thị trường thêm hỗn loạn.

Tâm lý bầy đàn – một trò chơi không hồi kết Khi thị trường tăng, tâm lý “fomo” (sợ bỏ lỡ) kéo theo làn sóng mua vào; lúc thị trường giảm, nỗi sợ thua lỗ lại khiến mọi người bán tháo. Truyền thông dường như hiểu rõ điều này, vô tình hay cố ý, trở thành công cụ khuếch đại hai trạng thái cực đoan của nhà đầu tư. Tin tức tích cực được đẩy mạnh khi cổ phiếu lên, làm gia tăng sự lạc quan; còn tin tiêu cực lại được bơm vào khi cổ phiếu xuống, làm người ta thêm hoảng sợ.

Đâu là sự thật? Thực tế là khi thị trường cần thông tin để đưa ra quyết định đúng đắn, thì những gì chúng ta nhận được lại chỉ là những thứ bề nổi, thiếu chiều sâu và phân tích có tính chiến lược. Nhà đầu tư cần tỉnh táo để hiểu rằng, tin tốt hay tin xấu, đều có thể mang tính tạm thời và không phải lúc nào cũng phản ánh bản chất thật của thị trường. Việc chỉ dựa vào truyền thông để ra quyết định có thể khiến nhà đầu tư rơi vào cái bẫy “tin tức”, mà không có sự chuẩn bị kĩ càng cho những gì thực sự đang diễn ra.

Điều quan trọng là phải tỉnh táo trước những luồng thông tin có vẻ trái ngược và không để bản thân bị cuốn theo “làn sóng truyền thông”. Thông tin có thể bị định hướng theo diễn biến thị trường ngắn hạn, nhưng giá trị thực của một doanh nghiệp chỉ được xác định bởi chiến lược dài hạn và cách nó thích ứng với môi trường kinh tế. Đừng để tin tức làm lung lay quan điểm của bản thân!

Những kẻ chiến thắng thực sự trên thị trường không phải là những người theo đuổi mọi bản tin, mà là những người biết nhìn xa và hiểu được quy luật của trò chơi này.

Trân quý

VÀI DÒNG VỀ THƯƠNG VỤ KHỦNG CỦA VHM NĂM 2024

MUA CỔ PHIẾU QUỸ

Chào buổi chiều các bác, nay em đu trend hơi trễ các bác nhỉ, mua cp quỹ thông báo từ đời nào rồi mà giờ mới lên bài bày đặt phân với chẳng tích, nhưng thôi trễ còn hơn không, bài này thuần kiến thức và mang tính chất lưu trữ và chia sẻ kiến thức, các bác đọc thêm nhé!

Đầu tiên đặt câu hỏi tại sao lúc VHM giá 34, giá thủng đáy, giá thấp nhất mọi thời đại của VHM thì cái đầu sạn nhất Việt Nam, người giàu nhất VN lại ra thông báo mua cổ phiếu quỹ? Tất nhiên rồi, người chủ doanh nghiệp sẽ hiểu doanh nghiệp của mình nhất, họ nhiểu rằng VHM xứng đáng hơn nhiều so với cái giá 34, và giá 34 là quá rẻ để họ mua vào. Nên nhớ khi mua lại chính cổ phiếu của mình, những ai đang nắm giữ cp sẽ được " nở " ra % nắm giữ, tăng quyền lực của họ trong doanh nghiệp. => ngoài ra khi công ty thấy rằng giá cổ phiếu đang bị định giá thấp hơn so với giá trị nội tại, họ mua lại cổ phiếu để củng cố niềm tin từ thị trường và cổ đông rằng công ty đang hoạt động tốt, ngon lành mà giá giảm do cung cầu thôi múc đi kiểu vậy

Và trích lời ChatGPT: “Khi công ty thông báo mua cổ phiếu quỹ, điều này tạo ra lực cầu lớn và giúp hỗ trợ giá cổ phiếu, đặc biệt trong những giai đoạn giá cổ phiếu đang giảm hoặc thị trường đang có nhiều biến động.”

Các bác đọc kỹ sẽ thấy 2 chữ " thông báo" và hiện thực đã xảy ra như vậy : cầu lớn khi " thông báo" còn đến lúc chính thức mua thì KHÔNG

Vì sao? Đơn giản là câu chuyện kỳ vọng và câu chuyện định giá

Đầu tiên là câu chuyện kỳ vọng: ai trên thị trường cũng có câu là " tin ra thì bán" nó phản ánh hiện thực rằng cp tăng là do kỳ vọng, và khi kỳ vọng thành hiện thực, sắp tới k còn kỳ vọng nào lớn hơn thì " bán" cung nhiều hơn cầu thì giảm
Thứ hai là định giá: Khi công ty mua lại cổ phiếu, số lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường sẽ giảm. Điều này giúp tăng giá trị cổ phiếu vì lợi nhuận ròng sẽ chia trên ít cổ phiếu hơn, cải thiện chỉ số EPS (Earnings per Share - Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu)., nhưng câu hỏi đặt ra là nếu chính những người hiểu doanh nghiệp của họ nhất, họ bỏ tiền ra mua thì họ muốn mua giá cao hay giá rẻ? nếu các bác là người trồng ngô và các bác đi mua ngô thì có phải nhìn 1 cái là biết đắt hay rẻ đk?
Theo tính toán của bên VPBankS: Giá trị sổ sách của VHM năm nay khoảng 44.000 đồng/cp, và họ sẽ mua giao động quanh đó thôi, và theo quan điểm cá nhân của em thì sẽ quanh vùng 40 này thôi khó có thể giảm sâu hơn được. cp cũng chiết khấu nhiều rồi

Vậy lật lại câu hỏi là ông bảo ông mang lại lợi ích cho cổ đông, lợi nhuận giữ lại nhiều, vậy sao k chia cổ tức luôn cho lành mà lại bày đặt làm thương vụ này? Rõ ràng chia cổ tức thì chúng ta ai cũng thấy ngon hơn đk? Và em đã dành ra vài tiếng để nghiên cứu thì có vài cách giải thích như sau, nghe cũng lọt tai, các bác đọc thử:

  • CÁI LỢI NÀY LÀ CÁI LỢI DÀI HẠN
    Chia cổ tức mang lại lợi ích ngắn hạn, vì gần như ngay lập tức là có tiền đút túi, chịu thuế 1 chút nhưng tiền nhanh. Tuy nhiên, mua cổ phiếu quỹ đầu tiên là làm nhẹ tàu, thứ 2 là EPS cải thiện, và quan trọng hơn cả là nâng % sở hữu của những cổ đông hiện hữu, những cổ đông lớn sẽ là những người lợi nhất. còn nhỏ như mình thì cái lợi này chưa thấy.
  • LINH HOẠT TRONG ĐIỀU HÀNH
    Chia cổ tức thường tạo ra một kỳ vọng nhất định, và công ty sẽ phải tiếp tục duy trì hoặc tăng cổ tức qua các năm để giữ lòng tin của cổ đông. Tuy nhiên, mua cổ phiếu quỹ không tạo ra kỳ vọng liên tục như vậy, cho phép công ty linh hoạt hơn.
  • GIẢM CHI PHÍ CỔ TỨC TƯƠNG LAI ( NẾU SAU NÀY CHIA)
    Ít cp lưu hành thì tương lai có muốn chia ctuc thì cũng phải chi ít tiền hơn, đơn giản vì ctuc tính trên cổ phiếu

Đôi dòng vậy, tóm lại bài này không có giá trị mua bán, chỉ đơn giản là một tóm tắt ngắn gọn các đặc điểm của mua cp quỹ, sau này trên con đường đầu tư có gặp 1 trường hợp tương tự thì còn biết cách để mà “KIẾM TIỀN”

Trân quý các bác, đọc thấy hay cho 1 like 1 follow các bác nhé!

Còn muốn được tư vấn thì cứ nhắn ■■■■: 0337452503 các bác nhé

Chúc các bác đọc bài vui vẻ!

:four_leaf_clover: