Vẽ Tranh Tím cùng Nhà Đầu Tư F0 phần 2!

Mua tại điểm phá vỡ Break Out hay mua tại điểm kéo ngược Pull Back?
Một trong những câu hỏi kinh điển mà nhà đầu tư hay thắc mắc nhất !

Nếu thấy bài viết hay chấm (.)like để các nhà đầu tư khác có thể đọc và tham khảo và động lực Ad tiếp tục chia sẻ các kiến thức và kinh nghiệm khác, hy vọng kiến thức này hữu ích với Quý nhà đầu tư Anh.Chị !

Đầu tiên chúng ta phải hiểu rõ khái niệm điểm phá vỡ Break Out và điểm kéo ngược Pull Back là gì ?

1.Điểm phá vỡ Break out là khi một cổ phiếu tăng vượt lên và thoát khỏi nền giá hoặc vùng tích lũy đi ngang hay vượt trên đường xu hướng, đỉnh cũ. Ở đây chúng ta sẽ xét trường hợp vượt khỏi Nền giá tích lũy đã kéo dài vài tuần hoặc lâu hơn, và khi thoát khỏi đây khối lượng nên lớn hơn mức trung bình ít nhất 25% trở lên. Đặc biệt đối với các cổ phiếu bước vào sóng tăng mạnh thì điểm phá vỡ này sẽ đi kèm với thanh khoản đột biến hơn nữa. Lúc này đà tăng sẽ tiếp diễn ở những phiên tiếp theo và kèm thanh khoản liên tục được cải thiện.
2.Điểm kéo ngược Pull Back là khi một cổ phiếu đã có phiên Break out vượt lên trên nền giá kèm khối lượng đạt, tuy nhiên sau đó do dự vài phiên và có tình trạng kéo ngược thoái lui trở lại về nền giá với thanh khoản có phần thu hẹp hơn hay còn gọi là cú rũ cung hàng yếu ớt còn sót lại vì một vài lý do nào đấy. Đặc biệt ở thị trường chúng ta có đặc thù T+3 thì cú thoái lui thường xuất hiện khi lượng đu bám mua ở phiên Break giá cao và hàng về thường sẽ bị lái ép bán ở vùng giá điều chỉnh trở lại. Đó cũng là lý do nhiều NĐT gặp phải khi hàng chờ về lãi lớn, đến khi về tài khoản thì chỉ lãi nhẹ hoặc hòa vốn.

Sau khi hiểu rõ hai khái niệm trên và câu hỏi lớn đặt ra là mua tại điểm phá vỡ Break Out hay mua tại điểm kéo ngược Pull Back và áp dụng như thế nào cho thị trường T+3 như Vnindex hiện tại và các ví dụ cụ thể.

Thông thường khi chúng ta phân tích đánh giá bức Tranh TA bên trái của cổ phiếu đó có nền giá tích lũy của cổ phiếu chặt chẽ, mẫu hình giá cổ phiếu đẹp ví dụ hai đáy, cốc tay cầm hay VCP… , triển vọng nội tại doanh nghiệp và lĩnh vực ngành đó đang cho tín hiệu tích cực từ việc FA tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận thì hãy nhanh tay mua sớm lấy vị thế vì khả năng xác suất Break out thành công là khá cao, nếu có xảy ra cú Pull Back kéo ngược trở lại với thanh khoản thu hẹp thì đó cũng chỉ là cơ hội để gia tăng vị thế khi có hàng sẵn trước đó.

Chúng ta sẽ hành động cụ thể như sau:
Trường hợp 1: Để tránh bị bỏ lỡ nếu các cổ phiếu này tăng mạnh và không xuất hiện hiện tượng kéo ngược Pull Back, Hãy luôn nhớ thị trường chúng ta là T+3, kiểm tra khi lượng hàng T + về phản ứng thế nào để hành động tiếp bằng cách đọc hành động giá và volume theo VSA.
Trưởng hợp 2: Và nếu xảy ra trường hợp kéo ngược Pull Back, thì có thể gia tăng vị thế khi thấy cổ phiếu hành động bật tăng trở lại sau khi test xong nền giá một lần nữa như một quả Tennis, hay còn gọi là cú rũ bỏ cuối cùng những nhà đầu tư yếu ớt cuối cùng với khối lượng thấp

Chú ý: Ở cả hai trường hợp chúng ta đều đánh giá theo hành động giá cổ phiếu diễn biến có bật tăng trở lại từ nền giá hay không. Nếu xảy ra việc điều chỉnh thoái lui và thủng nền giá với khối lượng ngày càng tăng thì lúc này cảnh báo cho chúng thấy cổ phiếu có khả năng giảm tiếp vậy thì phải hành động cutloss và đứng ngoài.

Vậy áp dụng thực chiến vào thị trường như thế nào NC xin phép chia sẻ một vài ví dụ về việc kéo ngược Pull Back vì lý do thị trường giảm điểm trái chiều. Và những trường hợp Break out phá vỡ thành công và các cổ phiếu thể hiện được sức mạnh rất tốt khigiá và volume liên tục bùng nổ.

Sau kỳ báo cáo tài chính quý 2 vừa rồi rất nhiều cổ phiếu công bố doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng mạnh như GIL, DHA. Hành động giá các phiên Break phá vỡ với giá tăng Trần kèm khối lượng mạnh khỏi nền giá tích lũy trước đó, tuy nhiên gặp thị trường có cú sụt giảm mạnh cuối tháng 7, nên các cổ phiếu đã có cú Pull back kéo ngược về nền giá cũ, để khi chỉ cần thị trường ngừng giảm… các cổ phiếu này lập tức tăng mạnh trở lại, khi mà thị trường còn đang tìm đáy và trở thành các cổ phiếu có mức tăng giá mạnh nhất

Còn câu hỏi này sẽ đượccác phù thủy chứng khoán xem họ trả lời thế nào nhé!

Ông thích mua cổ phiếu có đà tăng trưởng tại điểm kéo ngược (pullback) hay thích mua tại điểm phá vỡ (breakout)?

Minervini: Hầu hết các giao dịch mua theo điểm kéo ngược của tôi được thực hiện khi cổ phiếu vẫn ở trong một nền giá, trước khi xảy ra điểm phá vỡ. Thỉnh thoảng tôi mua khi cổ phiếu điều chỉnh về điểm phá vỡ trước đó, nhưng hiếm khi tôi mua khi giá kéo ngược về đường trung bình di động (chẳng hạn như MA 50 ngày) sau khi xảy ra điểm phá vỡ. Thông thường tôi hy vọng đã có sẵn cổ phiều trước khi xây ra hiện tượng kéo ngược. Tôi mua khi nào có các điểm mua tốt với mức rủi ro thấp. Đó có thể là mua theo điểm phá vỡ hoặc mua tại các điểm kéo ngược. Tất cả đều được mang lại hiệu quả. Tôi cố gång phát hiện ra “bối cảnh” kỹ thuật ở từng chu kỳ và sau đó giao dịch theo xu hướng của thị trường trong bối cảnh đó. Điều quan trọng là đưa ra quyết định chất lượng cho mỗi giao dich. Đừng nhận lấy quá nhiều rùi ro, cho dù đó là giao dịch theo điểm kéo ngược hay điểm phá vo.

Ryan: Điều này thực sự phụ thuộc vào kiểu thị trường mà bạn tham gia. Nếu thị trường tăng giảm thất thường, các phiên xuất hiện điểm phá vỡ thường có xu hướng thất bại hoặc không tăng thêm đươc nhiều. Trong thị trường đó, tôi hay mua theo kiểu kéo ngược hơn. Trong một thị trường tăng mạnh, các điểm phá vờ thường có xu hướng tăng tiếp và nếu bạn chờ đợi điểm kéo ngược để mua, bạn có thể bỏ lỡ một sóng tăng lớn.

Zanger: Mua theo điểm phá vỡ là tốt nhất. Kiểu mua này dĩ nhiên sẽ cho lợi nhuận lớn hơn. Nhưng nếu tôi bỏ lỡ điểm điểm phá vỡ dầu tiên, không có lựa chọn nào khác ngoài việc mua tại các điểm kéo ngược), Điểm mua điều chỉnh ở đây là khi giá điều chỉnh về đường MA 10 ngày, hoặc thay vào đó có thể sử dụng các khung thời gian ngắn như đồ thị 5 phút hoặc đồ thị 30 phút.

Ritchie II: Tôi thích điểm mua theo điểm phá vỡ hơn vì những vị thể tốt nhất thường không điều chỉnh nhiều. Do đó, tôi chấp nhận trả thêm tiền để mua tại điểm phá vỡ. Nhưng không có nghĩa là tôi không mua tại các điểm kéo ngược. Thông thường, tôi chỉ mua theo điểm kéo ngược sau khi một cổ phiếu tạo điểm phá vỡ thành công, và sau đó điều chinh một cách có trật tự, thường là vài ngày thậm chí vài tuần sau đó.

![image|690x431]
(upload://eMQJN4FclRli6eDfjHPD15NR47Z.jpeg)

5 Likes