1. Tổng quan
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - Công ty Cổ phần thành lập năm 1975.
GVR tập trung vào 5 lĩnh vực kinh doanh chính bao gồm:
Trồng, chế biến, kinh doanh cao su.
Chế biến gỗ.
Sản phẩm công nghiệp cao su.
Đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp.
Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
GVR có thế mạnh và nguồn lực lớn về đất đai để phát triển trồng rừng nguyên liệu.
2. Tình hình KQKD
-
6T24, sản lượng khai thác cao su đạt 115.000 tấn (-12.4% svck)
-
Sản lượng tiêu thụ cao su đạt 176.000 tấn (-17% svck)
-
Giá bán cao su trung bình ước đạt 37,7 triệu đồng/tấn (+34% svck)
-
Doanh thu cao su đạt 6.669 tỷ đồng (+12% svck)
-
LNTT đạt 1.541 tỷ đồng (+3% svck).
-
Đối với mảng BĐS KCN, doanh thu ổn định đạt 285 tỷ đồng (+7% svck), LNTT đạt 429 tỷ đồng (-4% svck) chủ yều từ KCN NTU 1&2, KCN Tân Bình.
-
Kết quả trong 6T24, doanh thu của GVR đạt 9.238 tỷ đồng (+11% svck) và LN ròng đạt 1.296 tỷ đồng (+17% svck)
https://i.imgur.com/u5JVtG2.png
3. Tiềm năng tăng trưởng -
Kỳ vọng giá bán cao su phục hồi: Giá cao su xuất khẩu 9 tháng tăng hơn 30% so với cùng kỳ. Theo báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), trong tháng 9 năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu gần 250.000 tấn cao su với tổng giá trị đạt khoảng 424 triệu USD, tăng 29,2% về khối lượng và tăng 68,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.Với việc nhu cầu cao su đang tăng cao, sản lượng ước tính không đáp ứng đủ nhu cầu, điều này là chất xúc tác giúp cho giá cao su sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Giá cao su vẫn tiếp tục tăng do (1) nguồn cung đang thiếu hụt, (2) nhu cầu gia tăng từ Trung Quốc nhờ các chính sách hỗ trợ kinh tế, và (3) diện tích trồng cao su giảm do xu hướng chuyển đổi đất.
-
Dự án: Với việc đang vận hành 16 khu công nghiệp có tổng diện tích đất hơn 6.500 ha, GVR hiện đang là một trong những nhà phát triển khu công nghiệp lớn nhất Việt Nam. Hiện, công ty đang cho khai thác 11 dự án KCN tại các công ty con và công ty liên kết, với tổng diện tích 6.566 ha. Công ty cũng đang mở rộng thêm các KCN trọng điểm mới như: Dự án Khu công nghiệp NTC3 - Bình Dương với tổng diện tích 344 ha; trong đó GVR sở hữu 20,42%. Ngoài ra, còn có các dự án đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định và đang trình phê duyệt khác. Tập đoàn cũng cho biết đã được phê duyệt chuyển đổi đất cao su sang đất khu công nghiệp với tổng diện tích là gần 23.500 ha, hiện đang triển khai gần 11.000 ha tại loạt địa phương phía Nam.
-
Mảng BĐS KCN của GVR có tiềm năng lớn trong tương lai nhờ quỹ đất trồng cao su rộng. GVR đang ưu tiên hoàn thiện thủ tục pháp lý và đầu tư phát triển KCN theo kế hoạch quy hoạch từ năm 2025 đến 2030. Tổng diện tích đất KCN dự kiến đạt 23.444 ha vào năm 2025-2030, gấp 3,57 lần so với năm 2024, chủ yếu tại Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.
-
Chúng tôi dự đoán doanh thu và lợi nhuận ròng trong năm 2025-2026 sẽ duy trì ở mức cao nhờ vào mảng bất động sản khu công nghiệp. Một số khu công nghiệp mới, như KCN NTU3, dự kiến sẽ bắt đầu tạo ra dòng tiền từ năm 2025, trong khi KCN Hiệp Thạnh sẽ đi vào hoạt động từ năm 2026.
-
Như vậy, với 2 mảng chính là sản xuất cao su và phát triển BĐS KCN, ngoài ra lợi nhuận từ thanh lý gỗ cao su, thoái vốn khỏi các công ty con, công ty liên kết trong tương lai cũng sẽ đảm bảo KQKD khả quan trong những năm tới cho GVR.
4. Định giá
Chúng tôi ước tính EPS 2024F của GVR là 820 vnd/cp; với PE mục tiêu 47,5x lần thì giá khuyến nghị dành cho GVR là 39.000 vnd/cp (+7% upside).
Quan điểm và phân tích kỹ thuật** sẽ được phân tích chuyên sâu hơn trên iu tờ be Phương Uyên Invest