Vị thế và năng lực của “ông lớn” ngành xây dựng
Với ượng hợp đồng trúng thầu (Backlogs) đến cuối năm 2024 dự kiến cao kỷ lục, lên tới 28.000 tỷ, tập trung các dự án đầu tư công. Các dự án trọng điểm được Thủ tướng Chính phủ thúc đẩy đều có sự góp mặt của VCG. Bên cạnh đó, năng lực thi công được chứng minh qua viêc VCG là đơn vị đầu tiên hoàn thành cất nóc nhà ga (khu chính) trong nhóm nhà thầu liên doanh VIETUR; các phân khu khác (thuộc sân bay Long Thành) đều dẫn đầu tiến độ. Các dự án vượt tiến độ khác như: nhà máy thủy điện IALY sớm 3 tháng, tuyến Vân Phong - Nha Trang dự kiến sớm 10 tháng,…
Hưởng lợi từ đầu tư công
VCG đang tham gia vào nhiều đại dự án đầu tư công như sân bay quốc tế Long Thành, đường vành đai 3 (TPHCM), vành đai 4 (Hà Nội), nhiều tuyến trong trục cao tốc Bắc - Nam (Vân Phong - Nha Trang, Bãi Vọt - Hàm Nghi),… Khối lượng công viêc được đảm bảo xuyên suốt trong giai đoạn 2024- 2026 nhờ dòng vốn NSNN đẩy mạnh. Lũy kế 7T/2024, Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Xây dựng triển khai đúng tiến độ Chính phủ bàn giao, lần lượt đạt 54.275 tỷ và 309 tỷ; tiến độ sẽ được đẩy mạnh trong H2/2024.
Đòn bẩy tài chính thu hẹp
Khoản nợ tài chính của VCG đạt 8.920 tỷ (-33% YoY); tỷ lệ nợ vay/VCSH đạt 0,8 lần. Trong bối cảnh khối lượng công việc (hay doanh thu) tăng trưởng mạnh kể từ năm 2023, các khoản nợ vay thu hẹp cho thấy năng lực quản lý tài chính của VCG rất cao. Được biết trong Q2/2024, doanh nghiệp đã thu xếp mua lại hết khoản nợ trái phiếu dài hạn (1.600 tỷ đồng).