VCS triển vọng

Quý III/2022, doanh thu thuần của CTCP Vicostone (VCS – sàn HNX) đạt 1.095 tỷ đồng (giảm 41,2% so với cùng kỳ năm ngoái), lợi nhuận sau thuế đạt 201 tỷ đồng (giảm 58,6%). Tỷ suất lợi nhuận gộp quý III đạt 31,4% giảm 5,1% so với cùng kỳ năm trước. Biên lợi nhuận gộp quý III không có nhiều biến động.

Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu của VCS sụt giảm mạnh hơn so với dự phóng. Nguyên nhân chủ yếu cho sự sụt giảm mạnh về doanh thu do thị trường của VCS chủ yếu là xuất khẩu, doanh nghiệp ảnh hưởng nhiều bởi: (1) yếu tố vĩ mô về lạm phát, lãi suất và tỷ giá diễn biến không thuận lợi; (2) áp lực cạnh tranh từ các nhà sản xuất từ Việt Nam và các quốc gia khác lớn. Điều này dẫn tới giá trị xuất khẩu của VCS tới hai thị trường chính là Mỹ và Châu Âu bị sụt giảm.

Trong quý III/2022, dù sản lượng nhập khẩu đá thạch anh vào Mỹ tăng, tuy nhiên, nhập khẩu từ thị trường Việt Nam vào Mỹ có xu hướng đi ngang do áp lực cạnh tranh lớn.

Đáng chú ý, doanh thu xuất khẩu của VCS lại suy giảm đáng kể và tỷ suất lợi nhuận gộp giảm 5,1% do chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng cao.

Ngoài ra, các chi phí liên quan của VCS trong quý III cũng có chuyển biến tiêu cực, khi chi phí tài chính tăng 54,5% do lỗ chênh lệch tỷ giá 20 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 55,6% chủ yếu do chi phí nhân viên quản lý và dịch vụ mua ngoài tăng.

Kết thúc 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của VCS đạt 5.206 tỷ đồng (giảm 14,8% so với cùng kỳ năm ngoái), lợi nhuận sau thuế đạt 1.304 tỷ đồng (giảm 27,8%). Biên lợi nhuận gộp đạt 31,1% giảm 3,6% so với cùng kỳ năm trước.

Biên lợi nhuận gộp giảm so với cùng kỳ do quý II và quý III/2022, biên lợi nhuận gộp của VCS ở mức 30,7% và 31,4% thấp nhất trong các quý từ 2019 tới nay. Như vậy, sau 9 tháng, VCS mới đạt 53% kế hoạch doanh thu và 49% kế hoạch lợi nhuận đặt ra cho 2022.

Với những khó khăn của thị trường bất động sản tại Mỹ khi lạm phát ở mức cao, lãi suất liên tục tăng gây áp lực lên chi phí mua nhà, VCS gặp nhiều khó khăn trong 2022 để đạt được kế hoạch đề ra.

Dù biên lợi nhuận gộp quý III không có nhiều biến động, tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu của VCS sụt giảm mạnh hơn so với dự kiến do áp lực cạnh tranh. Chúng tôi hạ dự phóng doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2022 của VCS xuống lần lượt 5.658 tỷ đồng (giảm 20% so với năm trước) và 1.256 tỷ đồng (giảm 29%). Chúng tôi hiện đang xem xét lại giá mục tiêu VCS trong báo cáo cập nhật trong thời gian tới.

Doanh thu thuần quý I/2023 của CTCP Vicostone (VCS) đạt 1.033 tỷ đồng (giảm 35,87% so với cùng kỳ năm ngoái) và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 190 tỷ đồng (giảm 48,7%). Tình hình kinh tế toàn cầu khó khăn ảnh hưởng đến doanh thu xuất khẩu của VCS. Lạm phát gia tăng làm giảm chi tiêu của các doanh nghiệp và hộ gia đình. Bên cạnh đó, lãi suất vay ở mức cao cùng với chi phí nguyên vật liệu tăng nên lĩnh vực bất động sản và xây dựng bị ảnh hưởng. Trong tháng 5/2023, số lượng nhà được cấp phép xây dựng và khởi công mới tại Mỹ đã tăng đáng kể trở lại. Cụ thể, theo số liệu mới được công bố, lượng nhà khởi công xây dựng đạt 1.631 triệu căn, vượt kỳ vọng với mức tăng 21% so với tháng trước. Đây là tín hiệu tích cực, mở ra kỳ vọng về cải thiện tiêu thụ đối với doanh nghiệp xuất khẩu vật liệu xây dựng, đá thạch anh nhân tạo như VCS. Trong cơ cấu doanh thu, thị trường Mỹ chiếm khoảng 65% doanh thu từ các thị trường chính của công ty Giá Polyester Resin biến động bám tương đối sát với diễn biến giá dầu thô. Giá dầu thô trong quý I/2023 đã hạ nhiệt khoảng 6%, tương ứng giá Polyster Resin thế giới cũng đã giảm theo. Giá Polyester trên thế giới đã giảm khoảng 10% so với thời điểm đầu năm, đây là một yếu tố giúp cải thiện biên lợi nhuận cho VCS. Chúng tôi ước tính mỗi thay đổi 10% trong giá nhựa đầu vào, giá vốn hàng bán của VCS sẽ biến động cùng chiều 3-4%. Dựa trên định giá FCFF và P/E, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các rủi ro có thể phát sinh, chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu VCS. Giá mục tiêu là 72.600 đồng/cổ phiếu, cao hơn 22.6% so với giá tại ngày 22/06/2023.