HUB:
Đi tìm cổ phiếu xây dựng, bất động sản tiềm năng
16-11-2021 - 10:00 AM | Thị trường chứng khoán
[Chia sẻ10](javascript:
BÁO NÓI - 6:04
Trong nhóm cổ phiếu bất động sản, VCG của Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam Vinaconex được đánh giá còn nhiều tiềm năng tăng trưởng, với tài sản và quỹ đất hàng nghìn ha.
[TIN MỚI](javascript:void(0))
Mở tài khoản chứng khoán SSI “Giờ vàng số đẹp – Lộc phát phát lộc”
Vinaconex đã bán xong 37% vốn tại Vinaconex 9, cổ phiếu VC9 dậy sóng tăng trần 3 phiên liên tiếp
Vinaconex đang sở hữu những tài sản nào?
Tại thời điểm 30/9/2021, tổng tài sản của Vinaconex đạt 30.840 tỷ đồng, tăng tới 57% so với đầu năm. Dù vậy, khối tài sản mà Vinaconex tích lũy được sau nhiều năm hoạt động trên thị trường được giới phân tích đánh giá có thể cao hơn nhiều so với giá trị sổ sách.
Phân tích sâu hoạt động doanh nghiệp có thể thấy, tài sản của Vinaconex rất giá trị và có tiềm năng sinh lời cao. Chẳng hạn, VCG có vốn đầu tư chi phối vào các lĩnh vực như Thủy điện (nhà máy thủy điện Ngòi Phát với công ty Nedi2 – tổng công suất 84 mw, và thủy điện Đăk Ba – Quảng Ngãi – công suất 30 mw).
Lĩnh vực giáo dục vốn là con gà đẻ trứng vàng của nhiều tập đoàn cũng là thế mạnh của Vinaconex với hệ thống giáo dục Lý Thái Tổ gồm 4.000 học sinh, với 2 Trường Mầm Non, 1 trường Tiểu học và 1 Trường THCS &THPT do VCG sở hữu 100%, trên diện tích 2.4 hecta đất tại khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, Hà Nội). Đặc biệt, Vinaconex còn có thế mạnh trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp nước sạch với Công ty CP Viwaco và Dung Quất) có tổng sản lượng bán lẻ 200.000m3/ngày đêm…
Với tầm nhìn dài hạn cùng định hướng phát triển dự án lớn, Vinaconex đã tích lũy được quỹ đất lên tới 2.000 ha tại nhiều địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên… Trong đó có dự án khu đô thị du lịch Cát Bà - Amatina quy mô 172 ha tại đảo ngọc Cát Bà (Hải Phòng) có tổng mức đầu tư gần 6 tỷ USD; tổ hợp văn phòng cho thuê và căn hộ cao cấp Green Diamond tại Láng Hạ (Hà Nội), khu đô thị đại lộ Hoà Bình kéo dài, khu dân cư đô thị tại Km3 - Km4 ở Móng Cái (Quảng Ninh)., khu đô thị Kim Văn Kim Lũ, khu du lịch Phú Yên – Quảng Nam… Trong chiến lược và kế hoạch đang triển khai, VCG dự kiến nâng quỹ đất lên 5.000 ha vào năm 2025.
Điều đáng nói là Vinconex hiện là một trong những nhà thầu top đầu Việt Nam, sở hữu năng lực xây lắp vượt trội. Không những vậy, Tổng công ty còn được đánh giá cao ở năng lực phát triển dự án bất động sản qua những dự án thực tế, có quy mô lớn tại Hà Nội.
Trong đó, có thể kể đến Dự án Khu Đô thị mới Trung Hòa Nhân Chính có tổng diện tích đất trên 30 ha, tổng mức đầu tư 273.624 tỷ đồng và là khu dân cư được quy hoạch đồng bộ, chất lượng cao cho khoảng 15.000 người sinh sống. Khu chung cư cao cấp N05 (Trung Hòa Nhân Chính) hay Dự án khu đô thị mới Bắc An Khánh có diện tích lên tới 264,13 ha tại huyện Hoài Đức, TP Hà Nội cũng là những dự án nổi bật tại Hà Nội. Với thương hiệu và uy tín đã được khẳng định ở các dự án lớn, năng lực và kinh nghiệm triển khai các dự án bất động sản của Vinaconex được tin tưởng sẽ đem đến chất lượng sống mới cho các khu vực mà dự án có mặt, đồng thời tạo ra hiệu quả cao cho các dự án mà Tổng công ty đầu tư.
Là một trong những doanh nghiệp được hưởng lợi từ chính sách đầu tư công?
Bên cạnh mảng đầu tư với những dự án nổi bật và nhiều tiềm năng như trên, năng lực nhà thầu xây lắp hàng đầu Việt Nam trong cả 3 mảng lớn gồm giao thông, công nghiệp và dân dụng, đem đến nguồn việc dồi dào cho Vinaconex khi Chính phủ chủ trương dành nguồn lực lớn cho đầu tư hạ tầng như đường giao thông, cầu cảng, sân bay…
Cho đến nay, giá trị các hợp đồng xây lắp mà Tổng công ty ký được lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng. Trong đó có nhiều dự án đầu tư công trọng điểm quốc gia như các gói thầu lớn của dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020: Phan Thiết - Dầu giây; Phan Thiết Vĩnh Hảo; Mai Sơn - QL 45; Nghi Sơn - QL 45; dự án đầu tư xây dựng Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 – Hà Nội, một số gói thầu của các dự án xây dựng sân bay Long Thành, Phú Bài, Đà Nẵng…
Theo Vinaconex, doanh thu từ lĩnh vực xây lắp dự kiến tăng trưởng khoảng 20%/năm, từ 2021 trở đi. Ngoài đội ngũ kỹ sư tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, việc tập trung đầu tư cho công nghệ và hệ thống quản trị hiện đại, đã giúp Vinaconex cải thiện biên lợi nhuận gộp trong lĩnh vực xây lắp đạt 9%, cao hơn 30% so với trung bình ngành.
Với định hướng tái thiết lại nền kinh tế sau đại dịch, Chính phủ đã công bố một số gói kích cầu cho lĩnh vực đầu tư công, xây dựng, bất động sản và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới liên quan đến việc triển khai thực hiện các dự án trong lĩnh vực này. Nhờ vậy, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, BĐS được hưởng lợi và được nhận định có nhiều tiềm năng sinh lời từ các dự án đã, đang và sẽ triển khai trong thời gian tới.
Dự án đầu tư xây dựng cảng biển quóc tế Vạn Ninh - Quảng Ninh do Vinaconex góp 40% vốn và là tổng thầu xây lắp
Tới đây, VCG sẽ tiếp tục tiến hành tái cấu trúc phần vốn tại Nhà máy Xi măng Cẩm Phả, EVN quốc tế, một số dự án BOT để tạo nguồn lực, thực hiện M&A các dự án bất động sản đã cơ bản hoàn thiện thủ tục pháp lý để vừa triển khai thực hiện trong năm, vừa tạo quỹ đất dự trữ cho các năm tiếp theo, từng bước nâng cao tỷ trọng giá trị đầu tư trong cơ cấu doanh thu và lợi nhuận của Vinaconex. Dự kiến quy mô đầu tư vốn của Vinaconex vào các dự án trong thời gian tới sẽ lên đến hàng nghìn tỷ đồng, nhất là các dự án hạ tầng có nhiều tiềm năng. Đơn cử như dự án cảng biển quốc tế Vạn Ninh tại Quảng Ninh mà tổng công ty góp 40% vốn và là tổng thầu xây lắp của dự án, mới được khởi công cuối tháng 10 vừa qua.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 15/11, cổ phiếu VCG đạt 45.800 đồng/cổ phần. Có thể thấy, nếu so với tổng tài sản và tiềm năng thực của doanh nghiệp, cũng như so sánh với các doanh nghiệp trong ngành, thị giá cổ phiếu VCG đang ở mức hấp dẫn để đầu tư, xét cả ngắn và trung hạn.
Các bác cứ chia ra mà gom dần nhóm Vòng dòng này. Rồi để đó đợi target 50% thì chốt.
hôm nay em đã mua VCG. cảm ơn bác
chịu khó giữ tầm 3 tháng đừng lướt ra vào nhé bác. Tiếp nối thành công CEO em đã khuyến nghị cách đây 3,4 tháng. sẽ là nhóm Vàng Dòng này. Các bác có thể chia ra mua mỗi mã 1 ít để đảm bảo lúc nào cũng có mã tăng không sốt ruột.
LTG: Bình quân mỗi tháng, Lộc Trời thu hơn 351 tỷ đồng từ thuốc bảo vệ thực vật
Báo đầu tư | 1/11 lúc 15:28
Chia sẻĐăng lạiBình luận (18)
Luỹ kế 9 tháng, Lộc Trời ghi nhận hơn 3.160 tỷ đồng doanh thu từ thuốc bảo vệ thực vật; tương ứng bình quân mỗi tháng thu hơn 351 tỷ đồng, cao hơn cùng kỳ năm ngoái 82 tỷ đồng.
Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (UPCoM: LTG) vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2021.
Theo đó, Tập đoàn ghi nhận doanh thu thuần tăng 12,42% so với cùng kỳ (đạt 1.992 tỷ đồng) nhưng do chi phí hoạt động và chi phí tài chính đều tăng nên lãi ròng trong quý này giảm gần 65%, chỉ còn 31,1 tỷ đồng (tương ứng giảm 60,4 tỷ đồng).
Chi phí lãi vay trong quý này của Tập đoàn ở mức 40,6 tỷ đồng (cao hơn cùng kỳ năm ngoái gần 20 tỷ đồng). Chi phí bán hàng tăng 5% và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 23,8%.
Công ty ghi nhận lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chỉ còn 54.1 tỷ đồng, thấp hơn cùng kỳ hơn 60 tỷ đồng. Biên lợi nhuận ròng của quý chỉ còn 1,56%, trong khi cùng kỳ xấp xỉ 5,2%.
Cơ cấu doanh thu của Lộc Trời trong 9 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái.
Đến cuối tháng 9/2021, tổng tài sản của Lộc Trời tăng 17,6% so với đầu năm, lên 8.143 tỷ đồng.
Trong đó, tài sản ngắn hạn đến cuối tháng 9 tăng 18% so với hồi đầu năm, lên 6.343 tỷ đồng. Đầu tư tài chính ngắn hạn chỉ còn xấp xỉ 39 tỷ đồng, giảm hơn 90 tỷ đồng. Hàng tồn kho tăng mạnh từ 2.500 tỷ đồng lên 4.119 tỷ đồng.
Tài sản dài hạn ở mức 1.800 tỷ đồng. Công ty ghi nhận 100 tỷ đồng khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn.
Nợ phải trả đến cuối kỳ tăng 1.179 tỷ đồng so với hồi đầu năm, lên mức 5.263 tỷ đồng. Trong đó, nợ ngắn hạn tăng 1.123 tỷ đồng bao gồm khoản vay ngắn hạn tăng thêm 1.748 tỷ đồng.
Ngoài ra, nợ dài hạn đã tăng lên 75 tỷ đồng đến cuối kỳ (từ mức 18,6 tỷ đồng hồi đầu năm), do công ty ghi nhận thêm 60,1 tỷ đồng vay và nợ thuê tài chính dài hạn.
Bảng: Kết quả kinh doanh luỹ kế 9 tháng của Lộc Trời so với cùng kỳ năm ngoái (Đvt: tỷ đồng)
Lộc Trời có 20 công ty con và chỉ còn 1 công ty liên kết do không còn nắm 29,91% vốn tại Công ty cổ phần Lion Agrevo.
Hồi đầu năm, công ty có 2 công ty liên kết là Lion Agrevo (kinh doanh thuốc trừ sâu) và công ty TNHH Thương mại Quốc tế Viên Thị Lộc Trời Quảng Đông (kinh doanh thuốc trừ sâu, phân bón và gạo (sở hữu 49% vốn).
Vốn cổ phần Nhà nước tại Lộc Trời tương đương với hơn 19,4 triệu cổ phiếu trong tổng số hơn 80,5 triệu cổ phiếu.
Thuốc bảo vệ thực vật tăng giá chồng tăng giá
LTG LTG LTG
LĐO | 31/10/2021 | 20:21
Hàng triệu nông dân vùng ĐBSCL gặp đang khó khi thuốc bảo vệ thực vật tiếp tục tăng chóng mặt.
Theo ghi nhận của ngành nông nghiệp nhiều tỉnh tại ĐBSCL như An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, giá thuốc bảo vệ thực vật đang tăng với tốc độ chóng mặt. Bên cạnh mức tăng bình quân 10-30%, cá biệt có mặt hàng tăng lên đến 50%.
Giá nhiều mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật đang tăng. Ảnh: LT
Điển hình là thuốc trừ cỏ, bình quân tăng 50.000đồng/sản phẩm, tương đương 50%. Cụ thể là thuốc trừ cỏ Sofit, vụ trước đại lý bán ra khoảng 220.000 đồng/chai thì vụ này bán ra khoảng 270.000 đồng/chai. Giá tăng mạnh, nhưng lại có hiện tượng cháy hàng “cục bộ”.
Nguyên nhân được xác định là do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Do phải chấp hành sản xuất theo quy định phòng chống dịch COVID-19 nên nhiều nhà máy, công ty sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải hạ công suất làm việc xuống còn 50-60%. Và hệ lụy của vấn đề là tạo ra hạn khan hiếm thuốc bảo vệ thực vật.
Cùng với phân bón, xăng dầu, giá thuốc bảo vệ thực vật tăng sẽ đe dọa lợi nhuận của nhà nông. Ảnh: LT
Điều này còn gia tăng nguy cơ buôn lậu thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc.
Thực tế tại An Giang cho thấy, những ngày gần đây lực lượng chống buôn lậu tỉnh này liên tục bắt giữ nhiều vụ bày bán thuốc bảo vệ thực vật mang nhãn mác nước ngoài, nhưng không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ với số lượng lớn. Thậm chí, có trường hợp bán thuốc bảo vệ thực vật “nội địa” nhưng đã hết hạn sử dụng từ nhiều tháng trước.
Điển hình là ngày 25.10, khi kiểm tra cửa hàng vật tư nông nghiệp “Bảy Phận” tại ấp Mỹ Thiện, xã Mỹ Đức, huyện Châu Phú, Tổ liên ngành chống buôn lậu của tỉnh An Giang phát hiện 11.580 chai, gói thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ…
Lực lượng chống lậu tỉnh An Giang kiểm tra và phát hiện trên 11 ngàn đơn vị thuốc bảo vệ thực vật tại cửa hàng vật tư nông nghiệp Bảy Phận (Mỹ Đức - Châu Phú) không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ. Ảnh: CA An Giang
Tuy nhiên, tại thời điểm kiểm tra, cửa hàng không cung cấp được hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ. Điều này sẽ làm gia tăng khả năng “tiền mất tật mang” cho nhà nông, nhất là người trồng lúa.
Đáng lo hơn việc tăng này được xem như cơn bão chồng bão đe dọa nghiêm trọng lợi nhuận của nhà nông. Bởi trước đó, nhiều mặt hàng đầu vật tư nông nghiệp, như: phân bón, xăng dầu… đều tăng với tốc độ chóng mặt. Trong khi đó, đầu ra của nhiều sản phẩm nông nghiệp gần như không tăng, thậm chí là lúa, mặt hàng chủ lực chỉ tăng giá một cách “nhỏ giọt”.
vâng, bác có nhóm ■■■■ không cho em theo với. CEO quả thật kinh điển, tiếc là thời điểm đó em chưa biết đến bác
Bác xem lại các pic của em không chỉ có CEO. Từ Than, Xi măng, C4G, DPG, FRT, VGT …
Bác để lại số z-a-l-o để em ad vào nhóm.
toàn những siêu sao . quá đỉnh bác ạ
Gạo xuất khẩu của Việt Nam neo cao ở mức 528 USD/tấn
LTG Hưởng lợi giá gạo và giá thuốc bảo vệ thực vật
Báo đầu tư | 49 phút
Chia sẻĐăng lạiBình luận (3)
Việt Nam xuất khẩu 5,183 triệu tấn gạo sau chặng đường 10 tháng năm 2021, đạt kinh ngạch 2,74 tỷ USD, giá trung bình đạt 528,1 USD/tấn.
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trung bình 10 tháng 2021 đạt 528 triệu USD/tấn.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo ra thị trường nước ngoài tiếp tục tăng tháng thứ 4 liên tiếp, tháng 10 tăng 4,1% về lượng, tăng 9,8% về kim ngạch và tăng 5,5% về giá so với tháng 9/2021.
So với tháng 10/2020 thì tăng mạnh 70,4% về lượng, tăng 67,8% kim ngạch, nhưng giá giảm nhẹ 1,5%, đạt 618.120 tấn, tương đương 321,94 triệu USD, giá trung bình 520,8 USD/tấn.
Tính chung cả 10 tháng năm 2021, xuất khẩu gạo lại sụt giảm 3,1% về khối lượng, nhưng tăng 3,7% kim ngạch, tăng 7,1% về giá so với 10 tháng năm 2020. Cụ thể, cả nước xuất khẩu 5,183 triệu tấn gạo, thu về gần 2,74 tỷ USD, giá trung bình đạt 528,1 USD/tấn.
10 tháng qua, xuất khẩu gạo sang thị trường Philippines đạt kim ngạch cao nhất, với triệu 2,09 triệu tấn, tương đương gần 1,07 tỷ USD, giá trung bình 510,9 USD/tấn, tăng 12,5% về lượng, tăng 23% về kim ngạch và tăng 9,5% về giá so với cùng kỳ năm 2020.
Xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc 10 tháng năm 2021 tăng mạnh 40,5% về lượng, tăng 21,2% về kim ngạch nhưng giảm 13,8% về giá so với cùng kỳ năm 2020, đạt 924.030 tấn, tương đương 459,85 triệu USD, giá trung bình 497,7 USD/tấn; chiếm 17% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.
Tiếp sau đó là xuất khẩu gạo sang thị trường Gana trong tháng 10/2021 tăng mạnh 95% cả về lượng và kim ngạch so với tháng 9/2021, đạt 68.188 tấn, tương đương 41,83 triệu USD.
Tính chung cả 10 tháng năm 2021 xuất khẩu tăng 3,9% khối lượng và tăng 14,9% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2020, đạt 510.013 tấn, tương đương 302,98 triệu USD, giá 594 USD/tấn; chiếm 9,8% trong tổng lượng và chiếm 11% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.
Như vậy, sau nhiều tháng chịu tác động bởi dịch bệnh, hoạt động xuất khẩu gạo vẫn đang tiếp tục giữ vững phong độ và duy trì được giá xuất khẩu ở mức khá cao. 2 tháng còn lại sẽ là cao điểm để các doanh nghiệp thực hiện trả các đơn hàng đã ký, tiến tới hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 6,3 triệu tấn gạo trong năm 2021.
Xuất khẩu gạo sang các thị trường trong 10 tháng 2021.
Xuất khẩu gạo châu Á gặp khó do cước vận chuyển tăng cao
Xuất khẩu gạo của một số quốc gia châu Á như Thái Lan, Ấn Độ và cả Việt Nam tiếp tục gặp nhiều khó khăn do khâu vận chuyển như thiếu tàu…
Thị trường thép từng bước được khôi phục
Kinh tế & Đô thị | 16 phút
Chia sẻĐăng lạiBình luận (11)
Sản xuất công nghiệp trong tháng 10 khởi sắc khi các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng và hoạt động sản xuất kinh doanh từng bước được khôi phục trong trạng thái bình thường mới.
Trong tháng 10, thị trường thép có nhiều khởi sắc. (Ảnh: Hòa Phát)
Số liệu từ Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho thấy, trong tháng 10, tình hình sản xuất - bán hàng những sản phẩm thép có nhiều khởi sắc sau khi các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng.
Cụ thể, trong tháng 10, sản xuất thép thành phẩm đạt 2,87 triệu, tăng 19,36% so với tháng 9/2021, và tăng 14% so với cùng kỳ năm 2020; bán hàng thép các loại đạt 2,67 triệu tấn, tăng lần lượt 20,55% so với tháng trước, và 36,4% so với tháng 10/2020.
Sản xuất thép trong năm 2021. (Ảnh: VSA)
Lũy kế tính từ đầu năm 2021, sản xuất và bán hàng các sản phẩm thép các loại tính chung 10 tháng đầu năm 2021 vẫn tăng khá do kế thừa được kết quả kinh doanh tốt của những tháng đầu năm 2021.
Với thép thô sản xuất đạt 19,68 triệu tấn, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2020. Tiêu thụ đạt 19,145 triệu tấn, tăng 20% so với cùng kỳ 2020. Trong đó xuất khẩu đạt 1,856 triệu tấn tấn, giảm 30% so với cùng kỳ 2020.
Bán hàng thép trong năm 2021. (Ảnh: VSA)
Sản xuất và bán hàng thép thành phẩm các loại tăng trưởng lần lượt đạt 22,9% và 21,8%. Sản xuất thép thành phẩm đạt hơn 27,7 triệu tấn, tăng 22,9% so với cùng kỳ năm 2020; Bán hàng thép các loại đạt gần 24,6 triệu tấn, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khẩu thép các loại đạt hơn 6,4 triệu tấn, tăng 77,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Tình hình xuất nhập khẩu các sản phẩm thép, trong tháng 9/2021, nhập khẩu thép về Việt Nam đạt khoảng 814 nghìn tấn với kim ngạch khoảng 934 triệu USD, giảm 3,23% về lượng nhưng tương đương trị giá so với tháng trước; so với cùng kỳ năm trước giảm 19,55% về lượng nhưng tăng 48,2% về giá trị.
Tình hình nhập khẩu các sản phẩm thép. (Ảnh: VSA)
Cũng trong tháng 9/2021, xuất khẩu thép của Việt Nam đạt 1,356 triệu tấn, giảm 11,74% so với tháng trước nhưng tăng 30,71% so với cùng kỳ năm 2020 về sản lượng xuất khẩu. Trị giá xuất khẩu đạt hơn 1,404 tỷ USD giảm % so với tháng 8/2021 và tăng hơn 1,58 lần so với cùng kỳ năm 2020.
Tính từ đầu năm, nhập khẩu thép thành phẩm các loại về Việt Nam khoảng 9,68 triệu tấn với trị giá hơn 8,67 tỷ USD, giảm 5,93% về lượng nhưng tăng 43,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Như vậy, Việt Nam đã nhập siêu khoảng 236 triệu USD trong 9 tháng.
Còn về xuất khẩu, Việt Nam xuất khẩu thép đạt khoảng 9,687 triệu tấn, với trị giá đạt hơn 8,67 tỷ USD đến hơn 20 quốc gia và khu vực trên thế giới.
tlh lãnh đạo có ok không Bác chủ nhà ơi
LTG ban lãnh đạo tuyệt
- Vê TA, LTG có các chỉ số tài chính khá ổn nếu không nói là khá tốt. EPS 5.900 đồng , PE mới có 6.9 trong khi TB Vnindex là 18. Kế hoạch chia cổ tức đều hàng năm bằng tiền từ 20% đến 30% cho tới năm 2023 ( vừa mới chia xong tiền mặt 15% cho cổ đông.)
- Về đội ngũ lãnh đạo LTG, ngoài Chủ tịch Huỳnh Văn Thòn là người nổi tiếng tâm huyết với LTG ra, còn có đội ngủ chuyên gia quản trị siêu khủng như đã nêu:
- Mr. Phillip Rosler cựu Phó TT Đức, nguyên là bác sĩ y khoa và chuyên gia kinh tế ngoại giao. Giúp mở rộng mối quan hệ đối tác và khách hàng các thị trường quế tế lớn như Mỹ, EU.
- Mr. Trần Thanh Hải, Chủ tịch Nutifood chuyên ngành về chăm sóc sức khỏe và thực phẩm dinh dưỡng hàng đầu VN.
- Mr. Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch Thế giới di dộng, chuyên gia về quản trị hệ thống và chuỗi cung ứng bán lẻ hàng tiêu dung đầu ngành VN ai cũng biết như Điện máy xanh, Bách hóa xanh…
- Lương thực, thực phẩm lúa gạo… là nhu cầu không thể thiếu được của hàng tỷ người trên thế giới và VN, đặc biệt sau giai đoạn giản cách và đinh trệ sản xuất vì dịch bệnh covid, lúa gạo trở nên quan trọng hơn trong chính sách và mục tiêu bảo vệ An ninh lương thực của VN.
- LTG thật sự hướng đến mục tiêu phát triển lâu dài cho ngành sản xuất lúa gạo nói chung và hệ sinh thái bền vững của LTG thông qua việc trích lập 360 tỷ lợi nhuận sau thuế vượt chỉ tiêu kế hoạch hàng năm cho Quỹ hộ trợ nông dân trồng lúa gặp khó khăn và 360 tỷ cho Quỹ hỗ trợ nhân viên khi gặp khó khăn vì thiên tai dịch bệnh, mất mùa….
LTG: Vụ Đông Xuân bắt đầu, vì đây là mùa vụ lớn nhất ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước, nên tiềm năng xuất khẩu gạo và nhu cầu thuốc bảo vệ thực vất lớn.
Nhu cầu thế giới tăng, cơ hội rộng mở với doanh nghiệp xuất khẩu gạo
Tính chung 9 tháng năm 2021, cả nước xuất khẩu 4,57 triệu tấn gạo, thu về gần 2,42 tỷ USD, giá trung bình đạt 529 USD/tấn, giảm 8,3% về khối lượng, giảm 1,2% về kim ngạch, nhưng giá tăng tới 7,8%.
Văn Giáp (TTXVN/Vietnam+) 20/10/2021 12:07 GMT+7
TIN LIÊN QUAN
ĐBSCL khôi phục sản xuất: Doanh nghiệp thích ứng tình hình mới
19/10/2021 13:00
Thị trường nông sản tuần qua: Giá lúa, gạo ở ĐBSCL ổn định
17/10/2021 18:36
Gạo Việt Nam có xu hướng tăng cả trong nước và thế giới
03/10/2021 12:21
Giá gạo Việt Nam tăng lên mức cao trong hai tháng rưỡi qua
03/10/2021 06:00
Xuất khẩu nông nghiệp kỳ vọng đạt mục tiêu 44 tỷ USD trong năm 2021
02/10/2021 10:40
Các địa phương tháo gỡ khó khăn trong thu hoạch, vận chuyển lúa
21/09/2021 06:00
Ngân hàng ‘xắn tay’ tháo gỡ khó khăn cho lúa gạo khu vực ĐBSCL
26/08/2021 16:08
Bốc xếp gạo xuất khẩu tại tỉnh An Giang. (Ảnh: Công Mạo/TTXVN)
Việc nới lỏng các quy định giãn cách, cùng với nhu cầu mặt hàng gạo trên thế giới tăng cao được nhận định sẽ mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo ra thị trường nước ngoài tăng 3 tháng liên tiếp, tháng 9 tăng 19% về lượng, tăng 20,5% về kim ngạch và tăng 1,3% về giá so với tháng 8/2021.
So với tháng 9/2020 cũng tăng mạnh 54,5% về lượng, tăng 50% kim ngạch nhưng giá giảm 2,8%, đạt 593.624 tấn, tương đương 293,15 triệu USD, giá trung bình 493,8 USD/tấn.
Tính chung 9 tháng năm 2021, cả nước xuất khẩu 4,57 triệu tấn gạo, thu về gần 2,42 tỷ USD, giá trung bình đạt 529 USD/tấn, giảm 8,3% về khối lượng, giảm 1,2% về kim ngạch, nhưng giá tăng tới 7,8%.
Xuất khẩu sụt giảm trong 9 tháng được cho là do ảnh hưởng của dịch COVID-19, gây ra những khó khăn trong việc thu hoạch và lưu thông lúa gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Tuy nhiên, giới phân tích nhận định, khi dịch bệnh được kiểm soát, hoạt động sản xuất và xuất khẩu sẽ sớm được khôi phục trở lại.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Việt Nam có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu gạo, khi nguồn cung từ các quốc gia xuất khẩu gạo lớn như Ấn Độ, Thái Lan được dự báo sẽ giảm. Trong khi đó, nhu cầu gạo trên thế giới đang gia tăng.
Bên cạnh đó, theo Công ty Trách nhiệm hữu hạn Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ 8/2020 đang hỗ trợ nhiều doanh nghiệp trong nước trong việc xuất khẩu gạo sang thị trường châu Âu.
Ngoài ra, nhu cầu lương thực thực phẩm thế giới kỳ vọng sẽ phục hồi. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) dự báo tiêu thụ gạo toàn thế giới mùa vụ 2021-2022 đạt 512,3 triệu đơn vị, tăng 1,8% so với cùng kỳ.
[Nhãn hiệu Gạo Việt Nam được bảo hộ tại 22 quốc gia trên thế giới]
Đây là tín hiệu tích cực cho tiêu thụ gạo thị trường thế giới. Giá gạo trên thế giới đã có sự phục hồi giai đoạn tháng 9-10/2021 do nhu cầu thế giới tăng trở lại trong khi nguồn cung có phần hạn chế.
Trung Tâm Thông Tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công Thương (VITIC) cho biết, tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhu cầu gạo trong nước từ vụ Thu Đông tăng nhẹ, nhưng điều này không ảnh hưởng đến giá xuất khẩu.
Thực tế, việc tăng xuất khẩu gạo đang tạo đà cho tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp nhờ giá bán cao hơn.
Đơn cử quý 3/2021, Công ty cổ phần nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (mã chứng khoán: TAR) có lợi nhuận theo quý cao nhất kể từ khi doanh nghiệp này lên sàn giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội(HNX) vào năm 2019.
Cụ thể, lợi nhuận quý 3của doanh nghiệp đạt 40 tỷ đồng, tăng 66% so với cùng kỳ và tăng gấp đôi so với quý 2/2021. Lợi nhuận tăng mạnh, trong bối cảnh doanh thu ước đạt 500 tỷ, giảm 8% so với cùng kỳ.
Theo lý giải của doanh nghiệp thì việc doanh thu giảm nhưng lợi nhuận tăng mạnh vì doanh nghiệp đã chuyển chiến lược tập trung xuất khẩu dòng gạo sạch cao cấp có giá xuất khẩu cao hơn.
Phía công ty cũng rất kỳ vọng vào sự tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong thời gian tới. Ban lãnh đạo công ty tự tin khi dịch bệnh được kiểm soát cơ bản, doanh nghiệp sẽ có cơ hội hoàn thành, thậm chí vượt mức kế hoạch kinh doanh đã được thông qua tại Đại hội cổ đông.
Cùng với chiến lược tập trung xuất khẩu, trong thời gian tới, doanh nghiệp cho biết sẽ tham gia đấu thầu nhiều gói thầu xuất khẩu có giá trị lớn sang thị trường châu Á như: Malaysia, Philippines, Hàn Quốc…
Đối với thị trường châu Âu, từ tháng 6/2021, doanh nghiệp đã mở văn phòng đại diện tại Hamburg (Đức) để các khách hàng thuộc Liên minh châu Âu tiếp cận sản phẩm được thuận tiện hơn. Công ty cho biết, nhờ mở văn phòng đại diện tại Đức, lượng khách hàng ở châu Âu đến mua sản phẩm đã tăng khá nhiều.
Công nhân lao động bốc xếp gạo tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên xuất nhập khẩu-kinh doanh tổng hợp Mỹ Linh. (Ảnh: Minh Trí/TTXVN)
Đối với Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (mã chứng khoán: LTG), doanh nghiệp này đặt kế hoạch doanh thu thuần năm 2021 đạt 14.155 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 400 tỷ đồng; lần lượt tăng 87% và 8% so với năm trước.
Thực tế nửa đầu năm 2021, doanh nghiệp có doanh thu 5.122 tỷ đồng, gấp 2,3 lần; lãi sau thuế 231 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ năm trước.
Doanh thu lương thực - gạo đạt 2.345 tỷ đồng, gấp 5,3 lần cùng kỳ năm 2020 và trở thành mảng đóng góp doanh thu lớn nhất
Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời chưa có báo cáo kết quả kinh doanh quý 3/2021, nhưng giới phân tích dự báo doanh thu của công ty sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong quý 3/2021 và tăng mạnh trong quý 4, khi vụ Đông Xuân bắt đầu, vì đây là mùa vụ lớn nhất ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước.
Nhờ những kỳ vọng đối với các doanh nghiệp ngành gạo, trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu cũng được đà tăng mạnh. Theo đó chốt phiên giao dịch 19/10, LTG có giá 42.700 đồng/cổ phiếu, tăng gần 53,6% so với phiên giao dịch cuối năm trước 31/12/2020.
AGM của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang có giá 36.000 đồng/cổ phiếu (chốt phiên 19/10), tăng hơn 182,3% so với giá cuối năm 2020. Đặc biệt, TAR của Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An tăng tới gần 83% chỉ trong thời gian từ cuối tháng 7 đến nay./.
HUB
(1) KCN Phú Bài 1,2: KCN Phú Bài là KCN tập trung đầu tiên của tỉnh Thừa Thiên Huế, được thành lập theo Quyết định 1144/QĐ-TTg ngày 22/12/1998 của Thủ tướng chính phủ, có tổng diện tích 196,75 ha, chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn I: 53,04 ha; giai đoạn II: 143,71 ha. Hiện tại Phú Bài 1,2 đã gần full.
(2) KCN Phú Bài 4 đợt 1: HUB đang làm thủ tục nhận chuyển nhượng lại CTCP Đầu tư Trung Quý - Huế. Khu này có tổng diện tích là 86ha.
(3) KCN Phong Điền giai đoạn 1 khu A: Khu công nghiệp Phong Điền giai đoạn I- khu A có quy mô 210,5ha nằm trong tổng thể phát triển khu công nghiệp Phong Điền theo quyết định của thủ tướng chính phủ vào tháng 7/2009 với quy mô 400ha, mở rộng phát triển 700ha vào năm 2020 nằm trong cụm đô thị động lực phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế.
(4) Mảng bán gạch Tuynel, gỗ, bê tông,…: DT và lợi nhuận chính đến từ mảng gạch Tuynel của các công ty con. Mảng này có biên LNG rất cao khoảng 26%, cực hiếm DN đạt dc mức biên LN cao như vậy trong ngành vật liệu xây dựng. Mảng này mỗi năm DT khoảng 180-200 tỷ, LN ròng khoảng 20 tỷ đồng, tăng trưởng 10-15%/năm.
(5) BĐS để bán:
- Dự án Tam Thai: Đây là catalyst chính của HUB có tổng diện tích cả khu 10,9 ha, trong đó đất ở và chỉnh trang là 3,8 ha.
- Chung cư Đào Tấn: Xây dựng khu nhà liền kề và 3 khối nhà chung cư thương mại trên tổng diện tích 8.370 m2. Tổng vốn đầu tư 159 tỷ đồng.
- Nhà ở xã hội tại Bàu Vá: Cuối 2018 HUB đã trúng dự án này.
- Còn 1 dự án đất nền lớn hơn Tam Thai : T sẽ nói sau
(6): BĐS cho thuê: HUB đang sở hữu 5 lô đất đắc địa tại trung tâm Thừa Thiên Huế (28 Lý Thường Kiệt, số 9 Phạm Văn Đồng, 23 Hà Nội, 30 Hùng Vương, 52 Phan Chu Trinh). Việc cho thuê các lô đất này đem về cho HUB khoảng 5 tỷ đồng lợi nhuận/năm. Giá gốc các lô đất này là 82 tỷ đồng, tuy nhiên giá thực tế sẽ gấp rất nhiều lần.
HUB đang có kế hoạch sẽ chuyển đổi các lô đất này thành khách sạn, hostel để kinh doanh thông qua việc thành lập công ty con mới.
(6) Mảng xây lắp và khác: Mảng này k đem lại nhiều LN.
** Dự án Tam Thai có tổng diện tích 10,9 ha trong đó 2,8ha biệt thự và đất nền dự kiến đem về 700-800 tỷ DT và 300 -400 tỷ LNST.**
HUB trả cổ tức 15%/năm
HUB bé hạt tiêu tiếp sau L14, CEO mai vào được chưa thím. Vừa có phiên trần nổ vol xác nhận vào sóng dài có vẻ ổn đấy thím.
Tuỳ khẩu vị nhé bác. Bác nào thích mã nào thì mua mã đó, thích tất thì chia đều mua mỗi mã 1 ít.
Giá đỏ thì cứ tranh thủ mà gom đừng đợi giá xanh lại đua nhé các bác. Bài học CEO vẫn còn đó. Lúc người ta chê thì mình mua vào.
e đã xúc VCG, cảm ơn bác 168