VCG update

Vinaconex đang sở hữu những tài sản nào?

Tại thời điểm 30/9/2021, tổng tài sản của Vinaconex đạt 30.840 tỷ đồng, tăng tới 57% so với đầu năm. Dù vậy, khối tài sản mà Vinaconex tích lũy được sau nhiều năm hoạt động trên thị trường được giới phân tích đánh giá có thể cao hơn nhiều so với giá trị sổ sách.

Phân tích sâu hoạt động doanh nghiệp có thể thấy, tài sản của Vinaconex rất giá trị và có tiềm năng sinh lời cao. Chẳng hạn, Vinaconex có vốn đầu tư chi phối vào các lĩnh vực như thủy điện (nhà máy thủy điện Ngòi Phát với công ty Nedi2 – tổng công suất 84 MW và thủy điện Đăk Ba – Quảng Ngãi – công suất 30 MW).

Lĩnh vực giáo dục vốn là con gà đẻ trứng vàng của nhiều tập đoàn cũng là thế mạnh của Vinaconex với hệ thống giáo dục Lý Thái Tổ gồm 4.000 học sinh, với 2 trường mầm non, 1 trường tiểu học và 1 trường THCS & THPT do Vinaconex sở hữu 100%, trên diện tích 2.4 hecta đất tại khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, Hà Nội). Đặc biệt, Vinaconex còn có thế mạnh trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp nước sạch với Công ty Cổ phần Viwaco và Dung Quất) có tổng sản lượng bán lẻ 200.000 m3/ngày đêm…

Xét về bất động sản, Vinaconex hiện là một trong những doanh nghiệp có tiềm lực lớn nhất hiện nay khi sở hữu hàng loạt dự án đang khai thác cho thuê như tòa nhà văn phòng hạng A 34 Láng Hạ, 47 Điện Biên Phủ TP. HCM, Vinata Tower, tòa nhà Vinaconex Chợ Mơ, N05, các khu bất động sản tại Trung Hòa Nhân Chính, các bất động sản có giá trị tại TP. HCM… Các công ty con của VCG cũng sở hữu nhiều bất động sản có giá trị tại các tỉnh thành trên khắp cả nước.

Với tầm nhìn dài hạn cùng định hướng phát triển dự án lớn, Vinaconex đã tích lũy được quỹ đất lên tới 2.000 ha tại nhiều địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên…

Trong đó có dự án khu đô thị du lịch Cát Bà - Amatina quy mô 172 ha tại đảo ngọc Cát Bà (Hải Phòng) có tổng mức đầu tư gần 6 tỷ USD; tổ hợp văn phòng cho thuê và căn hộ cao cấp Green Diamond tại Láng Hạ (Hà Nội), khu đô thị đại lộ Hoà Bình kéo dài, khu dân cư đô thị tại Km3 - Km4 ở Móng Cái (Quảng Ninh), khu đô thị Kim Văn Kim Lũ, khu du lịch Phú Yên – Quảng Nam… Trong chiến lược và kế hoạch đang triển khai, Vinaconex dự kiến nâng quỹ đất lên 5.000 ha vào năm 2025.

Điều đáng nói là Vinconex hiện là một trong những nhà thầu tốp đầu Việt Nam, sở hữu năng lực xây lắp vượt trội. Không những vậy, Tổng công ty còn được đánh giá cao ở năng lực phát triển dự án bất động sản qua những dự án thực tế, có quy mô lớn tại Hà Nội.

Trong đó, có thể kể đến dự án khu đô thị mới Trung Hòa Nhân Chính có tổng diện tích đất trên 30 ha, tổng mức đầu tư 273.624 tỷ đồng và là khu dân cư được quy hoạch đồng bộ, chất lượng cao cho khoảng 15.000 người sinh sống. Khu chung cư cao cấp N05 (Trung Hòa Nhân Chính) hay dự án khu đô thị mới Bắc An Khánh có diện tích lên tới 264,13 ha tại huyện Hoài Đức cũng là những dự án nổi bật tại Hà Nội.

Với thương hiệu và uy tín đã được khẳng định ở các dự án lớn, năng lực và kinh nghiệm triển khai các dự án bất động sản của Vinaconex được tin tưởng sẽ đem đến chất lượng sống mới cho các khu vực mà dự án có mặt, đồng thời tạo ra hiệu quả cao cho các dự án mà Tổng công ty đầu tư.

Lãnh đạo Bộ GTVT, tỉnh Quảng Ninh và Vinaconex bấm nút khởi công Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh.

Là một trong những doanh nghiệp được hưởng lợi từ chính sách đầu tư công?

Bên cạnh mảng đầu tư với những dự án nổi bật và nhiều tiềm năng như trên, năng lực nhà thầu xây lắp hàng đầu Việt Nam trong cả 3 mảng lớn gồm giao thông, công nghiệp và dân dụng, đem đến nguồn việc dồi dào cho Vinaconex khi Chính phủ chủ trương dành nguồn lực lớn cho đầu tư hạ tầng như đường giao thông, cầu cảng, sân bay…

Cho đến nay, giá trị các hợp đồng xây lắp mà Tổng công ty ký được lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng. Trong đó có nhiều dự án đầu tư công trọng điểm quốc gia như các gói thầu lớn của dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020: Phan Thiết - Dầu Giây; Phan Thiết Vĩnh Hảo; Mai Sơn - QL 45; Nghi Sơn - QL 45; dự án đầu tư xây dựng Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 – Hà Nội, một số gói thầu của các dự án xây dựng sân bay Long Thành, Phú Bài, Đà Nẵng…

Theo Vinaconex, doanh thu từ lĩnh vực xây lắp dự kiến tăng trưởng khoảng 20%/năm, từ 2021 trở đi. Ngoài đội ngũ kỹ sư tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, việc tập trung đầu tư cho công nghệ và hệ thống quản trị hiện đại, đã giúp Vinaconex cải thiện biên lợi nhuận gộp trong lĩnh vực xây lắp đạt 9%, cao hơn 30% so với trung bình ngành.

Với định hướng tái thiết lại nền kinh tế sau đại dịch, Chính phủ đã công bố một số gói kích cầu cho lĩnh vực đầu tư công, xây dựng, bất động sản và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới liên quan đến việc triển khai thực hiện các dự án trong lĩnh vực này. Nhờ vậy, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, BĐS được hưởng lợi và được nhận định có nhiều tiềm năng sinh lời từ các dự án đã, đang và sẽ triển khai trong thời gian tới.

Ngoài khối tài sản khổng lồ đã tích lũy được qua hàng chục năm hoạt động, Vinaconex gần đây còn được đánh giá cao ở việc tái cấu trúc mạnh mẽ theo chiến lược đã đề ra. Cụ thể, Vinaconex đã và đang thu gọn lại danh mục đầu tư với chiến lược không dàn trải, bán hoặc thoái các doanh nghiệp yếu kém, tập trung tài chính cho 3 trụ cột mũi nhọn là mảng xây dựng, BĐS và đầu tư tài chính.

Tới đây, Vinaconex sẽ tiếp tục tiến hành tái cấu trúc phần vốn tại nhà máy xi măng Cẩm Phả, EVN quốc tế, một số dự án BOT để tạo nguồn lực, thực hiện M&A các dự án bất động sản đã cơ bản hoàn thiện thủ tục pháp lý để vừa triển khai thực hiện trong năm, vừa tạo quỹ đất dự trữ cho các năm tiếp theo, từng bước nâng cao tỷ trọng giá trị đầu tư trong cơ cấu doanh thu và lợi nhuận của Vinaconex.

Dự kiến quy mô đầu tư vốn của Vinaconex vào các dự án trong thời gian tới sẽ lên đến hàng nghìn tỷ đồng, nhất là các dự án hạ tầng có nhiều tiềm năng. Đơn cử như dự án cảng biển quốc tế Vạn Ninh tại Quảng Ninh mà tổng công ty góp 40% vốn và là tổng thầu xây lắp của dự án, mới được khởi công cuối tháng 10 vừa qua.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 15/11, cổ phiếu VCG đạt 45.800 đồng/cổ phần. Có thể thấy, nếu so với tổng tài sản và tiềm năng thực của doanh nghiệp, cũng như so sánh với các doanh nghiệp trong ngành, thị giá cổ phiếu VCG đang ở mức hấp dẫn để đầu tư, xét cả ngắn và trung hạn.

1 Likes

MASVN: Khuyến nghị mua dành cho VCG Công ty Chứng khoán Mirae Asset (MASVN) cho biết, Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (HoSE: VCG) là tập đoàn đa ngành với 23 công ty con, 22 công ty liên kết tại nhiều lĩnh vực, bao gồm đầu tư kinh doanh bất động sản, xây lắp công trình, tư vấn - thiết kế, sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu. Trong năm 2021, kể từ quý II, VCG tăng nhanh nợ vay khi lượng nợ vay trái phiếu ở mức 5.340 tỷ đồng với lãi suất dao động từ 8,5% - 10,5%/năm (có thế chấp tài sản để tài trợ cho các dự án lớn đang triển khai). Kết quả kinh doanh cũng khá ảm đạm, với doanh thu 9 tháng đạt 3.610 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế thuộc cổ đông công ty mẹ đạt 272 tỷ đồng, lần lượt giảm 6,5% và 81% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, mảng xây dựng doanh thu tương đương cùng kỳ; doanh thu sản xuất công nghiệp tăng 10% cùng kỳ; ngược chiều, mảng kinh doanh bất động sản cùng cho thuê dịch vụ khác lần lượt giảm 19,3% và 28% do ảnh hưởng mùa dịch. VCG đang sở hữu quỹ đất gần 2.000 ha và mục tiêu gia tăng quỹ đất lên 5.000 ha vào năm 2025. Doanh nghiệp đã và đang thực hiện một số dự án tiêu biểu, chẳng hạn như một số gói thầu xây dựng mới Quốc lộ 45 – Nghi Sơn; gói thầu XL-03 và XL-05; cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu, thuộc dự án cao tốc Bắc – Nam phía đông; cầu Vĩnh Tuy giai đoạn II; nhà ga hàng khách T2 – cảng hàng không quốc tế Phú Bài. VCG còn là chủ đầu tư dự án khu đô thị du lịch Cái Giá, Cát Bà - Cát Bà Amatina, Hải Phòng có quy mô 172ha, tổng mức đầu tư 600 triệu USD. Trong năm nay, 2.200 tỷ đồng trái phiếu đã được VCG huy động để hỗ trợ riêng dự án này. Đây cũng là một trong những dự án quan trọng của VCG trong những năm tới. Ngoài ra là dự án khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ (Hà Nội) với quy mô 11.727m2, 30 tầng nổi và 3 tầng hầm; tổ hợp văn phòng cho thuê và căn hộ cao cấp Green Diamond tại Láng Hạ (Hà Nội) đã đem về doanh thu cho VCG từ năm 2021. Năm 2021, MASVN dự báo doanh thu thuần và lãi ròng thuộc cổ đông công ty mẹ đạt 5.620 tỷ đồng và 338 tỷ đồng, tăng 1,2% và giảm 79% so với năm 2020. Năm 2022, dự phóng doanh thu và lãi ròng thuộc cổ đông công ty mẹ lần lượt đạt 10.121 tỷ đồng và 723 tỷ đồng, tăng 80% và 114% cùng kỳ. MASVN giả định, năm 2022, mảng xây lắp đạt 5.990 tỷ đồng doanh thu, tăng 85,4% nhờ sự tăng tốc tại nhiều dự án đầu tư công; mảng bất động sản đạt 1.750 tỷ đồng, có đóng góp lớn từ dự án Green Diamond; chi phí lãi vay lên đến 958 tỷ đồng, tăng 119% cùng kỳ chủ yếu từ lãi vay nguồn trái phiếu mới phát hành năm 2021. Trong dài hạn, động lực tăng trưởng của VCG tới từ quỹ đất lớn tại nhiều vị trí thuận lợi; chính sách tăng tốc đầu tư công của Chính phủ trong những năm tới; tiềm lực mạnh cho chiến lược dài hạn. MASVN đang khuyến nghị mua dành cho VCG với giá mục tiêu 57.500 đồng/cổ phiếu, tương ứng kỳ vọng tăng 24% so với thị giá hiện nay.

1 Likes

khuyến nghị dành cho cổ phiếu VCG CTCK KIS Việt Nam (KIS) Cổ phiếu VCG của Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam đang được giao dịch ở mức 40.5x PE trượt 12 tháng và 3.3x PB, cao hơn mức trung bình của các công ty cùng ngành lần lượt là 33.8x và 2.1x. Ngoài ra, VCG có ROE trượt 12 tháng ở mức 6,83%, thấp hơn so với mức của ngành 8.38%. Điều này cho thấy giá cổ phiếu hiện tại không hề rẻ. Điều này có thể được giải thích là do kết quả kinh doanh kém hiệu quả trong 3 quý đầu năm 2021 (3 quý đầu năm 2021 NPAT-MI 54,9 tỷ đồng, giảm 94% so với cùng kỳ). Tuy vậy, PE trượt 12 tháng đã tăng đáng kể từ tháng 11 khi chính phủ đưa ra các kế hoạch chi tiêu. Chúng tôi cho rằng mức giá hiện tại vẫn chưa thể hiện đầy đủ triển vọng lạc quan trong năm 2022-2023. VCG có nhiều lợi thế trong việc hưởng lợi từ việc gia tăng đầu tư công nhờ vào tiềm lực của công ty cùng với mối quan hệ chặt chẽ với Bộ xây dựng – cổ đông lớn nhất trước đây. Công ty đang tham gia vào nhiều dự án hạ tầng như cao tốc Nghi Sơn – Diễn Châu, Vĩnh Hảo – Phan Thiết. Chúng tôi kỳ vọng rằng, VCG sẽ tiếp tục có được lợi thế trong cuộc đua hưởng lợi từ chi tiêu công trong những năm sắp tới. Ngoài ra, với quỹ đất hơn 2.000 ha và một số dự án bất động sản đang được phát triển VCG đảm bảo được nguồn thu trong 5 năm tiếp theo. Kết quả kinh doanh năm 2022, VCG dự kiến đạt 10.121 tỷ đồng doanh thu (tăng 80,1% so với năm trước) và 723 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (tăng 113%). Dự báo tăng trưởng được dựa trên kỳ vọng về gia tăng chi tiêu cơ sở hạ tầng và doanh thu từ mảng phát triển bất động sản, ví dụ như dự án Green Diamond.

Khuyến nghị mua dành cho VCG Công ty Chứng khoán Mirae Asset (MASVN) cho biết, Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (HoSE: VCG) là tập đoàn đa ngành với 23 công ty con, 22 công ty liên kết tại nhiều lĩnh vực, bao gồm đầu tư kinh doanh bất động sản, xây lắp công trình, tư vấn - thiết kế, sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu. Trong năm 2021, kể từ quý II, VCG tăng nhanh nợ vay khi lượng nợ vay trái phiếu ở mức 5.340 tỷ đồng với lãi suất dao động từ 8,5% - 10,5%/năm (có thế chấp tài sản để tài trợ cho các dự án lớn đang triển khai). Kết quả kinh doanh cũng khá ảm đạm, với doanh thu 9 tháng đạt 3.610 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế thuộc cổ đông công ty mẹ đạt 272 tỷ đồng, lần lượt giảm 6,5% và 81% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, mảng xây dựng doanh thu tương đương cùng kỳ; doanh thu sản xuất công nghiệp tăng 10% cùng kỳ; ngược chiều, mảng kinh doanh bất động sản cùng cho thuê dịch vụ khác lần lượt giảm 19,3% và 28% do ảnh hưởng mùa dịch. VCG đang sở hữu quỹ đất gần 2.000 ha và mục tiêu gia tăng quỹ đất lên 5.000 ha vào năm 2025. Doanh nghiệp đã và đang thực hiện một số dự án tiêu biểu, chẳng hạn như một số gói thầu xây dựng mới Quốc lộ 45 – Nghi Sơn; gói thầu XL-03 và XL-05; cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu, thuộc dự án cao tốc Bắc – Nam phía đông; cầu Vĩnh Tuy giai đoạn II; nhà ga hàng khách T2 – cảng hàng không quốc tế Phú Bài. VCG còn là chủ đầu tư dự án khu đô thị du lịch Cái Giá, Cát Bà - Cát Bà Amatina, Hải Phòng có quy mô 172ha, tổng mức đầu tư 600 triệu USD. Trong năm nay, 2.200 tỷ đồng trái phiếu đã được VCG huy động để hỗ trợ riêng dự án này. Đây cũng là một trong những dự án quan trọng của VCG trong những năm tới. Ngoài ra là dự án khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ (Hà Nội) với quy mô 11.727m2, 30 tầng nổi và 3 tầng hầm; tổ hợp văn phòng cho thuê và căn hộ cao cấp Green Diamond tại Láng Hạ (Hà Nội) đã đem về doanh thu cho VCG từ năm 2021. Năm 2021, MASVN dự báo doanh thu thuần và lãi ròng thuộc cổ đông công ty mẹ đạt 5.620 tỷ đồng và 338 tỷ đồng, tăng 1,2% và giảm 79% so với năm 2020. Năm 2022, dự phóng doanh thu và lãi ròng thuộc cổ đông công ty mẹ lần lượt đạt 10.121 tỷ đồng và 723 tỷ đồng, tăng 80% và 114% cùng kỳ. MASVN giả định, năm 2022, mảng xây lắp đạt 5.990 tỷ đồng doanh thu, tăng 85,4% nhờ sự tăng tốc tại nhiều dự án đầu tư công; mảng bất động sản đạt 1.750 tỷ đồng, có đóng góp lớn từ dự án Green Diamond; chi phí lãi vay lên đến 958 tỷ đồng, tăng 119% cùng kỳ chủ yếu từ lãi vay nguồn trái phiếu mới phát hành năm 2021. Trong dài hạn, động lực tăng trưởng của VCG tới từ quỹ đất lớn tại nhiều vị trí thuận lợi; chính sách tăng tốc đầu tư công của Chính phủ trong những năm tới; tiềm lực mạnh cho chiến lược dài hạn. MASVN đang khuyến nghị mua dành cho VCG với giá mục tiêu 57.500 đồng/cổ phiếu,

1 Likes

múc

Theo Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN), Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (VCG) là tập đoàn đa ngành với 22 công ty con tại nhiều lĩnh vực là đầu tư kinh doanh bất động sản, xây lắp công trình, tư vấn, thiết kế; sản xuất công nghiệp và xuất nhập khẩu. Trong đó, mảng xây dựng là trụ cột, thường đóng góp hơn 60% doanh thu hàng năm. Năm 2022, doanh thu thuần và lãi ròng thuộc cổ đông công ty mẹ lần lượt đạt 8.629 tỷ và 886 tỷ đồng, tăng 50,1% và 124,8%. Trong đó, mảng xây dựng tăng 70%, đạt 5.992 tỷ đồng doanh thu; doanh thu mảng bất động đạt 609 tỷ đồng, tăng 1142%. Biên lợi nhuận gộp giảm từ 14,4% xuống còn 13,1%. VCG sẽ có lợi thế lớn khi nhận thầu các dự án xây dựng đầu tư công lớn với kinh nghiệm hơn 35 năm nhờ khả năng thi công tốt, và chủ động nguyên liệu đầu vào (xi măng, bê tông) với hệ thống các công ty con. Chính phủ đang thúc đẩy mạnh đầu tư công với một số dự án đáng chú ý: 12 dự án thành phần đường cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 qua 15 tỉnh đã chính thức khởi công với tổng mức đầu tư lên đến 147.000 tỷ đồng; dự án thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách sân bay Long Thành giai đoạn 1 với giá trị thầu hơn 35.000 tỷ đồng. Với lợi thế đang có quỹ đất gần 2.000ha, và mục tiêu gia tăng quỹ đất lên 5.000ha vào năm 2025, MASVN cho biết đây là tiền đề giúp VCG tiếp tục phát triển mảng bất động sản và khu công nghiệp trong tương lai. Năm 2023, dự phóng doanh thu và lãi ròng thuộc cổ đông công ty mẹ lần lượt đạt 11.929 tỷ và 985 tỷ đồng, tăng 38% và 31% cùng kỳ; mảng xây lắp đạt 8.976 tỷ đồng doanh thu, tăng 49,8% nhờ sự tăng tốc tại nhiều dự án đầu tư công. Doanh thu tài chính đạt 493 tỷ đồng do không còn đột biến 663 tỷ đồng cùng kỳ do đánh giá lại khoản đầu tư Vinaconex – ITC. Biên lợi nhuận gộp cải thiện lên mức 16,5%. MASVN đánh giá tích cực dành cho VCG nhờ quỹ đất lớn tại nhiều vị trí thuận lợi tạo nền tảng phát triển dài hạn và chính sách tăng tốc đầu tư công của Chính phủ trong những năm tới; tiềm lực mạnh cho chiến lược dài hạn. Theo MASVN, sau giai đoạn tăng mạnh, VCG đang có dấu hiệu tích lũy khi áp lực chốt lời khá mạnh xuất hiện ở vùng giá 22.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, xu hướng tăng trong trung hạn vẫn đang được duy trì.

Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, mã VCG – sàn HOSE) là một trong những doanh nghiệp lâu đời và có quy mô lớn trong lĩnh vực xây lắp, cung cấp vật liệu xây dựng và vận hành hạ tầng điện, nước. Sau khi hoàn tất thoái vốn nhà nước, VCG tập trung đẩy mạnh hai lĩnh vực trọng điểm: xây dựng hạ tầng giao thông và phát triển bất động sản. 3 tháng đầu năm 2023, VCG ghi nhận doanh thu đạt 1.965 tỷ đồng (tăng 47,4% so với cùng kỳ năm ngoái), chủ yếu được thúc đẩy bởi doanh thu mảng xây dựng khi nhiều dự án hạ tầng được triển khai. Lợi nhuận sau thuế đạt 19 tỷ đồng, giảm mạnh so với cùng kỳ (đạt 780 tỷ đồng) do trong quý I/2022 doanh nghiệp đã ghi nhận nguồn lợi nhuận tài chính lớn từ đánh giá lại khoản đầu tư vào VCR. Luận điểm đầu tư: Thúc đẩy mạnh mẽ trở lại lĩnh vực xây dựng sau khi hoàn thành thoái vốn nhà nước: Mức độ hiện diện và thương hiệu của VCG tại các dự án hạ tầng đã được cải thiện đáng kể trong vài năm gần đây với việc trúng thầu nhiều dự án quy mô lớn, thậm chí các dự án có yêu cầu cao về kỹ thuật và tiến độ thi công. Hoạt động xây lắp kỳ vọng ghi nhận kết quả tích cực trong giai đoạn 2023 – 2024 khi các dự án quan trọng do VCG làm tổng thầu bước vào giai đoạn thi công thực tế. Đồng thời, tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ được cải thiện nhờ dòng tiền tạm ứng cho các dự án. Sở hữu lợi thế cạnh tranh lớn trong đấu thầu dự án và là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu về hiệu quả kinh tế trên từng gói thầu giao thông nhờ: (1) Tự chủ một phần nguồn VLXD, kết cấu xây dựng công trình; (2) Dòng tiền dồi dào từ các hoạt động khai thác hạ tầng điện, nước sạch và cho thuê giúp bù đắp đặc điểm thâm hụt dòng tiền tại các gói thầu xây lắp; (3) Mô hình phát triển chuỗi giá trị đầy đủ trên một tuyến hạ tầng giao thông (Cung cấp VLXD – Xây lắp – Đầu tư hạ tầng – Bất động sản). Chúng tôi khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu VCG với giá mục tiêu 26.665 đồng/CP.

1 Likes

Chưa có bctc Q2 à bác?

Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, VCG – sàn HOSE) xác định mục tiêu trở thành Tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam trong lĩnh xây dựng và đầu tư kinh doanh bất động sản. Hiện nay VCG cũng đang có vị thế top đầu ngành trong lĩnh vực xây lắp với hồ sơ năng lực thực hiện các dự án lớn, trọng điểm quốc gia, ngoài ra trong lĩnh vực Bất động sản công ty cũng đang triển khai nhiều dự án với quỹ đất tiềm năng được công ty chia sẻ lên đến 2.000 ha. Backlog mảng xây lắp đạt gần 20.000 tỷ đồng. Trong năm 2023, VCG đã liên tiếp trúng các gói thầu của nhiều dự án đầu tư công trọng điểm, đem về lượng công việc trị giá hơn 13.200 tỷ đồng, trong đó gói thầu số 5.10 xây dựng nhà ga hành khách – Sân bay Long Thành của VCG có giá trị hợp đồng là 3.924 tỷ đồng. Trong nửa đầu năm 2024, VCG tiếp tục trúng nhiều gói thầu với tổng giá trị hơn 6.000 tỷ đồng, lớn nhất là gói thầu nhà ga T2 sân bay Nội Bài có giá trị 4.600 tỷ đồng. Mảng xây lắp là động lực chính để tăng trưởng về doanh thu cho VCG tuy nhiên hoạt động này có biên lãi gộp rất thấp (mục tiêu năm 2024 là 2%), chủ yếu tạo dòng tiền cho doanh nghiệp. Mảng kinh doanh bất động sản kỳ vọng khởi sắc. Tính riêng các dự án VCG đang thực hiện, tổng diện tích đạt gần 1.000 ha, trong đó bao gồm: Bất động sản dân cư, thương mại và nghỉ dưỡng: Tổng quy mô 330 ha, trong 2 dự án được công ty đánh giá có thể mang lại lợi nhuận trong giai đoạn 2024 – 2025 là: (1) Dự án Green Diamond: Dự kiến 2024 ghi nhận doanh thu 906 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 275 tỷ đồng và (2) Cát Bà Amatina (172 ha) có thể bán buôn/ bán 1 phần dự án nếu tìm được đối tác. Với bất động sản công nghiệp: Sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư dự án KCN Đông Anh – Hà Nội vào tháng 4/2024, VCG hiện đang triển khai 3 dự án KCN bao gồm: (1) Khu CNC 2 Hòa Lạc (270 ha) đã cho thuê 58,48 ha và 2 KCN đang triển khai đầu tư là Sơn Đông (Hà Nội) và Đông Anh (300 ha). Năm 2024, VCG đặt kế hoạch thử thách với doanh thu và lợi nhuận sau thuế hợp nhất lần lượt đạt 15.000 tỷ đồng và 950 tỷ đồng, bằng 115% và 240% so với thực hiện năm 2023. Tuy nhiên chỉ sau quý đầu năm, VCG cũng đã hoàn thành gần 50% kế hoạch lợi nhuận sau thuế đề ra khi ghi nhận 463 tỷ đồng. Nguyên nhân được phía công ty chia sẻ đến từ hoạt động Bất động sản và theo chúng tôi nhiều khả năng là mảng bất động sản cho thuê như Khu công nghiệp. Như vậy với tiềm năng lớn từ mảng xây lắp cũng như kế hoạch kinh doanh mảng bất động sản, chúng tôi kỳ vọng VCG có thể hoàn thành kế hoạch năm 2024. Chúng tôi lấy mức P/E trung bình của năm 2023 của VCG là 14,8 lần là mức mục tiêu, giả định VCG hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm 2024 mức EPS sẽ đạt 1.580 đồng/CP. Theo đó mức giá mục tiêu của VCG đạt 23.300 đồng/CP. Khuyến nghị nhà đầu tư có thể cân nhắc mua VCG tại vùng giá 19.300 – 19.800 đồng/CP và cân nhắc cắt lỗ nếu giá cổ phiếu đóng cửa dưới 18.500 đồng/CP.

1 Likes