Bình Tâm Bước Tiếp
-
Triển vọng lợi nhuận 2025 ở mức vừa phải trong bối cảnh nhiều biến động: VCB đặt kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận trước thuế (LNTT) năm 2025 ở mức khiêm tốn 3,5% svck, phản ánh việc không còn ghi nhận các khoản hoàn nhập dự phòng hay khoản phí trả trước từ hợp đồng bancassurance như trong năm 2024 cũng như rủi ro tiềm ẩn nếu tình hình căng thẳng thương mại leo thang.
-
NIM cải thiện, chất lượng tài sản duy trì ổn định: Ban lãnh đạo kỳ vọng NIM sẽ phục hồi về khoảng 3% vào cuối năm (so với mức 2,64% trong Q1/2025), thông qua những nỗ lực cơ cấu danh mục tín dụng dịch chuyển sang các khoản vay trung dài hạn có lợi suất cao hơn. Cho vay bán lẻ kỳ vọng cũng sẽ có sự khởi sắc sau khoảng thời gian khó khăn trong 2 năm vừa qua. Chất lượng tài sản sẽ được kiểm soát với tỷ lệ nợ xấu dưới 1,5% và chi phí tín dụng dự kiến dao động trong khoảng 0,2–0,3% tổng dư nợ.
Yếu tố tác động tích cực
-
Trong trường hợp thị trường chứng khoán Việt Nam được nâng hạng, VCB có khả năng được đưa vào rổ chỉ số MSCI hoặc FTSE Russell Emerging Markets, từ đó có thể thúc đẩy lực cầu từ nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu VCB.
-
Việc hoàn tất phát hành riêng lẻ sớm hơn dự kiến có thể tăng cường vốn và củng cố nền tảng tài chính của ngân hàng.
Rủi ro:
(1) Kế hoạch phát hành riêng lẻ diễn ra chậm hơn dự kiến có thể ảnh hưởng kém tích cực đến tâm lý nhà đầu tư.
(2) Việc Mỹ áp mức thuế đối ứng cao hơn dự kiến có thể tác động bất lợi hơn tới VCB so với các ngân hàng tư nhân khác, do ngân hàng có tỷ trọng khách hàng FDI cao hơn.
- Mở Tài Khoản Chứng Khoán VPBankS, ID: 117494 - Nhận ngay ưu đãi lãi Margin 7.9%/năm
Những điểm chính từ cuộc họp công bố KQKD Q1/2025
- KQKD Q1/2025 của VCB nhìn chung phù hợp với kỳ vọng, mặc dù tăng trưởng tương đối khiêm tốn. LNTT đạt 10,9 nghìn tỷ đồng (+1,3% svck), NIM thu hẹp ít hơn so với các ngân hàng cùng hệ thống (-15 điểm cơ bản QoQ so với mức -29 điểm cơ bản của ngành, Biểu đồ 6) và chất lượng tài sản cho thấy sự ổn định đáng kể (Biểu đồ 2), với tỷ lệ hình thành nợ xấu mới thấp hơn so với các ngân hàng khác (0,42% so với 2,46%). Thu nhập từ phí duy trì đà tăng ổn định nếu loại trừ khoản phí bancassurance ghi nhận trong Q1/2024. Tâm điểm của cuộc họp tập trung vào các tác động tiềm ẩn từ thuế đối ứng của Mỹ.
1. Ảnh hưởng từ thuế đối ứng: Theo dõi rủi ro, chuẩn bị kịch bản
-
Ban lãnh đạo đang đánh giá 4 kịch bản thuế đối ứng khác nhau (dao động từ 10% đến 25%). Mặc dù vẫn còn quá sớm để đánh giá và lượng hóa tác động cụ thể, VCB cho rằng ảnh hưởng từ tình hình căng thăng thương mại leo thang có thể bao gồm biên lợi nhuận bị thu hẹp cũng như dòng tiền yếu hơn có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ – đặc biệt với những ngành có xuất khẩu nhiều sang Mỹ.
-
Tại VCB, tỷ lệ cho vay đối với doanh nghiệp FDI chiếm khoảng 10% tổng dư nợ. Tuy nhiên tỷ trọng liên quan trực tiếp với các ngành xuất khẩu sang Mỹ ở mức thấp hơn đáng kể. Quan trọng hơn hết, tệp khách hàng của VCB có chất lượng tốt, và ngân hàng đã chủ động chuẩn bị các biện pháp ứng phó, bao gồm hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Một số khách hàng đã chủ động đàm phán trực tiếp với đối tác nhập khẩu Mỹ, và nhiều trường hợp đã đạt được thỏa thuận chia sẻ chi phí thuế đối ứng. Mặc dù biên lợi nhuận có thể bị ảnh hưởng, ban lãnh đạo đánh giá khả năng các khách hàng này bị chuyển nhóm xuống nợ xấu là thấp trong giai đoạn hiện tại.
2. Triển vọng lãi suất và tỷ giá
- VCB dự báo mặt bằng lãi suất sẽ duy trì ổn định trong năm 2025 so với cuối năm 2024. Mặc dù chu kỳ nới lỏng tiền tệ toàn cầu có thể giúp giảm áp lực bên ngoài, đồng VND được dự báo sẽ chịu áp lực trong năm 2025, chủ yếu do nhu cầu USD gia tăng phục vụ nhập khẩu LNG và hàng hóa thương mại.
3. Kế hoạch năm 2025: Tập trung cải thiện NIM
Mặc dù vẫn còn nhiều thách thức, VCB vẫn kiên định với mục tiêu tăng trưởng cho năm 2025:
-
VCB đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt 16,28%, nếu tính cả phần dư nợ chuyển sang VCB Neo. Nếu loại trừ phần chuyển giao, ước tính tăng trưởng dư nợ ghi nhận trên bảng cân đối kế toán có thể vào khoảng 12,8%–13,0%. Tăng trưởng tín dụng sẽ được phân bổ cân bằng giữa khối bán lẻ và doanh nghiệp. Ở khối doanh nghiệp, ngân hàng sẽ tập trung vào các doanh nghiệp lớn trong các lĩnh vực như sản xuất, các ngành ưu tiên và dự án hạ tầng (bao gồm cả sân bay và cảng biển). Ngoài ra, ngân hàng cũng định hướng chuyển dịch dần tín dụng ở các lĩnh vực dễ gặp rủi ro, và chuyển sang các ngành ổn định hơn.
-
LNTT dự kiến tăng 3,5% svck.
-
Tỷ lệ nợ xấu dự kiến được kiểm soát dưới 1,5% tổng dư nợ, thu hồi nợ dự kiến đạt khoảng 2–3 nghìn tỷ đồng, chi phí tín dụng trong khoảng 0,2 – 0,3% tổng dư nợ.
-
NIM dự kiến cải thiện về khoảng 3% trước cuối năm. Trong Q1/2025, NIM đạt 2,64% (-15bps QoQ), chủ yếu do chi phí vốn tăng 20 điểm cơ bản, phần lớn đến từ dòng tiền CASA rút ra từ khối doanh nghiệp lớn trong quá trình hoạt động và triển khai dự án. Nhìn về mặt tích cực, CASA bán lẻ ghi nhận kết quả khả quan, giúp tổng CASA tăng 14% svck (Biểu đồ 4–5). Ban lãnh đạo kỳ vọng NIM sẽ dần hồi phục trong ngắn hạn, nhờ dịch chuyển chiến lược sang cho vay trung dài hạn.
-
Đối với VCB Neo, VCB đã chuyển giao một số khoản vay có chất lượng tốt để hỗ trợ hoạt động kinh doanh và ra mắt hệ thống core banking mới của công ty VCB Neo. Ban lãnh đạo kỳ vọng VCB Neo có thể đạt điểm hòa vốn và bắt đầu có lãi trong giai đoạn 2025–2026.
4. Cập nhật kế hoạch tăng vốn
-
Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) ổn định ở mức 12,5% (so với 12,3% vào cuối 2024).
-
Phát hành riêng lẻ (tương đương 6,5% vốn điều lệ trước thực hiện) sẽ được khởi động lại sau khi tạm hoãn trước đó. Thời gian hoàn tất dự kiến vào cuối năm 2025 hoặc đầu năm 2026.
Liệu rằng VCB có bùng nổ trong nửa cuối năm 2025?
- Mở Tài Khoản Chứng Khoán VPBankS, ID: 117494 - Nhận ngay ưu đãi lãi Margin 7.9%/năm